MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Chữa Lành Gia Tộc: Chương 1: Chữa Lành Gia Tộc Là Gì?
Chủ Nhật, Ngày 23 tháng 11-2008

Chương 1: Chữa Lành Gia Tộc Là Gì?

§ Kim Hà

Phần 1: Giới Thiệu

“Tôi cầu xin Chúa Cha vinh hiển là Thiên Chúa của Đức Giêsu Ki-Tô, Chúa chúng ta, ban cho anh em thần khí khôn ngoan để mạc khải cho anh em nhận biết Người. Xin Người soi lòng mở trí cho anh em thấy rõ, đâu là niềm hy vọng anh em đã nhận được, nhờ ơn Người kêu gọi, đâu là gia nghiệp vinh quang phong phú anh em được chia sẻ cùng các thánh, đâu là quyền lực vô cùng lớn lao Người đã thi thố cho chúng ta là những tín hữu. Đó chính là sức mạnh toàn năng đầy hiệu lực. (Êphêsô 1:17-19)

Chương 1: Chữa Lành Gia Tộc Là Gì?

“4 Sự thật, chính người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta,
đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta,
còn chúng ta, chúng ta lại tưởng người bị phạt,
bị Thiên Chúa giáng hoạ, phải nhục nhã ê chề.

5 Chính người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội,
bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm;
người đã chịu sửa trị để chúng ta được bình an,
đã phải mang thương tích cho chúng ta được chữa lành.”
(Isaiah 53:4-5)

1. Cùng Chung Gốc Rễ:

Khi tôi đi du lịch trên toàn quốc Hoa Kỳ và nhiều quốc gia trên thế giới, qua mục vụ chữa lành toàn thời gian kể từ năm 1979, tôi đã nhận ra những liên hệ giống nhau mà chúng ta cùng chia sẻ. Những sự chiến đấu và đau đớn mà những người ở Úc Châu và Phương Tây phải gánh chịu không khác những người ở Jan Jose, California hay ở Boston, Massachusetts.

Khi tôi phạm tội thì toàn nhiệm thể Chúa KiTô đều biến mất. Cũng vậy, khi tôi làm điều lành, thì toàn nhiệm thể Chúa KiTô được ích lợi. Có lẽ không ai hoàn toàn hiểu rõ nhưng chúng ta cùng có chung một gốc rễ. Câu nói xưa cũ rằng ”Không ai là một ốc đảo.” Thật là đúng. Niềm đau của bạn cũng là niềm đau của tôi, và niềm vui của tôi cũng là niềm vui của bạn.

2. Trở Ngại Về Thời Giờ:

Khi làm việc trong mục vụ chữa lành, tôi thường gắn liền với tiến trình chữa lành nội tâm, thường thì tôi liên hệ với nội tâm một trẻ nhỏ ở trong thể xác một người lớn. Có khi người ấy còn mang vết thương lòng từ những đau đớn tình cảm khi còn 5 tuổi. Tâm tình ấy còn ở trong một người lớn. Nếu đem một em bé đau đớn ấy tới với Chúa Giêsu KiTô, và làm cho người ấy tha thứ thì người lớn ấy được giải thoát.

3. Một Dấu Vết Bị Xóa Nhòa:

Cuộc chữa lành nội tâm đã tiến sang sự thông hiểu về chữa lành vết thương tình cảm, khi còn là một bào thai trong bụng mẹ. Chẳng hạn như người mẹ không muốn có thai em bé, và điều ấy tác động đến bào thai và để lại một dấu ấn xấu trên sự phát triển của đứa trẻ. Ngay cả thái độ của người cha cũng để lại ảnh hưởng trên sự tạo thành tình cảm của trẻ thơ.

4. Một Gốc Rễ Chưa Được Khám Phá:

Khi tiếp tục mục vụ chữa lành, tôi bắt đầu thấy lúc ta đưa một người trở về giai đoạn họ còn là một phôi thai để chữa lành nội tâm, nhưng có khi cũng không thấy được gốc rễ gây ra vấn đề. Đôi khi sự đau đớn vẫn bị chận bên trong một cách chặt chẽ với một gốc rễ không được tìm ra.

