KÊU GỌI CHẤM DỨT CUỘC TRANH CHẤP TÀI SẢN GIÁO HỘI – NHÀ NƯỚC Ở CỘNG HOA SEC
(CNS 29.09) Chào đón tân đại sứ CH Séc bên cạnh Vatican, Đức Giáo Hoàng Biển-Đức XVI khuyến khích một giải pháp cho những tranh chấp tài sản nhà nước và Gáio Hội kéo dài gần 20 năm qua. Người nói với tân đại sứ CH Séc Pavel Vosalik : ”Toàn thể xã hôi được hưởng nhờ, khi Giáo Hội được tạo cho quyền thực hiện quản lý những tài sản vật chất và tinh thần mà sứ vụ Giáo Hội đòi hỏi. Trong quốc gia các Vị,có những dấu hiệu tiến bộ trong lãnh vực nầy,nhưng còn cần phải làm nhiều hơn nữa” Các cuộc thương thuyết bắt đầu sau khi cộng sản sụp đổ vào năm 1989,liên quan đến các thánh đường và tài sản Giáo Hội bị chính quyền cộng sản tịch thu. Đức Giáo Hoàng Biển-Đức XVI đòi hỏi một cách rõ rệt một giải pháp cho những tranh chấp đang diễn ra về Vương Cung Thánh Đường lịch sử St Vitus ở Praha. Thánh đường nầy là nơi an nghỉ cuối cùng của vương triều Bôhêmiêng và là một phần trong tổ hợp Lâu Đài Praha nay làm văn phòng của tổng thống Séc.
VỤ BẠO LỰC MỚI ĐÂY NHẤT PHÁ HỦY 109 NGÔI NHÀ,TU VIỆN,BA THÁNH ĐƯỜNG
(UCAN 29.09) Theo người phát ngôn của Tổng giáo phận Cuttack-Bhubaneswar, Cha Parichha, và Bề Trên Miền Dòng Nữ Tu Thừa Sai Bác Ái, Soeur Suma, cho biết : Vụ tái diễn bạo lực bài Kitô-giáo ở bang Orissa, Ấn Độ, cuối tuần vừa qua đã xác nhận 109 ngôi nhà, ít nhất ba thánh đường và tu viện Các Nữ Tu Thừa Sai Bác Ái. UCAN đưa tin các “đám côn đồ Ấn giáo cực đoan trang bị những thanh sắt, dao rựa và kiếm đi lang thang khắp các làng mạc trong quận Kandhamal bị ảnh hưởng tồi tệ nhất”. Soeur Suma cho biết Soeur có những báo cáo cho thấy những tín đồ Ấn giáo cực đoan đã khởi sự “cuộc hành quân răng lược” để truy lùng các Kitô-hữu đang lẫn trốn trong rừng. Soeur nói :”Chúng sẽ sát hại bao nhiêu người rồi ném vào rừng, chúng ta chẳng bao giờ biết được”. Bạo lực dường như đã bớt căng thẳng trong những ngày vừa qua và theo Cha Parichha “vụ tái diễn bạo lực phải được xem là vụ trả đũa” đối với hành động của cảnh sát chống lại những kẻ quá khích.Sau 5 tuần lễ bạo lực, có thể tạm tổng kết như sau: Ở bang Orissa: 15 hạt bị đụng đến,300 làng bị phá và 4.300 ngôi nhà bị đốt cháy;50.000 người màn trời chiếu đất; 57 người chết,10 linh mục,mục sư và nữ tu bị đả thương; hai phụ nữ bị hãm hiếp;18.000 người bị thương;149 nơi thờ phượng bị phá hủy;13 trường học và cơ sở giáo duc bị phá hủy. Ở bang Karnataka : 4 hạt bị đụng đến : 19 nhà thờ bị tấn công; 20 phụ nữ và nữ tu bị đả thương. Ở bang Kerala: 3 nhà thờ bị hư hại. Ở bang Madhya Pradesh : 4 nhà thờ bị hư hại. Ở Bang Delhi : 1 nhà thờ phị phá hủy; 4 âm mưu tấn công nhà thờ. Ở bang Uttar Pradesh : hai người chết (1 LM cao tuổi và người giúp việc). Ấn Độ có 1,1 tỷ dân,trong đó 80% theo Ấn Giáo; 14% là Hồi giáo và chỉ có 2,3% là Kitô-giáo.
Ngày 30.09, thêm một phụ nữ,Ramani Nayak, bị giết chết và ít nhất 300 ngôi nhà các Kitô-hữu bị đốt cháy ở Hạt Kandhamal (Orissa).Cảnh sát dường như bất lực trong việc ngăn ngừa những vụ việc nầy.
