Giáo Hội và Chính Quyền có thể tôn trọng nhau.
Giáo Hội và Chính Quyền có thể tôn trọng nhau.
Đức Giáo Hoàng nói nước Ý là một gương mẫu về sống chung.
VATICAN ngày 7, tháng 10, 2008 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói, dinh Tổng Thống Ý và Tòa Thánh là hai biểu tượng của sự tương kính đối với quyền hạn của chính phủ và Giáo Hội.
Đức Thánh Cha khẳng định như vậy ngày Thứ Bẩy vừa qua khi ngài viếng thăm Quirinal, tư dinh của Tổng Thống Ý. Ngài đáp lễ cuộc viếng thăm Vatican cuối năm 2006 của tổng thống Giorgio Napolitano.
Đáp lại lời chào mừng của tổng thống, Đức Thánh Cha nhắc lại, “Một thời điểm trong lịch sử khi dinh thự này trở nên một dấu chỉ của sự xung khắc, khi một bên nước Ý muốn là một quốc gia hiệp nhất, trong khi bên kia, Tòa Thánh vẫn ưu tư về việc duy trì quyền tự trị để bảo dảm có thể hoàn thành sứ mệnh hoàn vũ của mình. [...] Tôi muốn nói đến “vần đề Rôma’, đã được thông qua khi Thoả Ước Lateran được ký kết ngày 11 tháng 2 năm 1929."
Đức Thánh Cha nói, cuộc viếng thăm của ngài có mục đích “khẳng định rằng Dinh Quirinal và Vatican không phải là hai ngọn đồi cô lập, không ngó ngàng đến nhau hay kình địch nhau; mà là hai địa điểm biểu tượng cho sự tương kính đối với quyền hành của chính phủ và Giáo Hội; hai bên sẵn sàng hợp tác, khuyến khích và phục vụ cho ích lợi chung của con người và sự tiếp tục sống chung trong hòa bình xã hội. "
Ngài kẳng định rằng “Giáo Hội không nhắm nắm giữ quyền bính và cũng không tìm kiếm các đặc ân hay vị thế ưu tiên về kinh tế và xã hội. Mục đích duy nhất của Gáo Hội là phục vụ nhân loại, rút tiả sự linh ứng từ Lời Nói và gương sáng của Chúa Giêsu Kitô làm tiêu chuẩn tối cao, khi Người ‘đi đây đó làm việc lành và chữa bệnh cho mọi người.’”
Đức Thánh Cha Benedict XVI nói rằng, “Tuy nhiên, muốn hoàn thành được sứ mệnh, thì Giáo Hội cần có thể trông nhờ vào quyền tự do tôn giáo.”
Ngài giải thích, "Một sự bảo đảm hoàn toàn cho tự do tôn gáo không thể chỉ giới hạn trong việc tự do thờ phượng, nhưng phải chú trọng đến chiều kích công cộng của tôn giáo, và do đó đến khả năng của các tín hữu đóng góp phần hành của họ trong việc xây dựng một trật tự xã hội.”
Đức Thánh Cha tiếp, “Tôi cũng ước mong rằng sự đóng góp của cộng đồng Công Giáo sẽ được đón nhận bởi tất cả mọi người trong cùng một tinh thần khi trao gửi. Không có lý do gì để e ngại một sự lạm dụng nơi Giáo Hội và giáo dân có hại cho sự tự do, thực vậy, họ hy vọng rằng chính sự tự do của họ sẽ không làm sai lạc lương tâm của họ đã được soi sáng bởi Phúc Âm, cũng được mọi người công nhận."
Ngài kết luận, "Việc này sẽ dễ dàng hơn, nếu không một ai quên rằng mọi thành phần của xã hội phải lo toan tạo dựng trong sự tương thân tương kính, những lợi ích đích thực cho nhân loại, điều mà tất cả mọi trái tim và trí óc của người dân nước Ý, được nuôi dưỡng bởi 20 thế kỷ văn hóa thấm nhuần Thiên Chúa giáo, đã tận hiểu”
|
Dinh tổng thống Ý |
|
Cổng chính |
|
Tổng Thống Giorgio Napolitano
Bùi Hữu Thư |