MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: đề mục chính :: các bài mới
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Suy Niệm Cầu Nguyện
Thứ Tư, Ngày 22 tháng 10-2008

Suy Niệm Cầu Nguyện

Cầu nguyện là gi ?

Không biết đã có lần nào bạn tự hỏi chính mình, cầu nguyện là gì không? có rất nhiều người Kitô nghĩ rằng, cầu nguyện là khi ta gặp gian nan đau khổ hay bệnh tật, thì ta chạy đến với Chúa, chạy đến với Chúa rồi thì ta xin Chúa ban cho mình ơn bình an, xin cái này cái nọ theo ý mình để tai qua nạn khỏi, họ cho đó là một hình thức cầu nguyện.  Dĩ nhiên cũng còn có rất nhiều cách gọi là cầu nguyện, nhưng ta nên tìm kiếm để khám phá ra phưong cách nào tốt nhất dễ dàng tiến lại gần với Chúa hơn, dưới đây là những hành trình sống đời cầu nguyện.

Cầu nguyện là đọc kinh kệ.

Đọc kinh cũng là cách cầu nguyện, ta đọc hết kinh này đến kinh khác theo tuần tự sắp xếp như con vẹt … xong rồi thì trong lòng rỗng tuếch, suốt buổi đọc kinh có tính cách là cầu nguyện như thế, không biết người đọc có nghe được Chúa, Mẹ nói với mình điều gì không ?

Cách cầu nguyện trên đây xét về mặt nào cũng thấy nó rất đẹp, nhưng, dường như còn thiếu cái gì đó.  Các câu kinh qủa thật có mang nặng chất thánh thiện từ Kinh Thánh hay của một vị đại thánh nhân đức nào đó, được thần khí Chúa soi sáng nên mới sáng tác ra câu kinh cho giáo hội, để rồi con dân Chúa đọc ca tụng Thiên Chúa hay những lời van xin lòng thương xót của Chúa cho mình. Trong nhiều kinh kệ của giáo hội sáng tác cũng có những câu kinh rất riêng tư của một vị thánh nhân nào đó lúc còn sinh thời đã viết lên để tâm sự với Chúa trong giờ cầu nguyện giữa Chúa với thánh nhân đó, vậy khi vị thánh đó qua đời rồi thì đâu đó người ta cũng dùng những câu kinh riêng tư đó đọc thay cho lời cầu nguyện của mình, đọc những lời tâm sự riêng tư của một người đã khuất như vậy cũng tốt thôi, nhưng nếu không trùng với tâm tư của mình với Chúa giống như người viết lên câu kinh, liệu có mang lại ơn ích gì không?

Còn đọc những câu kinh của giáo hội sáng tác chắc chắn là có ý Chúa Thánh Linh góp phần vào trong đó, nếu ta chỉ đọc mà không mang ra thực hành thì có khác biệt gì khi đọc những câu kinh riêng tư của Chúa Thánh Linh không trùng với tâm tình người đọc, mà nếu đã không trùng với tâm tình của Chúa Thánh Linh, hỏi có giống như con vẹt không?

Cầu nguyện là gặp gỡ.

Phải, có những lúc gặp gỡ Chúa mà chẳng biết, Chúa không hiện ra bằng xương bằng thịt như con người để ta nhìn thấy, thì làm sao biết đâu là Chúa để tỏ lộ tâm sự, mà nếu có được sự cảm nhận ra Chúa qua từng con người mà ta gặp gỡ hằng ngày, liệu ta có mở lòng lắng nghe hay thố lộ giải bày không?

Thường thì khi ta thương nhớ đến ai là ta thèm gặp người ấy, vì thương nhớ nên mới tìm cách để gặp, nếu không thương không nhớ thì chẳng gặp làm gì cho mất giờ mệt xác.  Khi đã rơi vào trong tình yêu của người mà ta nhớ rồi, ta có thể làm bất cứ điều gì cho người mình yêu, có khi thí cả mạng sống, yêu như thế mới trọn vẹn phải không bạn, vậy khi ta gặp gỡ người ta yêu mà không hiểu được nhu cầu người đối phương muốn gì, yêu như thế là yêu nửa vời.  Chúa thèm gặp gỡ người Chúa yêu, nên Chúa luôn luôn hiểu được nhu cầu của người chạy đến với Chúa, Chúa cũng đã chọn cái gì tốt nhất để làm cho người Chúa yêu, nếu đến với Chúa chỉ là một cuộc gặp gỡ để Chúa trọn vẹn nhu cầu của mình mà thôi, thì chẳng khác gì tình yêu ấy Chúa yêu đơn phương một mình mà không được đối phương đáp trả.