GIÁM ĐỐC CÁC DINH THỰ THUỘC GIÁO HOÀNG TIẾT LỘ NHỮNG CHUYỆN CHƯA HỀ ĐƯỢC KỂ
(CAN 29.09) Trong thời gian dài giữ chức vụ giám đốc các Dinh Thự thuộc Giáo Hoàng, ông Saverio Petrillo đã nhìn thấy các chi tiết từ cuộc sống thường nhật của các Giáo Tông cho đến nay vẫn chưa ai biết đến. Ông kể những câu chuyện về nhiều trẻ nhỏ được sinh ra trong phòng Đức Piô XII, những cuộc “lén ra ngoài” của Đức Gioan XXIII để chuyện trò với dân chúng địa phương, những lúc Đức Gioan-Phaolô II dùng thời giờ rãnh rỗi trong bể bơi và những đêm Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI ngồi trước đàn dương cầm. Trong một bài viết mới đây đăng trong Osservatore Romano có tựa đề “Những kỳ nhỉ hè của tôi cùng với các Giáo Hoàng ở Castel Gandolfo”, Petrillo thuật lại làm thế nào suốt thế chiến thứ hai, Đức Piô XII đã cung cấp chỗ ở cho nhiều người lánh nạn trong phòng riêng của Người. Khoảng 50 em bé được sinh ra trong phòng ấy,trong đó nhiều em được đặt tên là Eugenio hoặc Piô. Một sự kiện chưa từng được biết đến trước đây, là thỉnh thoảng Đức Gioan XXIII biến mất mà không cho ai biết, để đi tản bộ trong vùng hoặc trên bải biển và dành giờ chuyện trò với cư dân địa phương. Ông còn cho biết Đức Gioan-Phaolô II rất thích chơi trò ú tìm với con cái những ngừơi giúp việc của Người. Ông còn tiết lộ rằng Người bỏ ra khá nhiều thời giờ bơi ở hồ bơi được xây riêng cho Người. Còn Đức Biển-Đức XVI thì dành rất nhiều giờ vào ban đêm với đàn dương cầm, chơi những bản nhạc của các nhà soạn nhạc Bach,Mozart và Beethoven mà người ưa thích.
CÁC BÁC SĨ CÔNG GIÁO CHÂU ÂU CỔ VŨ BẢO VỆ SỰ SỐNG TỪ THỤ THAI ĐÊN CHẾT TỰ NHIÊN
(CAN 29.09) Liên Đoàn Châu Âu Các Hiệp Hội Y Khoa Công giáo đã đưa ra một văn kiện kết thúc Đại Hội thường niên lần thứ 11,bày tỏ sự cam kết kiên định của Liên Đoàn nhằm bảo vệ sự sống, phản ứng lại với những đe dọa nạo phá thai, an tử, sự tự ý nhào nặn di truyền học, việc tạo ra phôi lai [người - động vật],… Trong văn kiện nầy, họ nhấn mạnh rằng các tiêu chí và nguyên tắc đạo đức học có trước các luật dân sự, vốn phải được ảnh hưởng từ luật tự nhiên và giáo huấn của Giáo Hội. Họ tiếp tục nhận định rằng các quyết định về “việc điều trị y khoa cho các bệnh nhân đặt tin tưởng vào chúng ta phải được hướng dẫn trên hết mọi sự,bằng lương tâm của chúng ta. Sự lượng giá sử dụng y khoa loại nào không được căn cứ trên những ý kiến hời hợt hoặc theo các khuynh hướng gần đây nhất, nhưng đúng hơn phải căn cứ trên sự nhạy bén lương tâm được rèn luyện theo những tiêu chí đạo đức học khách quan chung cho mọi người và luôn được Gíao Hội bênh vực”. Họ nói : ” Để bảo đảm việc tự do hành nghề, chúng tôi phải bảo vệ quyền từ chối theo lương tâm”. Sau khi nhấn mạnh tính chất luân lý không có tì vết mà một bác sĩ phải có, họ lưu ý rằng “nguồn gốc và nền tảng của các tiêu chí đạo đức học chính là phẩm giá không thể chuyển nhượng của con người suốt cuộc đời nó, từ khi thụ thai cho đến cái chết tự nhiên”. Đề cập sau đó đến an tử, các bác sĩ giải thích rằng với việc bác bỏ một việc thực hành như thế,”chúng tôi ủng hộ việc phát triển thuốc giảm đau” và với việc không cho phép nạo phá thai, “chúng tôi cố gắng để bảo đảm sự thận trọng đúng đắn về mọi thứ chăm sóc đối với gia đình và với con cái đau ốm, cả trước lẫn sau khi sinh ra”.
NHỮNG CÂY CON ĐẦU TIÊN TRONG DỰ ÁN TÁI TRỒNG RỪNG CỦA VATICAN ĐƯỢC TRỒNG
(CNS 29.09) Nhằm bù đắp lượng khí thải carbon dioxide của Vatican, các cây con trong dự án tái trồng rừng của Vatican sẽ được trồng vào tháng 11. Công ty Planktos có trụ sở tại Mỹ và đối tác là Công ty TNHH KlimaFa đã thông báo năm 2007 rằng họ sẽ tặng Vatican đủ tín phiếu giảm nhẹ để bù vào lượng khí thảo carbon dioxide hằng năm của Vatican ước lượng khoảng 10.000 tấn. Hai công ty nầy bán tín phiếu bù lượng thải khí carbom dioxide cho các quốc gia bằng việc tái trồng rừng.
