Trung tuần
tháng 4 năm 2008, tôi tham dự
một chuyến
du lịch Trung Quốc
(TQ) 12 ngày. Trước khi lên đường, thân nhân căn dặn
rằng:
“đừng mua bất
cứ máy móc gì ở
TQ, toàn là đồ giả.
TQ có tài làm đồ giả
tinh vi lắm, y hệt
đồ thiệt”. Tôi đi chơi
với bạn
bè vui lắm, chẳng mua sắm
gì cả. Tới
ngày cuối cùng, hướng dẫn
viên du lịch đưa
chúng tôi vào một thương xá lớn
ở Bắc
Kinh để chúng tôi mua đồ
kỷ niệm
và quà cáp trước khi lên đường trở
về Mỹ.
Lúc đó, một anh bạn
nảy ra ý định vào một
tiệm bán máy móc để
hỏi giá cả,
mục đích để
so sánh với giá cả
ở Mỹ.
Một chiếc
máy quay phim hiệu SONY y hệt
máy anh đang cầm trong tay, chỉ
bán có 225 đô la Mỹ, rẻ
gần nửa
tiền. Lòng tham nổi
lên, mọi người chạy
vào mua một cái. Tôi nhớ
lời người nhà nên từ
chối không mua. Chị
bạn tôi thúc dục
và giải thích: “Giá rẻ
là tại công nhân rẻ.
Đồ sản
xuất từ
Nhật, nhưng được lắp
ráp bên TQ thì phải rẻ
hơn ở
Mỹ”. Tôi nghe vui tai, mua một
cái cho bạn bè vui long. Khi về
tới Mỹ,
nhờ thằng cháu là chuyên viên làm việc
cho hàng Sony kiểm lại
thì các bộ phận
bên trong toàn đồ giả,
trừ cái vỏ
có chữ “SONY” nổi, y như
máy thực.
Tôi cứ
ấm ức
mãi là đã được dặn
dò kỹ lưỡng mà còn bị
mắc lừa. Phải
chi máy giả, nhưng còn sử
dụng được thì cũng an ủi. Đằng này, máy thu toàn những hình mờ
ảo như
qua một lớp
sương mù, chỉ
có cách liệng vào thùng rác cho khỏi
chật tủ.
Tôi tự hỏi: “Tại
sao một thương tiệm
lớn, trong một
thương xá bán hàng cho du khách ngoại
quốc lại
bán “đồ giả
mạo”? Không biết
hãng SONY có biết là hàng hoá của
mình bị làm giả
hay không? Không biết chính quyền
TQ có biết là việc
“đổi trắng thay đen” của
bọn gian thương trong nước hay không? Nhưng chính quyền
TQ cũng thế mà thôi. Ngày Thế
Vận Hội, họ
đã bị thế
giới phanh phui rất
nhiều chuyện
giả mạo, điển
hình nhất là vụ
“giả mạo
giọng hát”, v.v…
Chuyện
gian thương TQ chưa
chấm dứt
ở đây. Trung tuần
tháng 9 năm nay thì Italy hoàn trả
về TQ 1.7 triệu
đôi giày và còn đưa ra toà vì làm giả
nhãn hiệu Italy . Giày thì bề
ngoài bóng, đẹp, nhưng da được nhúng vào một
hoá chất nguy hiểm, có thể
gây ung thư cho người mang giày. Rồi
những chiếc
dép làm loét chân người mang mà chúng ta thấy
xuất hiện
trên mạng và gần
đây nhất là vụ
sữa nhiễm
độc Melamine đã làm rung động cả
thế giới.
Trong quá khứ,
tháng 4 năm 2007, Hoa Kỳ đã hồi
lại TQ một
số lớn
thực phẩm
vì đã trộn những hoá chất
gây độc hại
cho sức khoẻ
con người. Cuối
năm 2007, Hoa Kỳ cũng hồi
trả 6 triệu
hộp thức
ăn cho súc vật (chó, mèo) có pha Melamine. Thức
ăn nhiễm độc
này đã giết chết
4 con vật 4 chân. Đồ
chơi trẻ
em cũng bị hoàn trả
lại TQ vì có chất
“chì” (plumb) gây nguy hại
cho các em khi tiếp xúc.
Như
vậy là tính cách độc
hại của
hàng TQ bao gồm hết: từ
người lớn
tới trẻ
em, từ con người tới
súc vật. Để
mau mắn xoa dịu
phản ứng của
quốc tế,
chính quyền TQ đã mở
cuộc điều
tra và đem ra xử tử
ông Bộ trưởng Lương thực, ông chủ
hàng đồ chơi, do kinh hoàng và tuyệt
vọng cũng đã tự
vẩn luôn. Tuy nhiên như
vậy đã đủ
để giải
quyết vấn
đề hay chưa?
Giết
một con dê để
tế thần
có đủ để
che đậy hết
tội ác của
một tầng lớp
cường quyền
tham ô, xảo trá, và bao che lẫn
nhau hay không? TQ đã tự
tay làm nhơ nhuốc
nhãn hiệu “Made in China”, mà giờ
đây mọi người trên thế
giới đều
kinh sợ và xa lánh. Từ
năm 2007 mặc dầu
đã được Hoa Kỳ báo động và hoàn trả
nhiều thực
phẩm và hàng hoá ô nhiễm, nhưng tới
năm 2008, sữa bột
nhiễm độc, giày da hiệu
Italie, ghế sofa….vẫn
tiếp tục
được xuất
khẩu. Như
vậy chứng tỏ
TQ coi quyền lợi
của chính họ
là ưu tiên, và quyền
lợi của
người tiêu thụ
chỉ là thứ
yếu.
Theo sự
lo ngại của
Giáo sư Nguyễn
Phúc Liên, Giáo sư Kinh tế
tại trường Đại
học Thụy
Sĩ thì các hàng hoá bị
trả về
TQ, sẽ không bị
tiêu hủy, mà sẽ
được thay đổi
bao bì và nhãn hiệu, ngay cả
thời hạn
dùng (expiration date) để
đưa lậu
vào Việt Nam qua ngã biên giới
miền Bắc
với giá rẻ.
Tiếp
theo là một hệ
thống tham ô khác của
XHCN Việt Nam sẽ
tiếp tay với
bọn gian thương để
phân tán mỏng những hàng hoá này vào thị
trường Việt
Nam… và cuối cùng, người lãnh đủ
là người tiêu thụ,
tức là dân Việt
Nam.
Nền
kinh tế TQ hiện
đang trên đà tuột dốc, hàng hoá TQ đang bị
xa lánh. Chúng ta nên suy nghĩ trước khi chọn
thương hiệu
“Made in China”. Chúng ta đừng để
gian thương lợi
dụng, lừa
đảo chúng ta để
làm giàu một cách bất
chánh. Chúng ta cần cho TQ một
bài học để
đời để
chính quyền TQ biết
tôn trọng giá trị
và quyền lợi
của người tiêu thụ.
Đan Tâm
|