MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: đề mục chính :: các bài mới
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Tường Trình Lại Chi Tiết Hơn Về Cuộc Họp Giữa Tgm Hà Nội Và Ubnd Thành Phố
Thứ Ba, Ngày 23 tháng 9-2008
Tường trình lại chi tiết hơn về cuộc họp giữa TGM Hà Nội và UBND thành phố
 
VietCatholic News
 
HỌP NHƯNG KHÔNG HÀNH

Sau khi nhận được đơn khiếu nại của Toà Tổng Giám Mục (TTGM) Hà Nội, Chủ Tịch UBND Thành Phố đã viết giấy mời Đức Tổng Giám Mục Joseph Ngô Quang Kiệt cùng với linh mục đoàn tới trụ sở UBND TP họp để tìm cách giải quyết về việc khiếu nại của TTGM.

Vào lúc 9 giờ ngày 20.9.2008, khi Đức Tổng cùng với các cha đi đến UBND họp thì các thầy chủng sinh cùng các nữ tu và đông đảo bà con giáo dân cũng đi theo tới UBND thành phố. Nhưng khi đến cổng UBND thì lực lượng công an đã trực sẵn tại hàng rào sắt bảo vệ cổng UBND và không cho ai vào. Thấy quá đông họ cho người ra cổng nói với các cha rằng Chủ Tịch chỉ mời mười người vào họp thôi, còn tất cả phải ở ngoài. Đông đảo các cha phản đối việc mời Đức Tổng cùng với các linh mục đoàn tới họp, đến nơi lại chỉ cho mười người vào. Vậy thì chúng tôi không làm việc. Các cha nói mãi họ mới chấp nhận mời Đức Tổng và 19 linh mục vào họp, nhưng không cho mang theo phương tiện truyền thông nào. Các cha nói nếu cấm các phương tiện truyền thông của chúng tôi thì các ông cũng phải mời tất cả các phương tiện truyền thông và các phóng viên của các ông ra ngoài thì chúng tôi mới làm việc. Cuối cùng họ phải đồng ý để cho các cha đem theo các phương tiện truyền thông, máy ghi âm, máy ghi hình.

Khi vào, họ mời vào phòng khánh tiết, sau đó họ mới dẫn tới phòng họp. Vào phòng họp họ giới thiệu thành phần tham dự, sau đó tới đại diện TTGM, Cha John Lê Trọng Cung giới thiệu thành phần đoàn. Ông chủ tịch UBND Tp Nguyễn Thế Thảo điều khiển cuộc họp, mời Đức Tổng và các cha phát biểu.

Đức Tổng Joseph Ngô Quang Kiệt hoan nghênh cách làm việc rất mau lẹ của UBND TP Hà Nội, cám ơn ông Chủ Tịch, Phó Chủ Tịch, Ban Tôn Giáo và các ban nghành có liên quan. Đức Cha nói về nguyện vọng của TTGM đã nhiều lần đệ đơn khiếu nại, nhưng không giải quyết một cách thoả đáng. Công việc đối thoại đang được tiến hành thì ngày 19.9.2008 vừa qua Nhà Nước đã đơn phương thi công mà TTGM không được biết trước. Như vậy là xúc phạm đến HĐGMVN, xúc phạm đến tình cảm của giáo dân. Đức Cha hỏi: “có phải Nhà Nước cố ý bẻ gãy cuộc đối thoại và không muốn đối thoại nữa? và có phải nhà nước muốn cắt đứt mối quan hệ giữa Nhà Nước và Hội Đồng Giám Mục VN (HĐGMVN) cùng mối quan hệ với Toà Thánh Vatican? Trong khi coi thường ý kiến của HĐGMVN không có một hồi đáp nào, tự động thi công, có phải Nhà Nước đã coi thường cả một khối công giáo và HĐGMVN là cơ quan cao nhất của Giáo hội công giáo Việt Nam hay không?. Xin quý vị nghe cho rõ rồi trả lời và đệ trình lên cấp trên”.