LỰC LƯỢNG AN NINH VATICAN GIA NHẬP INTERPOL
(CNS 29.09) Sau khi đã lập ra hai đơn vị chống khủng bố mới năm nay, hợp tác chặt chẽ với cảnh sát quốc tế, lực lượng an ninh Vatican có kế hoạch gia nhập tổ chức Interpol quốc tế vào khoảng thời gian trước ngày 10.10 ở St.Petersbourg,Nga. Thông báo liên minh nầy được đưa ra trong một nghi lễ ngày 27.09 tại Castel Gandolfo. Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI xuất hiện ngắn ngủi tại nghi lễ nầy và nói “lời cám ơn chân thành về năng lực và sự cống hiến” của lực lượng an ninh. Ngày lễ Tổng Lãnh Thiên Thần Micae 29.09 là bổn mạng của lực lượng an ninh nầy. Giám đốc lực lượng đang nghiên cứu tiến tới một thoả thuận hợp tác với cảnh sát Ý.
CÁC GIÁM MỤC CANADA KÊU GỌI TRUNG THÀNH VỚI TÔNG THƯ HUAMANAE VITAE
(CNS 30.09) Cùng với lời ca ngợi tính chất tiên tri tông thư Humanae Vitae của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, các giám mục Canada đã kêu gọi tín hữu Công giáo hãy đọc tông thư nầy và “đưa vào cuộc sống của mình lời giáo huấn quan trọng nầy”. Tuyên bố của các giám mục - mặc nhiên rút lại Tuyên Bố Winnipeg ô nhục năm 1978 – cũng ca tụng “chiều sâu lạ lùng và sự phong phú không thể ước lượng được” của thần học thân thể (theology of the body) của Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II.
CÁC GIÁM MỤC PHI LUẬT TÂN, ĐÀI LOAN MỚI ĐỨC THÁNH CHA ĐẾN CHÂU Á.
(ABS – CBN Nwes 30.09) Hội Đồng Giám Mục Công giáo Phi Luật Tân đã chính thức mời Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI tham dự Ngày Giới Trẻ Á Châu năm tới, diễn ra ở Manila vào khoảng tuần cuối cùng tháng 11 hoạc tuần đầu tiên tháng 12. Đây sẽ là lời mời thứ hai do Giáo Hội Phi gửi tới Đức Thánh Cha, sau khi Người đã khước từ ghé thăm Phi Luật Tân trên đường đi dự Đại Hội Thế Giới Giới Trẻ ở Sydney tháng bảy vừa qua. Hai Vị giám mục đã xác nhận rằng đã gửi thư mời đến Vatican, sau khi đã hội ý với các thành viên khác của HĐGM. Lời mời được thúc đẩy bởi một lời thỉnh cầu riêng rẽ của Giáo Hội Công giáo Đài Loan để xin Đức Thánh Cha tham dự kỷ niệm 150 năm truyền giáo Đài Loan. [Ngày Giới Trẻ Á Châu là phiên bản của Đại Hội Thế Giới Giới Trẻ, lần gần đây nhất được tổ chức tại Hong Kong vào năm 2006]. Một nguồn tin cho biết Đức Giáo Hoàng có thể từ chối lời mời vì sẽ cò thề kéo theo những vấn đề ngoại giao phức tạp.
LINH ĐỊA THÁNH MẪU MỚI Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM THU HÚT HÀNG NGÀN TÍN HỮU HÀNH HƯƠNG
(UCAN 29.09) Tín hữu Công Giáo thuộc một giáo phân Miền Bắc Việt-Nam đã tham dự một Thánh Lễ đặc biệt đánh dấu năm thứ nhất bản sao bức tượng Mẹ Sâu Bi (Pieta) mới, được dựng trên một đảo đá để thay thế bức tượng bị chính quyền xã làm hư hại nghiêm trọng. Gần 3.000 tín hữu Công Giáo, có cả 60 tu sĩ, từ các giáo xứ thuộc địa phận Phát Diệm đến vào ngày lễ Đức Mẹ Sầu Bi,15.09, do Cha Giuse Nguyễn-Ngọc-Văn, phó tổng đại diện giáo phận Phát Diệm cử hành cùng với 40 linh mục, trên một lễ đài nổi bằng gỗ do 10 chiếc thuyền kết lại, trong khi giáo dân ngồi trên 150 chiếc thuyền khác. Hòn đảo đá nhỏ nầy do giáo xứ Động Đình,thuộc xã Thượng Hoá,huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội 120 cây số về hướng nam,quản lý. Các tín hữu nhắc lại việc chính quyền xã tố cáo người Công Giáo là đã dựng tượng mà không được họ cho phép, nhưng người Công giáo khẳng định họ sở hữu hòn đảo nhỏ nấy, nơi tổ tiên họ đã dựng một cây Thánh Giá bằng gỗ vào năm 1928 khi dân chúng trong vùng bi dịch tả và được lành bệnh khi đến cầu nguyện trước Thánh Giá, được Cha Hòang Quang Tú thay