Cầu nguyện là trò chuyện với Chúa.

Đây là một cách cầu nguyện có vẻ khá hơn, biết tâm tình với Chúa, coi Chúa như là một người bạn để trút hết tâm sự của mình vào người bạn đó, xem ra Chúa giống như là một cái thùng chứa đựng những đau thương bất hạnh của người tâm sự mà thôi thì phải, nói cho hết những gì muốn nói, sau cùng chào tạm biệt hẹn khi nào có khổ đau nữa sẽ đến đổ vào cái thùng đó tiếp.

Tình bạn đôi khi còn thắm thiết hơn người trong nhà, mà qủa thật có những tâm sự không thể bộc lộ cho cha mẹ hay anh chị em trong nhà được, sự thật có rất nhiều người như thế, họ hay tìm một người bạn chí thân để tỏ bày tâm sự những uẩn khúc trong lòng mà không giải quyết được, đôi khi cảm tưởng người bạn chí thân của mình như cái thùng rác tiêu hóa vậy, cái gì xấu xí thì bỏ vào đây là được giải quyết.

Cũng có trường hợp  không có người bạn chí thân, thì họ tìm thiên nhiên cây cỏ xúc vật để tâm sự hay tìm nơi thanh vắng la to hét lớn để vơi đi gánh nặng, đó là chưa dám nói tới tự xác hủy hoại thân thể.  Cầu nguyện kiều này xem ra có vẻ cũng tốt, nhưng sự thực rút cuộc sự việc nó vẫn không đi đến đâu để giải bày trừ khử dứt điểm, vì dường như người đó đang đọc thoại một mình mà không cho người đối phương giờ để nói với mình vài lời khuyên.

Cầu nguyện là đối thoại với Chúa.

Cách cầu nguyện này khá hơn cách vừa rồi, đối thoại là khi người này nói thì người kia nghe, và khi người kia nói thì người này nghe.  Chúa nghe tất cả những gì khi ta nói, nhưng liệu khi Chúa nói, ta có thật sự nghe không ? khi ta không nghe, thì cuộc nói chuyện đó có còn là một cuộc đối thoại nữa không, cái đau khổ hơn là khi ta nghe được mà không đáp trả.  Vậy giữa hai con người đang tâm sự đối thoại đó có ý nghĩa gì.

Đối thoại một là tranh cãi hai là tìm giải pháp hóa giải, nếu nói cầu nguyện là đối thoại với Chúa , vậy người đến cầu nguyện với Chúa sẽ đối thoại cái gì? Trong Kinh Thánh cũng thường xảy ra hai điểm này, khi các luật sĩ và người Pharisiêu bắt bẻ tranh luận với Chúa Giêsu, thì Chúa lại đứng ngay bên hóa giải.  Chắc là trong mỗi người Kitô làm sao tránh khỏi khi trong cuộc đời gặp nhiều gian truân, cũng có người mất cả niềm tin nơi Chúa vì họ qúa nóng lòng khi cần giải quyết một sự việc gì đó mà cần Chúa nâng đỡ, Chúa luôn nâng đỡ nhưng đáng tiếc là, điều Chúa muốn nâng đỡ họ có phần trái ý họ muốn, thế mới đâm ra cuộc đối thoại giữa Chúa và họ bị giãn đoạn, gỉa sử sự việc có diễn ra trong hòa giải tốt đẹp đi nữa, thì cuộc đối thoại mà họ coi là cầu nguyện đó có giống là giờ cầu nguyện thiêng liêng dành riêng cho Chúa và họ không? Giây phút cầu nguyện không phải là để giải quyết một sự việc của mình, mà nó phải là giờ phụng sự cung kính Thiên Chúa, đó mới đúng là giây phút cầu nguyện thật sự.

Cầu nguyện là nghe Chúa nói với mình.

