Chương 2: Các Nền Tảng (2)
§ Kim Hà
9. Ảnh Hưởng Còn Sót Lại:
Giáo Hội Công Giáo dạy rằng ngay cả khi con người sám hối và được Chúa tha thứ cho các tội lỗi của người ấy, nhưng ảnh hưởng của tội lỗi người ấy còn sót lại sau khi tội lỗi được tha thứ. Có thể là sự chưa được chữa lành đã xẩy ra trong kinh nghiệm của bà cụ cố mà làm cô Henrietta cảm thấy sợ hãi.
10. Một Phụ Nữ Thị Kiến Thân Nhân Bị Chết Đói:
Đây là câu chuyện của một cá nhân. Câu chuyện này làm cho người ta say mê khi thấy cách thức Chúa Giêsu có thể cởi trói cho một người để thoát khỏi hậu qủa của các thế hệ đã qua.
Tôi đã cầu nguyện cho một phụ nữ 35 tuổi ở nước Ý vào nhiều năm trước vì bà ta bị xáo trộn trong việc ăn uống. Bà ấy có khuynh hướng ăn thật nhiều rồi móc họng để ói ra những gì mà bà đã ăn. Bà thường làm như thế sau mỗi bữa ăn.
Khi cầu nguyện cho bà, tôi cầu xin Chúa tỏ lộ cho tôi biết sự chẩn bịnh, và chờ đợi để Chúa ban cho tôi ơn trí tri. Chúa Thánh Thần ban cho tôi một lời là:”Tổ tiên”. Tôi chú tâm đến lời này và xin Chúa ơn khôn ngoan. Làm cách nào để tôi hành động?
Khi chờ đợi và lắng nghe, tôi có cảm giác bị đói khát. Trong một thị kiến, tôi thấy một người bị bắt vào tù và bị bỏ đói cho đến khi chết trong tù. Với sự hiểu biết ấy, tôi xin quyền năng và quyền lực của Chúa Giêsu Ki-Tô để cắt đứt mọi liên hệ, mọi dây liên hệ tâm lý và tâm linh giữa người phụ nữ mà tôi đang cầu nguyện cho và người bị ở tù trong trong thị kiến của tôi.
Sau đó, người phụ nữ này đi vào nhà nguyện vào buổi tối, bà có một thị kiến về những người nông dân nổi loạn với chính quyền về việc thiếu thực phẩm để sống. Bà này thấy một thân nhân bị bỏ tù và chết đói trong tù.
Có lẽ bà được tiếp xúc với những gì trong vô thức “tập hợp”. Vì thế trong mọi biến cố, qua lời cầu nguyện hình dung, bà đưa người thân nhân bị tù đến với Chúa Giêsu Ki-Tô để xin ơn tha thứ. Có nhiều sự việc đã xẩy ra. Ngày hôm sau, bà trở lại và báo cáo rằng bà không còn thích ăn nhiều nữa. Theo tôi biết thì bà đã được giải thoát khỏi bịnh thèm ăn rồi.
11. Ôn Lại Tiến Trình Chữa Lành:
Một lần nữa, bằng ơn trí tri mà bịnh của bà được chẩn đoán. Ngoài ra còn có ơn khôn ngoan để biết cách sử dụng ơn trí tri. Những sự liên hệ tâm linh bị bẻ gãy, và Chúa Giêsu, Đấng Chữa Lành đã chữa trị.
II. KHÁI NIỆM VỀ LUYỆN NGỤC:
12. Lạy Chúa, Xin Mở Mắt Chúng Con:
Tôi muốn trình bày một số tư tưởng về đề tài luyện ngục mà tôi tin rằng có thể giúp chúng ta hiểu về việc chữa lành gia tộc. Chúng ta cần tự nhắc nhở rằng: “Không ai là một ốc đảo,” và chúng ta liên hệ với những người khác nhiều hơn những gì chúng ta biết. Tôi xin Thiên Chúa mở mắt chúng ta và bành trướng tầm nhìn của chúng ta.
13. Sự Giảng Dạy Căn Bản Của Giáo Hội Công Giáo:
Giáo Hội Công Giáo dạy những điều căn bản về luyện ngục (theo động từ tiếng La Tinh thì luyện ngục là thanh tẩy). Luyện ngục là một tình trạng hay một điều kiện, (không cần phải là một nơi chốn). Đó là nơi mà những người chết mà chưa yêu mến Chúa với tất cả con người họ, thì họ phải trải qua những thời kỳ ở đó để được thanh luyện. Qua sự thanh tấy ấy, họ có thể đạt đến tình trạng yêu mến Chúa hết lòng, trước khi họ được đưa đến trước sự hiện diện của Ngài.
