MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: đức mẹ medjugorje
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Bai 70: Những Cản Trở Trong Sự Cầu Nguyện (3)
Thứ Ba, Ngày 16 tháng 9-2008

Những Cản Trở Trong Sự Cầu Nguyện (3)

§ Thuận Hà

LẦN CHUỖI MÂN CÔI

Song song với Thánh Lễ, Đức Mẹ yêu cầu chúng ta Lần Hạt Mân Côi. Mẹ kêu gọi ở Fatima, Lộ Đức và bây giờ ở Mễdu. Ở Mễdu Đức Mẹ không chỉ yêu cầu lần hạt mỗi ngày, nhưng yêu cầu lần hạt chung với gia đình. Lần 3 chuỗi mỗi ngày: Vui, Thương, Mừng.

Ngày 27/9/1984, Đức Mẹ nói: “Mẹ kêu gọi mọi gia đình trong giáo xứ lần hạt Mân Côi.” Mẹ năn nỉ: “Các con ‘phải’ lần hạt chung trong gia đình.” (4/1/85) Lời kêu gọi của Mẹ như van nài. Một lần nữa Đức Mẹ lập lại: “Các con thân mến, hãy để cho mọi lời cầu nguyện của các con cầu trong gia đình buổi tối chỉ cho bao kẻ tội lỗi được ăn năn trở lại, bởi vì thế giới ngày nay dẫy đầy tội lỗi. Hãy lần hạt mỗi tối.” (8/10/1984) Không những Đức Mẹ yêu cầu chúng ta lần hạt chung trong gia đình mà còn nói cầu nguyện cho kẻ có tội nữa.

Ngáy áp lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (14/8/1984), Bất ngờ Đức Mẹ hiện ra với Ivan tại nhà và nói: “Mẹ kêu gọi mọi người trong những ngày này, ăn chay Thứ Tư và Thứ Sáu bằng bánh mì nước lạnh, cầu nguyện với Mẹ mỗi ngày: Năm sự Vui, Năm sự Thương, Năm sự Mừng.”

Bạn có thể suy niệm Mầu Nhiệm Mùa Vui buổi sáng. Buổi chiều có thể suy niệm mùa Thương; và buổi tối có thể suy niệm mùa Mừng. Kinh Tin Kính và 3 kinh Kính Mừng chỉ cần đọc một lần trước mùa Vui, và kết thúc là Kinh Lạy Nữ Vương sau mùa Mừng.

Có một người hứa đọc 3 chuỗi mỗi ngày. Và rồi ông bị lương tâm dằn vằn sao đó nên không giữ được lời hứa. Ông tới nhà thờ than thở: “Tôi đã làm gì thế này, tôi không có giờ để đọc ba chuỗi.” Nhưng rồi ông ta lại bắt đầu lại. Một tháng sau, ông ta thú tội: “Tôi thật ngu xuẩn, tôi nghĩ tôi tôi không có giờ để đọc ba chuỗi, song tôi khám phá ra rằng tôi có thể đọc năm chuỗi mỗi ngày.” Khi bạn quyết định, Chúa sẽ cho bạn thì giờ.

Tại sao Đức Mẹ nhấn mạnh về sự lần hạt nhiều như vậy?

- Chuỗi Mân Côi là một thứ vũ khí mạnh nhất để chống với Satan và những bè lũ của chúng trong thế giới này. Sự thật là vậy vì Đức Mẹ luôn luôn lần hạt với chúng ta. Hãy nghe những lời Đức Mẹ tỏ cho cha Stefano Gobbi.

“…Đó là kinh nguyện mà các con cầu nguyện chung với Mẹ. Khi các con mời Mẹ cầu nguyện cho các con, Mẹ tán thành lời yêu cầu của các con và Mẹ hợp với giọng của các con để cùng cầu nguyện. Mẹ kết hợp lời cầu nguyện của các con với Mẹ.”

Khi lần hạt, trong một chuỗi, ít nhất bạn đọc bao lần lời kinh: “Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen” Một ngày kia cha Gobbi họp với các linh mục, có một câu ngài kể lại, đều làm cho chúng tôi bật cười khi nghe Đức Mẹ nói: “Các con tưởng Mẹ điếc hay sao? Các con van xin Mẹ: “Cầu cho chúng con khi nay và trong giờ lâm tử…” Mẹ là Mẹ của các con, các con không nghĩ rằng Mẹ sẽ làm hay sao?”