Tiếp đến là Cha Joseph Nguyễn Khắc Quế, phát biểu là đã nhiều lần trình bày nguyện vọng xin lại khu đất 42 Nhà Chung đó là khu đất linh thánh, là ngôi nhà tổ. Thế mà ngày 19.9.2008 chúng tôi về nhà tổ của chúng tôi mà không vào được, vì đã bị công an phong toả TTGM Hà Nội, khu phố Nhà Chung, có hàng dào sắt, dây thép gai ngăn cản, có chó nghiệp vụ, biệt động, công an đủ các cỡ. Tôi thấy đúng là cuộc cưỡng bách. Xin các cấp lắng nghe những lời kêu cứu của chúng tôi, để rồi giải quyết cho thoả đáng.

Sau Cha Quế là Cha Joseph Nguyễn Ngọc Hinh phát biểu: “chúng tôi vừa nghe ông Chủ Tịch có ý kiến, chúng tôi thực sự vui mừng, sự vui mừng đó phải được tôn trọng và được đối thoại thực sự, bằng những việc làm cụ thể, nhiều khi tôi thấy nói ra thì tôn trọng trên lý thuyết nhưng cuối cùng chẳng thấy tôn trọng đâu. Chúng tôi thực sự mong quý vị hãy thực thi những gì mình đã cam kết, đã trao đổi”.

Kế đến là Cha Laurenso Chu Văn Minh, Giám Đốc Đại Chủng Viện Hà Nôi nói: “không có luật pháp nào ngăn cấm thực hành tôn giáo” và chính ngài là nạn nhân của việc ngăn cấm đó, vì ngài đi làm lễ tại dòng Mến Thánh Giá, 31 Nhà Chung như thường lệ, đã bị công an cấm không cho vào. Ngài đứng đối thoại, chờ đợi 30 phút mà công an không cho vào để làm lễ. Nhiều giáo dân đi lễ ở Nhà Thờ Lớn cũng không cho vào. Cha đã đặt câu hỏi: “có luật pháp nào ngăn cấm việc thực hành tôn giáo không?”

Cha Jacob Nguyễn Văn Lý nói: “các phương tiện truyền thông đưa tin sai lệch về việc TTGM đã đồng ý để nhà nước sử dụng khu đất 42 Nhà Chung làm công viên cây xanh”. Cha đề nghị: “các cơ quan ngôn luận của Đảng, của Nhà Nước cần đưa tin trung thực, không được bịa đặt, không được vu khống”.

Cha Joseph Nguyễn Văn Diễm nói về nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Có nghĩa là nói thì phải làm mà không được lừa dối.

Cha Peter Nguyễn Văn Khải nói: “Nhà Nước vẫn nói là độc lập tự do, hạnh phúc, nhưng chúng tôi thấy tự do và hạnh phúc của chúng tôi đang bị xâm phạm, tổn hại nghiêm trọng, chúng tôi thấy quyền con người của chúng tôi đang bị xâm phạm. Cụ thể là từ sớm hôm ngày 19.9 tới bây giờ khu vực 40 và 31 Nhà Chung, chúng tôi bị mất quyền đi lại, quyền học hành, quyền làm việc, quyền được bảo vệ an toà n, quyề n thông tin, quyền sinh h ọat tôn giáo, chúng tôi thấy lực lượng cảnh sát, dân vệ phong toả không cho ai ra vào như thế thì lấy gì mà ăn, không về nhà được lấy chỗ đâu mà nghỉ, chỉ còn cách đi lang thang mà thôi”.

Rồi đến Cha Joseph Nguyễn Ngọc Ruẫn hỏi: “Nhà Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, cụ thể là UBND TP, Quận Hoàn Kiếm có còn tôn trọng chúng tôi là những người công giáo nữa hay không? Nếu còn tại sao lại xử sự với chúng tôi như tội phạm như thế?”.