bằng một cây Thánh Giá chất liệu xi-măng vào năm 1957. Sáu cán bộ chính quyền xã và bốn người khác đã đập bể đầu, tay chân bức tượng vào đêm 29.01.2007. Người ta thuật lại là bà mẹ một trong mấy cán bộ xã nầy không tán thành hành động của người con, đã qua đời trên đường vào nam; hai cán bộ xã khác bị tai nạn xe máy,trong đó một người bị chết, trong khi những người khác có vấn đề tâm thần. Sau chuyện đó, chính quyền địa phương công nhận vùng đất ấy và hứa sẽ đền bù các thiệt hại đối vơi bức tượng, nhưng giáo xứ từ chối việc đền bù. Bức tượng mới được ĐGM Giám Quản Tông Tòa Giáo Phận Phát-Diệm Giuse Nguyễn-Chí-Linh, làm phép ngày 15.09.2007
GIÁM MỤC BRASIL KHẲNG ĐỊNH KHIẾT TỊNH LÀ MỘT PHƯONG THẾ HOÀN THIỆN CON NGƯỜI
(CAN 01.10 ) Đức giám mục phụ tá giáo phận Rio de Janeiro,Antonio Dias Duarte,nói trong hội nghị quốc tế về tình dục rằng nhân đức khiết tịnh là “sự hoà hợp tich cực tình dục con người” và rằng các phối ngẫu khiết tịnh trong chừng mực họ tôn trọng nhau và chung thủy với cam kết hôn nhân của mình. Đức Giám Mục nói không được lẫn lộn khiết tịnh với độc thân. Ngài cũng đề cập đến những phản gía trị mà thế giới thời trang áp đặt lên con người,nhất là nữ giới, tấn công nhân đức khiết tịnh và biến họ thành đồ vật tình dục. Theo các phương tiện truyền thông sở tại, sự kiện nầy được các phong trào giáo dân và gia đình tổ chứv, với sự tham dự của các chuyên gia từ Guatemala,Mexico,Arhentina,Brasil và Paraguay.
TOÀ ÁN TỐI CAO TÂY BAN NHA PHÁN QUYẾT GIÁO HỘI CÓ THỂ GIỮ NGUYÊN SỔ RỬA TỘI
(CNS 01.10) Năm 2006,Manuel Elat Gonzalez (Valencia) bỏ đạo và đề nghị gạch tên anh khỏi sổ rửa tội.Cùng năm ấy,Jose Helguera Prado (Madrid) cũng xin rút tên ra khỏi sổ rửa tội. Tuy nhiên,ngày 50.09.2008,Toà Án Tối Cao Tây Ban Nha đã phán quyết rằng Giáo Hội Công giáo không bị buộc phải thay đổi các chứng chỉ rửa tội để phản ảnh việc thay đổi tín ngưỡng. ĐHY Agustin Garcia Gasco Vicente giáo phận Valencia đã đưa đơn kháng lại một phán định của toà sơ thẩm rằng công dân Tây Ban Nha có quyền rút tên mình ra khỏi sổ rửa tội. Năm 2006, Blat và Helguera không nhận được trả lời từ Tổng giáo phận của họ, Blat đã gặp Dịch Vụ Bảo Vệ Thông Tin chuyên lo giải quyết những việc liên quan giấy tờ sổ sách.Theo Luật Bảo Vệ Thông Tin, thì công dân Tây Ban Nha có quyền rút các thông tin cá nhân khỏi sổ sách công khai.
LAO ĐỘNGNƯỚC NGOÀI ĐANG HỦY HOẠI GIA ĐÌNH
(AsiaNews 01.10) Chính phủ Phi Luật Tân phải xem xét lại một cách sâu sắc chính sách khuyến khích lao động nước ngoài vì nó bào mòn và hủy hoại nền tảng một trong các cơ chế quan trọng nhất của xã hội dân sự, đó là Gia Đình và tạo điều kiện cho việc tan vỡ của gia đình. Đó là lời buộc tội của HĐGM Phi, kêu gọi chính phủ tạo “thêm nhiều cơ hội công ăn việc làm trong đất nước, thay vì cổ vũ chính sách đi lao động nước ngoài”.Có khoảng 10 triệu người Phi lao động ở nước ngoài và ở Manila những ngày gần đây,một hội nghị về di dân và phát triển được tổ chức với sự tham dự của UNICEF,nhấn mạnh đặc biệt về điều kiện các trẻ em người Phi có cha mẹ đi lao động nước ngoài. UNICEF cũng nhấn mạnh rằng việc đi làm ở nước ngoài phải chỉ là “một trong những chọn lựa có giá trị” và rằng các lợi ích thường “không bằng những vấn nạn và khó khăn nó mang đến”, nhất là ngày càng có nhiều phụ nữ đi lao động ở nước ngoài, càng làm cho cuộc sống nên phức tạp đối với các trẻ em - khoảng từ 3 đến 5 triệu - vì chúng bị buộc phải lớn lên mà không có mẹ. Chúng lớn lên với ý nghĩa bị bỏ rơi và không thể hiểu được lý do các quyết định của cha mẹ chúng.