Chuỗi Mân Côi có tác dụng mạnh mẽ vì nó là lời Kinh của Đức Mẹ.

Thánh Têrêsa, bông Hoa nhỏ của Chúa Giêsu Hài Đồng nói: “Một mình Têrêsa thì không là gì cả nhưng Têrêsa với Chúa Giêsu thì là một.” Tương tự như vậy, chúng ta chẳng là gì cả nhưng Mẹ cầu nguyện chung với chúng ta sẽ thành sức mạnh vạn năng. Bởi vậy Đức Mẹ nói: “Với kinh nguyện này, Mẹ và các con hợp lại sẽ tác động mạnh trên những biến cố xảy ra cho con người ngay cả những biến cố trong tương lai…”

Suy niệm Chuỗi Mân Côi có lợi ích rất nhiều cho chúng ta. Khi bạn suy niệm cuộc đời Chúa Cứu Thế mỗi ngày bạn không thể nào mà không thay đổi cho được. Những tư tưởng đó sẽ bao bọc bạn và chính chúng sẽ xoay bạn thành khuôn đúc như Chúa.

Chuỗi Mân Côi không chỉ là 150 kinh Kính Mừng mà thôi. Nhưng nhìn vô những biến cố về cuộc đời Chúa Cứu Thế qua con mắt của Đức Mẹ. Chính những biến cố này sẽ thúc đẩy chúng ta sống giống Chúa. Tưởng tượng tới mầu nhiệm mùa Vui. Thí dụ bạn có một người bạn đang bệnh, người bạn đó đang chờ bạn đến thăm để an ủi, để nói chuyện. Khi Chúa thúc đẩy bạn hành động thì câu chuyện được xảy ra.

Muốn suy niệm về chuỗi Mân Côi cách sốt sắng hơn nên đọc Thánh Kinh mỗi ngày. Ngày 18/10, 1984, Đức Mẹ nói: “Các con thân mến. Bữa nay Mẹ kêu gọi các con hãy đọc Thánh Kinh, và để nó vào một nơi dễ thấy để các con nhớ mà đọc mỗi ngày..”

Thật tuyệt vời khi Mẹ nói vậy: có nghĩa là đặt để Thánh Kinh lên ngôi trong gia đình.

Ngày 18/10 là lễ Thánh Luca. Ngài và Thánh Mathêu viết về thời thơ ấu của Đưc Chúa Giêsu trong mùa vui. Nên đọc thường xuyên chương đầu và chương thứ hai đều thuyết giảng về Phúc Âm. Như vậy mầu nhiệm vui sẽ trở thành sống động với bạn và nó sẽ làm tràn niềm vui trong bạn.

Trong một cuộc phỏng vấn với Mirjana (10/1/1983), cha Tomislav Vlasic hỏi cô: “Làm cách nào để vô nước Thiên Đàng?”

Mirjana trả lời: “Thiên Chúa không đòi hỏi tuyệt đối nhưng Ngài đòi hỏi sống một cuộc sống an bình, không làm sự dữ, xấu xa, gian dối.”

CẦU NGUYỆN ĐỂ MỜI THIÊN CHÚA VÔ CUỘC ĐỜI CHÚNG TA

Tại sao Đức Mẹ cần lời cầu nguyện của chúng ta? Tại sao Mẹ phải năn nỉ?

Ngày 13/9/1984, Đức Mẹ nói: “Các con thân yêu! Mẹ rất cần lời cầu nguyện của các con. Các con sẽ hỏi ‘Tại sao Mẹ cần nhiều lời cầu nguyện như thế?”

Thiên Chúa cho chúng ta một ân sủng quí báu là “quyền tự do”. Cha ông của đất nước này yêu mến sự sự do. Tượng Thần Tự Do được dựng trên hải cảng của đất nước. Những cuộc cách mạng nổi lên cũng vì sự tự do. Nhưng không ai tôn trọng sự tự do hơn là Thiên Chúa va Mẹ của Người.