Cha Antôn Trần Duy Lương, Chính xứ Nhà Thờ Lớn nói “đường đường, chính chính thì việc gì mà phải thi công trộm, từ nửa đêm, việc gì phải đưa hàng dào sắt, dây thép gai để ngăn cấm không cho ai qua lại, tại sao thi công dùng các loại xe cơ giới, phá dỡ ngôi nhà 4 tầng cao như thế mà không có biện pháp nào để bảo đảm an toàn lao động, phá nhà cả đêm làm cho mọi người chung quanh mất ngủ, bê tông rớt xuống làm hỏng tường nhà chúng tôi, TTGM đang phải sống trong bầu không khí ngột ngạt, tiếng máy gầm rú động trời, bụi bay mù mịt, chúng tôi đang phải hít thở không khí không trong lành do Nhà Nước gây nên”.

Sau khi Đức Cha và các cha đại diện cho TTGM phát biểu nêu ý kiến, thì tiếp theo là Bộ Xây Dựng phát biểu, nêu rõ nguồn gốc của khu đất 42 Nhà Chung và trả lời đơn khiếu nại của TTMG là không có cơ sở để giải quyết. Nói đến việc Cha Nguyễn Tùng Cương, Tổng Quản Lý đã có biên bản bàn giao cho Nhà Nước năm 1961 nhưng không có văn bản chính gốc nào là việc cha Cương đã trao khu đất 42 cho nhà nước quản lý.

Tiếp đó là đại diện Sở Tài Nguyên Môi Trường phát biểu, cũng khẳng định là không có cơ sở để giải quyết.

Sở Quy Hoạch nhận chỉ đạo của cấp trên và UBND quận Hoàn Kiếm là đơn vị được trao cho trực tiếp thi công. Phủ nhận khu đất 42 Nhà Chung là không có tranh chấp. Nên nhà nước đã quy hoạch để làm công viên cây xanh.

Rồi đến Chủ Tịch UBND quận Hoàn Kiếm, chủ đầu tư và là đơn vị trực tiếp thi công. Ông đã phủ nhận việc phong toả TTGM và khu phố Nhà Chung, nên đã bị các cha phản đối kịch liệt vì lời nói sai sự thật, trong khi đó công an, cảnh sát, chó nghiệp vụ vẫn đêm ngày giữ chặt cùng với hàng dào sắt, dây thép gai, không cho ai qua lại, nội bất xuất, ngoại bất nhập.

Ông Nguyễn Đức Nhanh Giám Đốc Công An Thành Phố nói: “công an cảnh sát đến đó là để bảo vệ cho việc xây dựng được an toàn, mà công an thì được dùng tất cả các phương tiện có thể, kể cả chó nghiệp vụ để bảo vệ cho những người thi hành công vụ, không phải để tấn công người dân.” Ông cũng đặt 5 câu hỏi xin các cha trả lời.

Sau đó Cha Phạm Minh Triệu phát biểu, là nghị quyết 23 của chính phủ, bản thân nghị quyết 23 là văn bản dưới luật, nghị quyết 23 áp dụng luật hồi tố mà trong luật Việt Nam thì không áp dụng luật hồi tố khi bất lợi cho người bị hại và cho đương sự. Khu đất 42 Nhà Chung không thuộc đối tượng điều chỉnh của nghị quyết 23, chỉ áp dụng cho đối tượng đất cát đã được Nhà Nước trưng thu, trưng mua, mượn hoặc chuyển tên người khác. Trong khi đó khu đất 42 của TTGM không có bất cứ một loại giấy tờ nào nói là Nhà Nước đã trưng thu”.

Sau khi Cha Triệu phát biểu, thì Cha Khải đứng lên xin trả lời 5 câu hỏi của Giám Đốc Công An đã nêu ra, nhưng ông Nguyễn Thế Thảo chủ tịch UBND TP nói là để sau, mà sau khi phát biểu xong ông tuyên bố bế mạc cuộc họp. Cha Khải không có cơ hội để trả lời các câu hỏi của Giám Đốc Công An TP Hà Nội.