Từ Thánh Phao Lô, các tổ phụ thời xưa, và giáo lý của Giáo Hội truyền xuống thì Giáo Hội dạy về sự hiện hữu của luyện ngục và việc ích lợi khi cầu nguyện cho những người chết. Ngay từ khởi đầu, người Ki-Tô hữu cầu nguyện cho người đã chết, đặc biệt trong các Thánh lễ. Những sách xưa nhất được dùng trong Thánh lễ đã có những lời cầu nguyện cho người chết. Một số các thánh, ngay cả thánh Têrêsa Avila và thánh Thomas Aquinas, nói về những ích lợi chữa lành cho người sống khi họ dâng lễ cầu nguyện cho người chết.
14. Lời Thánh Kinh Nói Về Luyện Ngục:
Trong Thánh Kinh Cựu Ước có nói về luyện ngục như sau:
“39 Ngày hôm sau, vào lúc phải làm, quân của ông Giu-đa đi thu các tử thi những người bị giết chết và đưa về chôn cất với những người thân trong phần mộ tổ tiên.40 Nhưng bên trong áo trận của mỗi tử thi, người ta đều tìm thấy lá bùa của tượng thần ở Giam-ni-a: đó là điều luật cấm; vì thế ai cũng thấy rõ bởi lý do nào những người ấy đã bị giết chết.41 Vậy mọi người chúc tụng Đức Chúa, vì Người là thẩm phán công minh đã phơi bày ra ánh sáng những điều bí ẩn.42 Họ bắt đầu khẩn nguyện, xin Chúa tẩy sạch tội lỗi đã phạm. Vị anh hùng Giu-đa khuyên nhủ toàn quân giữ mình sạch tội, vì họ đã nhìn thấy nhãn tiền những việc xảy ra là do tội của những người đã bị giết chết.43 Ông Giu-đa quyên được khoảng hai ngàn quan tiền, và gửi về Giê-ru-sa-lem để xin dâng lễ đền tội; ông làm cử chỉ rất tốt đẹp và cao quý này vì cho rằng người chết sẽ sống lại.44 Thực thế, nếu ông không hy vọng rằng những chiến binh đã ngã xuống sẽ sống lại, thì cầu nguyện cho người chết quả là việc dư thừa và ngu xuẩn.45 Nhưng vì ông nghĩ đến phần thưởng rất tốt đẹp dành cho những người đã an nghỉ trong tinh thần đạo đức.46 Đó là lý do khiến ông đến dâng lễ tế đền tạ cho những người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi.” (2 Macabê 12:39-46).
Có nhiều đoạn trong Thánh Kinh Tân Ước nói về luyện ngục và việc cầu nguyện cho người chết. Trong thư 2 Timothy 1:18, khi ông Timothy cầu nguyện cho người chết, ông nói:
“18 Xin Chúa ban cho anh tìm thấy nơi Chúa lòng thương xót, trong Ngày đó. Về công việc phục vụ của anh ấy ở Ê-phê-xô, thì anh đã quá rõ.” (2 Timothy 1:18)
“ 15 Còn công việc của ai bị thiêu huỷ, thì người ấy sẽ phải thiệt. Tuy nhiên, bản thân người ấy sẽ được cứu, nhưng như thể băng qua lửa.” (1Corinto 3:15)
“32 Ai nói phạm đến Con Người thì được tha; nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần sẽ chẳng được tha, cả đời này lẫn đời sau.” (Mt 12:32)
15. Học Hỏi Từ Bác Sĩ Moody:
Có rất nhiều cảm nghiệm được viết ra do lời kể của những người đã chết mà trở lại cuộc sống. Bác Sĩ Raymond A. Moody trong tác phẩm Life After Life kể lại câu chuyện của những người bị kẹt lại sau khi chết và không thể đến với ánh sáng. Các câu chuyện này mô tả là họ phải đi qua một thời kỳ được sửa đổi và làm đổi mới.
Trong tác phẩm thứ hai của Bác Sĩ Moody tên là Reflections On Life After Life, ông viết rằng:
“Có nhiều người báo cáo với tôi rằng họ nhìn thấy những linh hồn khác bị kẹt trong một tình trạng hiện hữu bất hạnh. Những người mô tả sự kiện ấy đều đồng ý là họ thấy một số linh hồn bối rối. Đó là những linh hồn dường như không thể từ bỏ sự quyến luyến với thế giới hữu hình. Có một người đàn ông mô tả rằng ông ta nhìn thấy những linh hồn không thể bước sang thế giới bên kia vì “chúa” của họ còn sống ở thế giới này. Có nghĩa là họ còn bị trói buộc với một người nào đó hay một thói quen nào đó…”
Bác sĩ Moody kể thêm rằng những linh hồn này dường như chỉ ở quanh quẩn tạm thời tại đó cho đến khi họ giải quyết được những gì làm họ bị giữ lại trong tình trạng bối rối ấy.
Có phải hình ảnh mà Bác sĩ Moody nói đến dường như giống hình ảnh luyện ngục mà chúng ta được dạy để chấp nhận bằng đức tin không? Sự hiện diện của luyện ngục và sự hữu hiệu của việc cầu nguyện cho người chết là những yếu tố quan trọng trong tiến trình chữa lành.
(Còn tiếp)
Kim Hà, 3/1/2008
|