Xem ra cách cầu nguyện này cao siêu hơn, vì người cầu nguyện họ biết được là, khi họ đến với Chúa, Chúa biết tất cả những tâm sự của họ muốn nói, và họ dành thời gian đó cho Chúa làm chủ.  Nhưng có thật trong tâm trí người đó đã buông hết ý mình không? Vì thường thường tâm lý con người ta khi gặp trở ngại thì mới cần người giúp đỡ, cho dù trong thâm tâm họ nói là dành cho Chúa, nhưng chắc chắn trong tâm trí họ vẫn còn chút mong muốn.  Chúa luôn tôn trọng quyền tự do của bất cứ ai, nếu để cho Chúa nói hết mà chẳng có câu nào Chúa nói có liên quan đến sự việc mình đang suy tư, thì liệu người cầu nguyện có cam lòng khi Chúa muốn mình phải làm những điều trái ý, nếu chỉ vì cam lòng là vì người đang nói chuyện với mình chính là Chúa, nên tôi phải lắng nghe, nếu là như thế dường như sự tự do của tôi không còn nữa.  Vậy làm sao có thể không mất tự do mà vẫn được chiếm hữu Chúa trong giây phút đó?

Nếu ta cho cầu nguyện là nghe Chúa nói với mình, thì tin chắc một điều là, những gì Chúa nói với mình là hoàn mỹ, nhưng nghe rồi thì ta có làm không lại là chuyện khác phải không bạn? Có những lý lẽ dẫn giải rất hay nhưng chẳng thấy làm, vậy nếu ta nghe Chúa nói nhiều mà chẳng làm thì tai họa hơn, không chừng mang tội bất kính với Thiên Chúa thì nguy.  Thiên Chúa dạy con cái Chúa là phụng sự Ngài trên hết mọi sự, yêu Ngài trên hết, hết linh hồn hết tâm trí và yêu thương anh em như yêu chính mình, dường như lời dạy này của Chúa là chìa khóa mở mọi ngõ nghắc tăm tối lòng trí con người.  Vậy thì cầu nguyện là nghe Chúa nói với mình có vẻ còn thiếu sót đó phải không bạn.

Cầu nguyện suy niệm với Kinh Thánh.

Khi cầu nguyện với lời Chúa, dường như Chúa dạy ta phải học hiểu ngôn ngữ của Ngài và sống với lời đó, đây là lối cầu nguyện vô cùng cao qúi, cao qúi ở chỗ là.  Qủa thật đây là lời Chúa, lối cầu nguyện này có chiều khích thâm sâu cần nghiền ngẫm mà nhiều người gọi là nhai lời Chúa, vì qua đó Chúa mới có cơ hội mở lòng dạ ta được, người mê cầu nguyện với Kinh Thánh đôi khi cũng có nguy cơ là, họ không muốn buông những giây phút ấy ra mà cứ muốn chôn mình nơi cung thánh nhỏ của họ, vì nơi cung thánh nhỏ này toàn là sữa mật ong của Chúa ban cho họ mà thôi.  Chúa muốn mình trưởng thành mỗi ngày, vì thế khi nhận biết Chúa rồi, nghe được Chúa nói rồi thì cũng đến lúc phải ra đi lên đường chứ, có nhiều người không muốn rời bỏ cung thánh nhỏ đó, nên họ đứng mãi một nơi ngắm nhìn xa xăm trừu tượng về những gì cao siêu nơi Thiên Chúa tỏ hiện trong tâm hồn họ.  Vậy thì rất khó để sống gần Chúa hơn nữa, con người của Chúa Kitô là luôn luôn lên đường, chứ không phải như họ ngồi đó mà chiêm niệm mong cho nước Cha mau đến.

Thật ra những cách cầu nguyện đã nói ở trên đều tốt lắm, vì nếu không có từng bước cầu nguyện như thế thì khó mà đạt đến bước gần Chúa hơn.  Nếu ta sắp xếp chúng lại, thì qủa thật là một cuộc hành trình trên con đường tập cầu nguyện cùng với Chúa để được trưởng thành hơn theo ý Chúa muốn.

Có lẽ mỗi người công giáo ai nấy mà chẳng muốn được nên một với Chúa, theo kinh nghiệm bản thân, khi tôi đủ sự hiểu biết nhận thức điều thiện điều ác, đối với tôi mỗi lần đọc kinh là được gần Chúa, rồi lớn hơn một chút là biết tâm sự cùng Chúa với những ước mơ của mình thay cho lời kinh nguyện và xin Chúa ban điều này điều kia.  Ấy nhưng mà xin Chúa điều này điều nọ cũng dễ thương lắm chứ, vì là con cái thè tay ra xin cha mình thì có gì xấu đâu phải không bạn.