5. Những Đặc Sắc Của Gia Đình:

Việc thừa hưởng bắt đầu thanh lọc trong mục vụ chữa lành. Chúng ta đều quen thuộc với sự giống y cha mẹ về thể xác, chẳng hạn tôi có mái tóc quăn giống mẹ tôi, hay tôi có cái mũi to của ông nội tôi. Chúng ta biết có những gia đình có khuynh hướng bị những căn bịnh đặc biệt: ung thư, tiểu đường và đau tim. Những gia đình khác có nhiều thành viên bị hư răng hay mắt kém.

6. Phải Bắt Đầu Từ Chỗ Nào Đó:

Có những sự thừa hưởng đi xa hơn mặt thể xác mà còn về vấn đề tâm lý nữa. Đã bao lần chúng ta nghe về sự giận dữ hay cứng đầu của những thành viên trong gia đình? Nhưng nếu tôi luôn giận dữ, cha tôi luôn giận dữ và ông nội luôn giận dữ, thì vấn đề bắt đầu từ chỗ nào đó. Giận dữ có gốc rễ là sự không yêu thương mà không bao giờ được chữa lành.

7. Chôn Sống:

Người ta thường tự mình tách rời chính mình ra khỏi những kinh nghiệm đau thương và đóng chặt cánh cửa với những kinh nghiệm ấy. Họ đóng chặt ký ức về tự tử, phá thai, sự điên loạn, và những cái chết đầy bạo lực trong gia đình họ. Họ cố tình dấu kín những ký ức đau buồn ấy. Đại đa số các gia đình có những bộ xương người được khóa kín trong tủ, và bởi vì họ dấu kín nên họ không được chữa lành, vì họ chôn sống ký ức buồn. Họ không được ai giúp chữa lành hay họ không được hòa giải.

8. Không Chịu Bị Chôn Dấu:

Điều gì sẽ xẩy ra cho những ký ức bị chôn sống? Thật sự, chúng không bị chôn sống. Khi ta cảm thấy mình không được yêu thì ta bị tổn thương. Khi ta biểu lộ sự không được yêu thì ta làm tổn thương người khác. Đây là sự thật, khi người ta không giải quyết được những kinh nghiệm tiêu cực thì họ sẽ tiếp tục đưa ra những biến cố ấy mãi mãi trong tương lai.

Khi một vấn đề được gợi ra một cách lành mạnh thì biến cố được yên nghỉ. Các sự đau đớn và không tha thứ lâu đời mà không được giải quyết thì sẽ xuất hiện và di truyền, sẽ ghi sâu vào tâm khảm và bùng nổ ở các thế hệ tương lai. Có những sự đau đớn mạnh mẽ mà không được giải tỏa thì sẽ ở trong dòng máu và xuất hiện lại trong các thế hệ tương lai. Trong một số trường hợp, các vết thương có thể lâu hơn tuổi của con người đang biểu lộ sự đau đớn ấy.

9. Nỗi Lo Sự Của Một Phụ Nữ:

Lấy một thí dụ là một phụ nữ tên Henrietta bị lo sợ khi nhắc đến đàn ông. Sự sợ hãi đó có thẻ là do bà cụ cố của chị có vấn đề với một người đàn ông vì ông ta làm những điều độc ác cho bà cụ. Nếu biết được điều này sẽ giúp ích cho việc chữa lành nội tâm.

(Còn tiếp)

Kim Hà, 30/12/07

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Và Lễ Tạ Ơn Tới (11/27/2008)
Truyền Thống Và Ý Nghĩa Lễ Tạ Ơn Thanksgiving (11/26/2008)
Thank You, My God! (11/26/2008)
Thông Điệp Ngày 25/11/2008 Từ Medjugorje, Nam Tư. (11/25/2008)
Fatima Và Những Lời Cảnh Báo Rùng Rợn (11/25/2008)
Tin/Bài khác
Tràng Chuỗi Mân Côi Nối Kết Hai Thương Binh Kẻ Thù (11/22/2008)
Trích Sách "cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ" # 460 (36) (11/14/2008)
Trích Sách "cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ" # 412 (35) (11/14/2008)
Trích Sách "cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ" # 411(34) (11/14/2008)
Trích Sách "cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ" # 345 (33) (11/14/2008)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768