Thiên Chúa cho chúng ta ý chí tự do. Trong Cựu Ước, trong cuộc Xuất Hành Người đã cho thấy Chúa muốn con người được tự do. Ngài không bao giờ xâm phạm quyền tự do của con người. Khi hỏi ý kiến của Đức Mẹ, Người đã sai Thiên Thần tới hỏi ý kiến của Mẹ để xem Mẹ có chấp nhận làm Mẹ Thiên Chúa không? Thánh Gioan vẽ lên hình ảnh Chúa Giêsu đứng gõ cửa trước trái tim chúng ta để Người được phép bước vào. (Rv. 3:20). Chỉ chúng ta mới có quyền mở cái cửa đó. Và chúng ta chỉ mở cửa đó khi chúng ta cầu nguyện mà thôi. Cầu nguyện để nói cho Chúa biết rằng: ‘Con muốn Chúa bước vô cuộc đời con, thế giới của con.’ Bởi vậy Đức Mẹ luôn kêu gọi chúng ta cầu nguyện. Cầu nguyện để mở đèn xanh cho Chúa bước vào.

Đức Mẹ tôn trọng sự tự do của chúng ta cho nên những sứ điệp của Mẹ luôn mở đầu bằng câu: “Mẹ mời gọi các con”. Cũng giống như Kinh Thánh, những sứ điệp của Mẹ cũng luôn mời gọi. Mẹ đòi hỏi sự đáp lại với nỗi niềm hân hoan thỏa thuận của chúng ta nhưng không vì bó buộc. Mẹ chỉ có thể gọi mời và chờ đợi mà thôi. Cầu nguyện là sự đáp trả cho sự gọi mời. Đó là cách chúng ta xin Chúa và Đức Mẹ bước vô đời sống chúng ta vậy.

Thứ Năm, ngày 26/4/84. Đức Mẹ không ban một sứ điệp nào cho giáo xứ Mễdu cả. Tuần sau đó, ngày 3/5/84, Mirjana đã hỏi Đức Mẹ: “Mẹ yêu dấu! Tại sao Thứ Năm tuần rồi Mẹ không ban một sứ điệp nào cho giáo xứ chúng con vậy?”

Đức Mẹ trả lời: “Mẹ không muốn ép buộc bất cứ một ai làm những điều mà họ không muốn, mặc dù Mẹ có một sứ điệp đặc biệt muốn ban cho giáo xứ, điều mà Mẹ muốn là họ phải phục hồi lại niềm tin của họ.”

Thử tưởng tượng coi, Đức Mẹ đã ám chỉ rằng, Người có một sứ điệp muốn ban ra nhưng bị cản lại vì thái độ ơ thờ không chấp nhận của chúng ta.

Những gì Đức Mẹ làm được hay không là tùy thuộc ở chúng ta. Thí dụ, Đức Mẹ nói với các thị kiến khi họ hỏi Người về tương lai của họ sau này Đức Mẹ muốn họ làm gì thì Người lời: “Mẹ muốn các con trở thành những linh mục, những nhà tu hành, nhưng tùy ở sự lựa chọn của các con, đó là quyền tự do của các con.” Sau đó Mẹ lại nói: “Các con phải quyết định cho cuộc đời các con. Mẹ sẽ giúp các con về sự quyết định đó.” Ivanka quyết định đời sống hôn nhân. Đức Mẹ không phản đối vì đó là sự chọn lựa của cô.

Trong các sứ điệp hàng tháng cho thế giới, Đức Mẹ không ngừng kêu gọi chúng ta quyết định cho Chúa: “Các con thân yêu, Mẹ kêu gọi các con hãy quyết định cho Chúa, cho cuộc sống thiên đàng…” (25/10/87). Thiên Chúa chỉ ban nước Thiên Đàng cho những ai tự ý quyết định đi với Người mà thôi.

“Các con thân mến. Mẹ kêu gọi mỗi người chúng con hãy quyết định đầu phục hoàn toàn cho Mẹ; vì chỉ con đường này Mẹ mới có thể đem các con tới Chúa… Mẹ mong muốn mỗi người chúng con thuộc về Mẹ, nhưng Chúa đã cho chúng con sự tự do, và Mẹ tôn trọng sự tự do của các con…” (25/11/87).

Bạn đã thấy tại sao Đức Mẹ năn nỉ chúng ta cầu nguyện chưa?

Trong một cái sứ điệp cho thế giới ngày 25/1/88. Đức Mẹ một lần nữa lại nhấn mạnh tới quyền tự do của chúng ta: “Các con thân mến, bữa nay một lần nữa Mẹ kêu gọi các con hoán cải, nhưng rất khó khăn cho những người không muốn lựa chọn Chúa.” Chúng ta phải chọn lựa Chúa nếu không sự hoán cải sẽ vô cùng khó khăn.