ĐỨC HỒNG Y GIÁO PHẬN NAPOLI THĂM THƯỢNG PHỤ ALEXY II
(Zenit 01.10) Đức hồng y gíao phận Napoli,Crescenzio Sepe, và các nhà lãnh đạo Gíao Hội khác đang có cuộc viếng thăm chính thức đến Moscow theo lời mời của Thượng Phụ Chính Thống Alexy II, đã trao cho Thượng Phụ Alexy II một bức thư của Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI và một thánh tích của Thánh Januarius, một vị tử đạo người Napoli thế kỷ thứ ba mà người Chính Thống tôn sùng một cách đặc biệt. Cuộc viếng thăm nầy diễn ra sau nhửng lễ kỷ niệm liên tôn ở Napoli do Công Đoàn Thánh Egidio xúc tiến. Một loạt sự kiện được Đức giáo hoàng khai trương vào tháng 10.2007. Trong dịp ấy, ĐHY Sepe tặng nhà thờ Napoli Đức Maria Ban Ơn Chết Lành cho cộng đoàn Chính Thống Nga. Các chìa khoá được trao cho Giám Mục Kirill gáo phận Smolensk và Kalinigrad, chủ tịch Ban Đối Ngoại thuộc Toà thượng phụ Moscow. Trước đó vào tháng tám, Đức Tổng Giám Mục và giám mục phụ tá Milan,cùng với 80 linh mục, cũng đã viếng thăm Thượng Phụ Alexy II.
ĐỨC THÁNH CHA BIỂN ĐỨC XVI KÊU GỌI TÔN TRỌNG TỰ DO TÔN GIÁO
(Zenit 02.10) Tiếp kiến các giám mục Trung Á đi viếng ad limina, Đức Thánh Cha đã kêu gọi tôn trọng tự do tôn giáo trên thế giới : ”Không bao giờ sức mạnh luật pháp được biến thành bất công; và việc tự do thực hành các tôn giáo không thể bị hạn chế,bởi vì tự do tuyên xưng đức tin của mình là môt trong các quyền con người căn bản và được cả thế giới công nhận”. Đưc Thánh Cha nhắc lại rằng Giáo Hôi “không áp đặt mà là đề xuất đức tin Công Giáo một cách tự do, biết rằng việc trở lại đạo là kết quả nhiệm mầu hoạt động của Chúa Thánh Linh…Người khẳng định rằng tầm vóc bé nhỏ của các cộng đồng phải được kèm theo bằng một động lực truyền giáo mạnh mẽ. Những cộng đoàn Kitô-giáo tiên khởi tuy nhỏ bé,nhưng không khép kín ;” Đựơc tình yêu Chúa Kitô thúc đẩy,các cộng đoàn nầy không do dự nhận về mình những khó khăn của người nghèo, đi gặp gỡ các bệnh nhân, trong khi loan báo Tin Mừng và vui mừng làm chứng cho Chúa với mọi người”. Vậy hãy để cho Chúa dẫn đường anh em và duy trì ngọn lửa đức tin luôn bừng cháy trong dân Kitô-giáo”. Đức Thánh Cha đặc biệt nhấn mạnh về việc đổi mới các phương pháp rao giảng Phúc Âm, về hướng dẫn lắng nghe Lời Chúa và làm dậy lên tình yêu đối với Bí Tích Thánh Thể nhất là nơi giới trẻ, cũng như lòng tôn sùng đối với Mẹ Maria.
NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI DI DÂN VÀ TỴ NAN
(Zenit 02.10) “Thánh Phaolô, người di dân, tông đồ các dân”: đó là tựa đề thông điệp của Đức Táhnh Cha Biển-Đức XVI gửi Ngày Thế Giới Người Di Dân và Tỵ Nạn lần thứ 95 sẽ diễn ra ngày 18.01.2009 và sẽ được ĐHY Renato Raffaele Martino, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Mục Vụ Di Dân và những người di chuyển và thư ký Hội Đồng nầy, ĐGM Agnostino Marchetto, vào ngày 08.10 với các văn bản tiếng Pháp,tiếng Ý,tiếng Đức, tiếng Ba Lan,tiếng tây Ban Nha,tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Anh.
‘THÁNH PHAOLÔ VÀ VIỆC TRUYẾN GIÁO Ở TRIÊU TIÊN”
(Fides 02.10) Làm thế nào để cho đặc sủng và đà truyền giáo đặc thù của Thánh Phaolô hiên diện được ở trên đất Triều Tiên: Đó là câu hỏi mà hội thảo chuyên đề vừa được Giáo Hội Triều Tiên tổ chức nhân Năm Phaolô ở Séoul vơi sự cộng tác của Uỷ Ban Giám Mục về Truyền Giáo,do ĐGM Paul Choi Deok-ki làm chủ tịch, và “Công Ty Truyền Thanh Công giáo”. ĐGM Choi nhấn mạnh :” Người ta đo lường sức sống của Giáo Hội dựa vào khả năng truyền giáo…Nhân Năm Thánh Phaolô, cần thiết phải biết công việc truyền giáo của Thánh Phaolô, vốn là Vị thừa sai vĩ đại nhất, được thúc đẩy bởi một niềm say mê đối với việc truyền giáo”. Giáo sư Damian Kim Young-nam đã trình bày một báo cáo về tinh thần truyến giáo đặc thù của Thánh Phaolô và khẳng định :”Linh hồn Giáo Hội Triều Tiên là tinh thần tử đạo. Đức Chúa đã tuôn đổ tràn đầy hồng ân của Người trên Giáo Hội ở Triều Tiên vốn đã được các Vị Tử Đạo Triều Tiên thành lập. Nhưng chúng ta không được quên rằng ơn Chúa được ban cho chúng ta là để chúng ta chia sẻ nó cho những ngừơi thân cận ủa chúng ta”. Giáo sư Andrea Hee-seok đã yêu cầu tất cả các tín hữu Triều Tiên tìm lại cho bằng được căn tính thừa sai của mình, bắt chước Thánh Phaolô để làm cho Phúc Âm khai hoa kết trái trên đất Triều Tiên. Hội thảo chuyên đề hy vọng rằng “Năm Thánh Phaolô không chỉ là một lễ hội bên trong nội bộ Giáo Hội, mà trở thành ngày hội sự sống và sự thật trong mọi lãnh vực xã hội”.