Đức Tổng phát biểu cuối cùng, Ngài nhắc lại lời Ông Chủ Tịch nói “đất đai từ ngàn xưa không biết nguồn gốc từ đâu, nhưng đến thời giáo hội công giáo thì được cấp khu đất đó”. Ít ra khi cấp, thì người ta cũng có một mảnh giấy công nhận. Đến thời chính quyền sau có thể thay đổi, nhưng phải có giấy tờ văn bản nói về sự thay đổi đó, trên mảnh đất 42 của chúng tôi chưa được một văn bản nào của Nhà Nước nói về sự thay đổi đó, không đi vào diện cải tạo tư sản, không đi vào diện cải tạo nông nghiệp, không có một văn bản nói đến sự tịch thu, trưng thu hay trao cho nhà nước, có thể nói là sự quản lý của cơ quan Nhà Nước là chưa có hợp pháp. Trên cơ sở đó cần phải có văn bản giấy tờ. Ngài nói tiếp: “nếu kẻ cướp vào chúng tôi, ngang nhiên ở đó không có giấy tờ gì hết, mà họ mạnh hơn, chúng tôi không đuổi ra được, thì đương nhiên họ chiếm thì sao? Nên cần phải có giấy tờ văn bản pháp lý. Chúng tôi thấy đất 42 chưa có văn bản đó. Chúng tôi thấy lời Ông Chủ Tịch nói trên lý thuyết rất hay nhưng chưa thực hiện được. Điểm cuối cùng Ông Chủ Tịch có nói: “đất đai là nhà nước quản lý, nhà nước không tranh chấp với ai”. Đức Tổng nói thêm “chúng tôi rất đồng ý, chúng tôi không tranh chấp với nhà nước” ông Chủ Tịch có nói, năm 1961 linh mục Joseph Nguyễn Tùng Cương có liệt kê 95 cơ sở” nhưng chúng tôi không đòi cơ sở nào vì những cơ sở đó thực sự dùng vào công ích chung như: trường Hoàn Kiếm, bệnh viện Saint Paul, bệnh viện Bài lao chúng tôi không bao giờ nhắc tới, nhưng khách sạn La Thành chúng tôi sẽ nhắc tới”.

Sau khi họp xong, mọi người đứng dậy ra về, nhưng vẫn còn rất bức xúc vì không được giải quyết thoả đáng, các cấp chính quyền trả lời vòng vo, không đi đến đâu, không đi vào mấu chốt của vấn đề, vẫn cứ “bổn cũ soạn lại”.

Có thể nói “họp mà không hành”, trên lý thuyết thì rất hay, nhưng thực hành chẳng được chút nào.
 
Joseph Nguyễn Công Lý
Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Đôi Đièu Về Những Sai Lầm Và Bài Học Cấp Thiết (9/24/2008)
Ai Được Ai Mất? (9/24/2008)
Báo Chí Nô Lệ (9/24/2008)
Trị Đám Côn Đồ Do Đảng Lãnh Đạo (9/24/2008)
Liệu Có Thể Dùng Công Văn Để Cảnh Cáo? (9/24/2008)
Tin/Bài cùng ngày
Những Mảnh Xương Khô Trong Sa Mạc, # 16 (9/23/2008)
Những Mảnh Xương Khô Trong Sa Mạc, # 15 (9/23/2008)
Chớ Sinh Nho Dại Mà Hãy Sinh Trái Ngọt! (9/23/2008)
Tâm Tình Của Một Con Chiên Lạc (9/23/2008)
Bài 3: Đền Tạ Trái Tim Đức Mẹ Trong 5 Thứ Bảy Đầu Tháng (9/23/2008)
Tin/Bài khác
Thư Người Phụ Nữ Cư Dân Hà Nội Nói Lên Thao Thức Của Mình Trước Thời Cuộc (9/22/2008)
Dáng Đứng Thái Hà (9/22/2008)
Thông Báo Của Www.memaria.org Về Tin Việt Nam. (9/22/2008)
“ngôi Nhà Của Những Người Nghèo” (9/22/2008)
Vài Hàng Với Ubnd Thành Phố Hà Nội! (9/22/2008)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768