“Các con thân mến, Mẹ mời gọi các con hãy trở về với Chúa.” Mẹ kêu gọi sự trở về phải hoàn toàn cho Chúa. Đa số, chúng ta tới với Chúa chỉ những khi bệnh hoạn, đau khổ, khó khăn..Chúng ta nghĩ rằng Chúa không nghe lời chúng ta. Sự thật không phải vậy. Chúng ta giới hạn quyền năng của Thiên Chúa bằng đức tin yếu kém của chúng ta. Đức Mẹ nói: “Mẹ đang cầu nguyện cho các con và Mẹ muốn kéo các con tới gần Thiên Chúa, nhưng Mẹ không thể làm khi các con không muốn.” Sự quyết định là tùy thuộc ở chúng ta.

Thánh Augustinô nói: “Thiên Chúa tạo dựng nên chúng ta không có sự thỏa thuận của chúng ta nhưng Ngài cứu chúng ta thì không thể không có sự ưng thuận của chúng ta.”

CẦU NGUYỆN VÀ ĂN CHAY

Cầu nguyện là hơi thở của linh hồn
Ăn Chay là sự cầu nguyện của thể xác.

Ăn chay và cầu nguyện rất cần cho đời sống tâm linh của chúng ta, cũng giống như hơi thở cần cho sự sống và ăn uống cần cho phần xác vậy.

Hơi thở và ăn uống có liên hệ mật thiết với nhau, bởi vậy chúng ta cần ăn chay và cầu nguyện. Khi ăn chay, chúng ta có thể cầu nguyện sốt sắng hơn. Nhưng hầu như chúng ta thường lãng quên về chay tịnh. Đức Mẹ bên Mễdu nói: “Ăn chay nghiêm túc Thứ Tư và Thư Sáu..” (14/8/84)

Chay tịnh giúp chúng ta dễ mở lòng ra cho Chúa và cho tha nhân. Chay tịnh giúp chúng ta cảm nghiệm được sống khó nghèo như thế nào, và như vậy sẽ dễ mở lòng ra để giúp đỡ kẻ khác. Những người nghèo khó thường chạy tới Chúa và tín thác vào Ngài hơn. Chúa đã chẳng nói: “Phúc cho người nghèo khó vì nước trời là của họ…” (Mt. 5:3) đó sao?

Bản tánh tự túc, tự tôn của con người sẽ ngăn cản Chúa đến. Nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta đầy đủ không cần gì thì sẽ không cần chạy tới Chúa. Chúa cũng đã nói người giầu vào nước thiên đàng còn khó hơn con lạc đà chui qua lỗ kim, bởi vì người giầu có chiều hướng tự túc, tự tôn, họ tin tưởng vào tài năng của họ mà không tin vào Chúa. Khi thấy cái giếng cạn nước thì chúng ta hiểu được giá trị của nước cần thiết cỡ nào.

Ăn chay không có nghĩa là nhịn ăn nhưng cũng không ăn như ý thích. Đã bao lần chúng ta thích ăn uống bởi vì có những món ăn ngon hạp khẩu vị. Ăn chay có nghĩa là từ bỏ những thứ ngon. Từ bỏ mình.

Chay tịnh rất tốt bởi vì nó sẽ giúp cho tánh tự chủ của chúng ta. Chúng ta đều cảm nghiệm được rằng xác thịt luôn luôn chống đối những việc thiêng liêng. Thánh Phaolồ từng nói: “Những gì tôi muốn làm thì tôi không làm, những gì tôi không muốn làm thì tôi lại làm…” (Rom. 7:19).

Nếu bạn để con sư tử đói, nó sẽ yếu đi và khi đó bạn có thể làm chủ được nó. Cũng vậy, chay tịnh là diệt đi những ham muốn, làm yếu đi cái mãnh mực ham muốn của mình và nhờ đó bạn sẽ làm chủ được những ham muốn của bạn.