MỘT NHÓM HỒI GIÁO PHÁ HỦY MỘT NHÀ THỜ BỎ HOANG
(BBC 02.10) Việc phá hủy nầy diễn ra sau giờ cầu nguyện đánh dấu chấm dứt tháng ăn chay Ramadan, do nhóm Hồi giáo al-Shabab, nhóm giữ quyền kiểm soát thành phố cảng phía Nam Somalie,Kismayo. Họ cho biết sẽ xây một đền Hồi giáo ngay trên vùng đất của ngôi nhà thờ thời kỳ thực dân nầy, vốn không sử dụng từ nhiều năm nay. Gần như toàn bộ dân số Somalie đều theo đạo Hồi. Một vài nhóm Kitô-giáo phàn nàn về việc bị bách hại. Năm 2005,một tổ chức Hồi giáo đã đào tung các ngôi mộ từ một nghĩa trang thực dân Ý tại thủ đô Mogadishu và xây một ngôi đền Hồi giáo tại vùng đất ấy.
KHÔNG CÓ THÁNH LỄ AN TÁNG CHO NGƯỜI TỰ TỬ,TRỪ NGƯỜI BỊ BỆNH TÂM THẦN
(CWNews 03.10) ĐGM Boniface Choi Ki-san giáo phận Incheon, đã công bố một thư mục vụ về tự tử tiếp theo sau những tin tức và báo cáo của các phương tiện truyền thông Hàn Quốc về tỷ lệ tự tử cao ở đất nước nầy. Ngài cho biết: những người tự tử hành động như thế ‘chủ yếu là vì họ cô đơn và bị bỏ rơi. Chúng ta phải giúp đỡ một cách tích cực những người nghèo khổ và bị cô lập nầy va Giáo Hội chúng ta cũng phải chuẩn bị những cách thế để chia sẻ đau khổ của họ”. Ngài nói thêm rằng “những người tự tử phủ nhận đời sống vĩnh cửu” và rằng Giáo Hội chỉ cho phép cử hành Thánh Lễ An Táng “nếu người chết không bình thường bề mặt trí não”.
SÁCH MỚI THUẬT LẠI NHỮNG NỖ LỰC CỦA ĐỨC PIÔ XII ĐỂ CỨU HÀNG NGÀN NGƯỜI DO-THÁI
(CAN/ Europa Press 02.10) Một nữ tu Hoa Kỳ gốc Ý và chuyên gia về văn chương, Seour Marherita Marchione, đã phát hành một cuốn sách mới tựa đề “Đức Piô XII: Sự Thật Sẽ Giải Phóng Các Con”, nhân kỷ niệm 50 năm ngày Đức Cố Giáo Hoàng Piô XII băng hà sắp tới, 09.10. Qua những chứng từ, hồ sơ và hình ảnh trực tiếp, cuốn sách tái hiện khuôn mặt Đức Piô XII và cho thấy sự cam kết tích cực của người trong việc ủng hộ người dân Do Thái trong thế chiến thứ II. Soeur nhấn mạnh sự cần thiết phải “nói lên sự thât” về công việc Giáo Hội Công giáo đã thực hiện trong triều đại giáo hoàng của Đức Piô XII, nhằm bảo vệ và cứu mạng người Do Thái khỏi cơn bách hại của Đức quốc xã. “Chỉ riêng ở Roma đã có khoảng 5.000 người Do Thái đã đươc cứu thoát”. Soeur Marchione cho biết Soeur hy vọng cuốn sách nầy sẽ cất đi những bóng tối đã vây quanh khuôn mặt Đức Piô XII, vốn bị chỉ trích do cái gọi là sự im lặng của người trước sự tàn sát người Do Thái do Đức quốc xã. “Không một nghiên cứu tìm tòi có tính lịch sử và có phương pháp tài liêu nào” ủng hộ những tuyên bố như thế, mà “chỉ là kết quả của thành kiến và phân tích vội vàng nông cạn”. Nhà xuất bản cuốn sách, Libreria Editrice Vaticana nói trong một tuyên bố :” Thực tế, Đức gíao hoàng Piô XII đã cứu mạnh hàng ngàn và hàng ngàn người Do Thái cũng như những người bị bách hại khác. Nhiều công trình xây cất của Giáo Hội, trong đó có dinh thự Castel Gandolfo của Người, đều được biến thành những nơi trú ẩn. Mọi sự diễn ra không chỉ nhờ sự đồng ý của Đức Piô XII,mà còn theo lệnh của Người”. Thực tế lập trường trung lập do Đức giáo hoàng duy trì chỉ là “bề ngoài”, dù các diễn từ của Người về chủ nghĩa Đức quốc xã luôn “rõ ràng minh bạch’, như trường hợp Tông thư “Summi Pontificatus” công bố năm 1939 hoặc thông điệp phát thanh dịp lễ Giáng Sinh 1942. Cuốn sách được ĐHY Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone viết lời tựa.