Biết tâm sự với Chúa rồi thì từ từ biết nghe và đối thoại với Chúa những lúc vui buồn trong cuộc sống, và sau những lần gặp gỡ như thế, tôi ra đi cũng có lúc chợt nhớ đến Chúa, khi biết nhớ đến Chúa là tôi bắt đầu biết con tim mình đã yêu Chúa, lúc này có vẻ tôi được trưởng thành hơn trong giờ cầu nguyện, khi đã yêu người đối phương rồi thì tôi muốn làm những gì mà người yêu tôi thích.  Dường như khi hai người yêu nhau, thường thì họ muốn trở nên giống nhau, tục ngữ người Việt có câu. “ nồi nào thì úp vung nấy “ vậy đó bạn.

Đến cuối cùng thì tôi nhận thức có một phương cách để định nghĩa cho câu hỏi cầu nguyện là gì rồi, tuy không được hoàn hảo  nhưng cũng là một bước tiến gần Chúa hơn nữa, bước đó là:

Cầu nguyện được bao gồm lại những gì tôi đã sống và đã đi qua với Chúa những gì đã trình bày ở trên, để được tiến lại gần với Chúa hơn nữa, đối với tôi bây giờ.  Cầu nguyện là sống mỗi ngày với Chúa ở giây phút hiện tại khi được Chúa mời gọi làm điều này điều nọ, mà giây phút hiện tại đó phải trở thành những giây phút thánh thiện phụng sự Thiên Chúa, hành động làm việc bác ái và yêu thương anh chị em khốn khổ không những về phương diện tâm linh và cả thể xác.  Vì chính Thiên Chúa hiện diện qua con người mà mắt ta mỗi ngày được nhìn thấy, Thiên Chúa Cha cũng là người sống và làm việc như thế. “ God Labor “ Ga 5: 17 Thiên Chúa luôn là người sống với thực tế, sống bằng hành động yêu thương vô điều kiện chứ không bằng cái miệng, điển hình như con một của Ngài đó là Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta.

Lạy Chúa!

Xin Chúa dạy con cầu nguyện bằng cách nào tốt nhất, dễ nhất, thực tế nhất, để được gần Chúa hơn nữa, và nhất là nước Cha mau đến lan tỏa khắp nơi trên hoàn cầu là yêu thương nhau.  Amen.

Bùi Huy Minh

 

 

 

 

 


 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Đức Thánh Cha Chủ Sự Kinh Mân Côi Trọng Thể Tại Pompei (10/23/2008)
Điều Răn Trọng Nhất (mátthêu 22,34-40) – Cn Xxx Tn - A (10/23/2008)
Chúa Nhật Xxx Tn A - Yêu Thương Tha Nhân Như Chính Mình (10/23/2008)
Thư Gửi Ban Lãnh Đạo Đcsvn Của Một Cán Bộ Cộng Sản Từng Công Tác Nước Ngoài (10/23/2008)
Góp Ý Về Bài Viết Của Bạn Lê Thị Thanh Thảo Và Trần Quốc Cường (10/23/2008)
Tin/Bài cùng ngày
Gương Chứng Nhân. (10/22/2008)
Lời Xin Lỗi Muộn Màng (10/22/2008)
Người Tôi Tớ Trung Thành, Người Chủ Chăn Nhân Hậu (10/22/2008)
Bài Medu 7, Năm 2005:cảm Nghiệm Của Chị Nancy Latta Tại Medjugorje, Nam Tư. (10/22/2008)
Bài Medu 6, Năm 2005: Cảm Nghiệm Của Anh Patrick Latta Tại Medjugorje, Nam Tư (10/22/2008)
Tin/Bài khác
Hình Ảnh Medjugorje: Ánh Sáng Và Cầu Vồng Trên Núi Thánh Giá. Ngày 5/10/08 (10/21/2008)
Hình Ảnh Medjugorje:cha Linh Hướng Đứng Trong Luồng Ánh Sáng Và Cầu Vồng, Ngày 5/10/08 (10/21/2008)
Y Học : Giảm Cholesterol Bằng Thực Phẩm Hàng Ngày. (10/21/2008)
Linh Mục Và Giáo Dân Giáo Xứ An Bằng Thuộc Tgp Huế Bị Làm Khó Dễ Và Bị Đàn Áp (10/21/2008)
Thà Ở Tù Còn Hơn (10/21/2008)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768