Cuối cùng, không thể nói chay tịnh cần cho phần xác hơn. Nhiều người chết bởi thức ăn hơn là bởi tai nạn xe cộ. Bởi vậy, cả ngàn người muốn kiêng ăn thì phải đi tới những hội kiêng ăn. Chay tịnh không khó khăn như kiêng ăn và tập thể dục, nhưng nó có sự tưởng thưởng, không những nó chỉ làm cho chúng ta thêm mảnh mai thể xác nhưng nó còn gọt dũa cho phần hồn nữa.

Trong Thánh Kinh của Marcô đã nói cho chúng ta thấy 5 điều mâu thuẫn giữa Chúa Giêsu và đám người Pharisiêu. Họ xung đột qua việc chay tịnh (Mc 2,18-22). Chúa của chúng ta không tấn công việc chay tịnh, nhưng là đường lối chay tịnh của bọn Pharisiêu và bọn học giả khác với đường lối của Chúa.

Bạn phải ăn chay nhưng không bao giờ nên tự hào cho mình là người công chính mà khinh chê kẻ khác. Lc 18,9-14.

Bạn phải ăn chay nhưng đừng để kẻ khác thấy, đừng phô trương. Mt 6,16-18.

Khi bạn ăn chay để chuộc tội lỗi trong quá khứ, cái đó gọi là hối cải. Ăn chay để bổ khuyết cho những lỗi lầm của người khác được gọi là chuộc lỗi hay đền tội cho người khác.

Ăn chay để có sức mạnh để tranh đấu với thế giới, xác thịt và ma quỉ. Khi bạn làm như vậy được gọi là thống hối. Thống hối là mở cửa lòng ra cho Chúa và cho tha nhân và dứt bỏ con người của bạn để nghe theo tiếng gọi của ánh sáng.

Chay tịnh rất quan trọng nên Chúa Giêsu đã thực hành trong đời của Người. Nó giúp Ngài có khả năng vượt qua khỏi cơn cám dỗ của Satan. Ngài chính là Đường cho chúng ta noi theo.

Còn một đường lối chay tịnh khác chúng ta có thể làm đó là: lựa hai ngày trong tuần, tuyệt đối không coi TV nếu bạn mê TV.

Thay vào những thú vui của gia đình là cầu nguyện, đọc Thánh Kinh, thăm viếng bạn bè v.vv.

Một ngày kia Đức Mẹ nói các thị nhân sửa soạn cho ngày lễ Giáng Sinh: “Mẹ kêu gọi các con hãy tắt máy truyền hình, máy radio và nên theo dõi chương trình suy niệm về Chúa, cầu nguyện và đọc Thánh Kinh để bồi dưỡng đức tin.” (1984) Đức Mẹ nói nếu sửa soạn như vậy thì sẽ đem lại cho họ một Giáng Sinh đầy niềm vui hoan lạc.

Những sứ điệp của Nữ Vương Hòa Bình ban cho Mễdu:

Ngày 8/1/1987: “Các con thân mến, Mẹ cám ơn các con đã hưởng ứng lời mời gọi của Mẹ. Đặc biêt là cám ơn các con về tất cả những hy sinh, và cầu nguyện của các con dâng lên cho Mẹ.”

“Các con thân mến, Mẹ tiếp tục ban cho các con những sứ điệp nhưng không phải mỗi Thứ Năm nhưng mỗi ngày 25 trong tháng. Thời gian sẽ đến khi chương trình của Chúa được hoàn thành. Từ nay trở đi Mẹ sẽ ban ít sứ điệp hơn nhưng Mẹ sẽ tiếp tục ở với các con.”

“Bởi vậy, hỡi các con. Mẹ van xin các con hãy nghe và sống sứ điệp của Mẹ, để Mẹ dẫn dắt các con…”

“Các con thân mến, Cám ơn sự hưởng ứng của các con.”

Khởi sự từ năm 1987, Đức Mẹ bắt đầu ban sứ điệp cho thế giới một tháng một lần vào ngày 25 mỗi tháng.

Tại sao? Hiển nhiên là Thiên Chúa muốn hoàn tất chương trình của Người. Trong lịch sử Giáo Hội chưa bao giờ Thiên Chúa rộng tay ban cho loài người nhiều ân sủng như hiện nay qua các cuộc hiển linh của Mẹ. Đức Mẹ vẫn liên tục hiện ra với các thị nhân hằng ngày, nói chuyện với họ, thánh hóa họ. Với thế giới Mẹ không còn nói chuyện hằng tuaần như trước nữa nhưng mỗi tháng. Hiện tại đã có hằng triệu người được gọi tới Mêdu.