NHÀ HOẠT ĐỘNG BỊ CẦM TÙ ĐANG LÂM NGUY
(AsiaNews 02.10) Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền { có trự sở ở New York]công khai chỉ trích tình trạng sức khoẻ xấu đi nghiêm trọng của Hu Jia và kêu gọi trả tự do cho anh . Nhà hoat động nầy bị bắt vào tháng 12 và bị tuyên án 3 năm 6 tháng tù giam, vì tội phê bình chỉ trích chính phủ. Tổ chức nầy cho biết vợ của anh,Zeng Jinan, bị quản thuc tại gia đã nhiều tháng qua với cháu bé gái 10 tháng, cũng phải được tự do. Hu Jia, năm nay 34 tuổi, nỗi tiếng cả nước vì các cuộc đấu tranh nhân danh người bệnh Aids và luôn đấu tranh vì sự phát huy dân chủ của trung Quốc, vì tự do tôn giáo tuyệt đồi và vì việc xem xét lại tình hình Tây Tạng vốn phải có được quyền tự quyết. Ngoài ra anh còn trở nên một điểm tham khảo cho những người Trung Quốc bất đồng chống đối: anh tập hợp các bài viết, soạn thảo các bào chữa luật pháp và giới thiệu cho cộng đồng quốc tế tất cả những người chống lại chế độ. Anh đã lam việc với các phương tiện truyền thông và các toà đại sứ quốc tế, cung cấp tư liệu về vi phạm nhân quyền. Anh bị ở tù vì “kích động lật đổ chống lại tổ quôc”, vì chỉ trích chính phủ vi phạm nhân quyền. Anh bị xơ gan do Viêm gam B mãn tính, nhưng các quan chức trại giam từ chối cho anh được đìều trị trong một trung tâm chuyên biệt. Thư anh viết đều bị tịch thu và vợ con cùng ngừơi thân của anh bị cấm thăm viếng. Riêng Chị Zeng bị dùng vũ lực bắt giữ từ ngày 07.08.2008 ở thành phố duyên hải Đai Liên cho đến ngày 23.08, trước ngày bế mạc Thế Vận Hội.
PHÙ ĐIÊU TỪ HINH CHỤP CHUẨN BỊ CHO HỘI NGHỊ THÊ GIỚI VỀ GIA ĐÌNH 2009.
(CNA 02.10) Uỷ Ban tổ chức Hội Nghi Thế Giới Gia Đình lần thứ Sáu đã mời gọi các gia đình trên thế giới gửi cho Uỷ Ban những hình chụp của họ để làm thành “Bức phù điêu các Gia Đình” sẽ được khánh thành trong hội nghị vào tháng Giêng ở Mexico City. Gia đình Ruiz Tolentino ở Ecapetec,Mexico, là gia đình đầu tiên hưởng ứng lời kêu gọi nầy. Uỷ Ban Tổ Chứ sẽ ghép tất cả hình ảnh được gửi về thành hình Đức gíao hoàng Biển-Đức XVI. Đến nay đã có trên 300 tấm hình từ 25 quốc gia trên thế giới được gửi về. Các gia đình quan tâm, có thể gửi qua địa chỉ e-mail fotoemf2009@gmail.com (tiếng tây Ban Nha) hoặc photowmf2009@gmail.com (tiếng Anh), dưới dạng JPGs, với TÊN CHỦ HỘ, tên họ, quốc gia và thành phố thường trú và hình chụp không vượt quá dung lượng 4 MB và không được chụp bằng camera điện thoại di động.
CẦN THÊM THỜI GIAN XEM XÉT PHÉP LẠ DO ĐỨC HỒNG Y NEWMAN
(CNS 03.10) Theo một tuyên bố từ Tu Viện Burmingham: Di hài của ĐHY John Henry Newman sẽ nằm lại với đủ nghi tiết trọng thể tại Tu Viện Burmingham ngày 31.10 và 01.11 để chuẩn bị cuộc tôn phong chân phước cho Đức hồng y. Các nhà thần học gặp nhau tại Vatican hôm 01.10 để xem xét việc chữa lành bệnh được gán cho nhờ lời chuyển cầu của Đức hồng y, đã đề nghị xin thêm thời gian.
PHỤ NỮ ẤN ĐỘ ĐẦU TIÊN ĐƯỢC TÔN PHONG HIỂN THÁNH
(ICNS 03.10) Giáo Hội ở Ấn Độ chờ đợi một thời khắc lịch sử vào ngày 12.10 khi Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ tuyên bố Chân Phước nữ tu Alphongsa,sinh ở Kerala, đươc tôn vinh hiển thánh và là người phụ nữ Ấn Độ đầu tiên được nhận vinh dự nầy. Đức Thánh Cha sẽ cử hành các nghi thức ở Vatican với hàng ngàn người Ấn Độ tham dự. Các giám mục,linh mục va nữ tu từ quê hương của Vị Chân Phước đã bắt đầu rời nước sang Vatican. Tín hữu Công giáo ở Kerala sẽ đánh dấu này trọng đại ấy bằng những giờ cầu nguyện đặc biệt.Một thánh lễ tạ ơn và diễu hành công khai sẽ đươc tổ chức ở Bharananganam,một thanh phố nhỏ yên tĩnh thuộc hạt Kottayam,nơi Vị Chân Phước nữ tu được mai táng. Nữ tu Alphongsa sinh ngày 19.08.1910, vào dòng năm 1927, qua đời năm 1946 và án phong thánh cho Ngài được bắt đầu mở từ năm 1953. Ngài được Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II phong Chân Phước năm 1985, khi Người tông du Ấn Độ.
VATICAN SẼ BỎ ĐI NHỮNG LỜI NGUYỆN THÁNH THỂ CHO TRẺ EM
(CWNews 03.10) Vatican dự tính rút đi các Lời Nguyện Thanh Thể cho trẻ em khỏi các lời nguyện đã được cho phép đưa vào trong Sách Lễ Roma. ĐGM Arthur Serratelli giáo phận Paterson,bang New Jersey, chủ tịch Uỷ Ban Phụng Vụ HĐGM Hoa Kỳ đã tiết lộ những dự tính của Vatican trong một lá thư gửi các giám mục Hoa Kỳ và đưa tin rằng Thánh Bộ Phượng Tự dự định sẽ “công bố một văn bản tách riêng”. Giống như nhiều văn bản phụng vụ khác, những Lời Nguyện Thánh Thể cho Trẻ Em đã bị chỉ trích là không truyền đạt được ý nghĩa đầy đủ thích hợp của tính chất linh thánh trong phụng vụ. Những năm vừa qua, Vatican đã có những nỗ lưc đặc biệt để phục hổi ý nghĩa tính chất linh thánh và cắt giảm các văn bản phụng vụ để khuyến khích tính kiên định trong pọung vụ. Uỷ Ban Phụng Vụ HĐGM Hoa Kỳ quyết định ngưng việc dịch thuật bản văn hiện tại các Lời Nguyện Thánh Thể cho Trẻ Em.
THƯỢNG HỘI ĐỒNG VỀ KINH THÁNH SẼ MANG TÍNH ĐẠI KẾT VÀ QUỐC TẾ
(CAN 03.10) Với Thượng Hội Đồng Các Giám Mục mang tính lịch sử về Kinh Thánh vào Chúa Nhật 05.10, Đức TGM Nikola Eterovic,tổng thư ký THĐ, tổ chức cuộc họp báo ở Vatican ngày 03.10 để thông báo một số chi tiết của sự kiện nầy mà người ta dễ nhận thấy ngay là có tính đại kết và quốc tế. Ngài lưu ý rằng THĐ về “Lời Chúa trong Đời Sống càa Sứ Mệnh của Giáo Hội” khác với mọi THĐ khác vì bắt đầu với một Thánh Lễ do Đức Thaáh Cha chủ tế tại Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thánh, trong khi các THĐ trước đây đều ở trong Đền Thờ Thánh Phêrô. “Lý do cho điều nầy có thể là vì lần hội nghị thứ 12 nầy diễn ra trong Năm Thánh Phaolô”. THĐ sẽ quy tụ 253 giám mục Công giáo Roma, 13 giám mục Công giáo nghi lễ Đông phương và nhiều chuyên gia. 253 nghị phụ đại diện cho 113 HĐGM từ khắp trên thế giới sẽ gia nhập với 25 bộ ngành thuôc Giáo Triều Roma và Liên Minh các Bề Trên Cả. Cùng hiện diện có 41 chuyên gia (trong đó có 6 phụ nữ) từ 21 quốc gia và 37 dự thính viên ( trong đó có 19 phụ nữ) từ 26 nước. Một số rất đông người từ các Giáo Hội Kitô-giáo khác cũng được mời tham dự. Đức Thánh Cha cũng mời ba vị khách đặc biệt đến nói chuyện với THĐ, mỗi người sẽ đề cập một viễn cảnh duy nhất. Khách mời đầu tiên là đại giáo sĩ Do Thái Shear Yashov Cohen ở Haifa (đề tài : Dân Do Thái đọc và giải thích Kinh Thánh ra sao?). Hai vị kia là Mục sư A.Miller Milloy,tổng thư ký Hội Kinh Thánh Thống Nhất và Thầy Alois, tu viện trưởng Công Đoàn Taizé. Một khía cạnh đại kết đáng lưu ý là những diễn từ do Đức Thánhh Cha và Đức thượng phụ đại kết Bartôlômêô I đọc vào ngày 18.10, khi cả hai nhà lãnh đạo chủ trì Giờ Kinh Chiều Chúa Nhật thứ 29 Thường Niên.