Có người nói rằng: “Ở Lộ Đức, Đức Mẹ hiện ra ban sáng. Ở Fatima, Đức Mẹ hiện ra ban trưa. Và ở Mễdu Đức Mẹ hiện ra ban chiều. Sự kiện này nói gì với chúng ta đây?

Trong mỗi sứ điệp Đức Mẹ luôn mở đầu bằng câu: “Mẹ mời gọi các con.” Trong Thánh Kinh, lời mời gọi của Chúa Giêsu cũng rất ngắn gọn: “Hãy theo Ta.”

Chúa Giêsu luôn luôn tôn trọng sự tự do của chúng ta. Đức Mẹ cũng vậy, Mẹ chỉ ngắn gọn: “Hỡi các con nhỏ…Thiên Chúa ban cho các con sự tự do và Mẹ rất tôn trọng sự tự do đó.” 25/11/87

Thiên Chúa cho chúng ta quyền tự do và cả Chúa Giêsu và Mẹ Maria không hề bắt ép chúng ta trên sự tự do đó. Bởi vậy sự cứu rổi của chúng ta tùy thuộc vào đó. Đấng tạo dựng nên chúng ta không có sự thỏa thuận của chúng ta nhưng không thể cứu chúng ta được nếu không có sự đồng ý của chúng ta.

Nhưng Satan thì ngược lại chúng luôn bó buộc chúng ta, xâm phạm đến chúng ta và nói láo với chúng ta.

“Các con thân mến…các con phải cam kết với Chúa, cam kết với chính mình cho yêu thương để các con có thể nhận thức được và cháy lên trong tình yêu Chúa. Hảy quyết định cho yêu thương, để yêu thương đó có thể thắng thế trong các con. Không phải tình yêu thế gian nhưng tình yêu Thiên Chúa” 20/11/86

Sau cùng, cuối mỗi sứ điệp Đức Mẹ luôn luôn kết luận bằng câu: Cám ơn các con đáp lời kêu gọi của Mẹ.”

Trong Thánh Kinh luôn luôn yêu cầu một sự đáp trả và trong mỗi sứ điệp của Đức Mẹ cũng vậy, Mẹ luôn đòi sự hưởng ứng bằng sự tự do của chúng ta.

Hãy quyết tâm cho Chúa và quay về với Người.

(hết)

• Đọc phần (1), (2) & (3)

Thuận Hà

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Bài 8: Thông Điệp Của Đức Mẹ Medjugorje Về Sự Hoán Cải (9/17/2008)
Bài 9: Tại Medjugorje, Nam Tư, Người Ta Hoán Cải (9/17/2008)
Bài 10: Vị Linh Mục Nổi Tiếng Ở Medjugorje Thăm Hoa Kỳ (9/17/2008)
Bài 15: Cảm Nghiệm Của Một Cựu Phóng Viên Tv Người Canada (9/17/2008)
Bài 18: Vị Linh Mục Được Tuyển Chọn Ờ Medugorje (9/17/2008)
Tin/Bài cùng ngày
Bài 31: Phỏng Vấn Đgm Dominic Mai Thanh Lương Về Đại Hội Medjugorje, Nam Tư (9/16/2008)
Bài 32: Đức Mẹ Hiện Ra Và Phép Lạ Ở Medjugorje (9/16/2008)
Bài 33: Giới Thiệu Các Mệnh Lệnh Của Đức Mẹ Medjugorje (9/16/2008)
Bài 34: Năm Mệnh Lệnh Chính Của Đức Mẹ Medjugorje (9/16/2008)
Bài 35: Diễn Tiến Về Việc Đức Mẹ Hiện Ra Ở Medjugorje (9/16/2008)
Tin/Bài khác
Bài 100: Lưỡi Gươm Thần Khí Đâm Thâu Qua Tim Và Cuốn Sách Của Vicka (9/15/2008)
Bài 101: Dấu Hiệu Của Niềm Hy Vọng (9/15/2008)
Bài 102: Các Ơn Lành Từ Medjugorje (2) (9/15/2008)
Bài 103: Cảm Nghiệm Của Linh Mục Người Đức Về Medjugorje (9/15/2008)
Bài Medu 104: Linh Mục Jozo Kêu Gọi Sống Mệnh Lệnh Của Mẹ (9/15/2008)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768