Bài Medu 121: Hãy Tha Thứ Cho Nhau
§ Kim Hà
Nguồn: Crown of Stars
Sau đây là lời nhận định về sự tha thứ của những người nổi tiếng trên thế giới:
Mark Twain: Sự tha thứ là huơng thơm của loài hoa tím còn dính lại nơi gót giầy vừa chà đạp hoa.
Mahatma Gandhi: Những con người yếu đuối không bao giờ có thể tha thứ được. Tha thứ là đức tính của những người mạnh.
Lewis B. Smedes: Tha thứ là giải phóng một người tù và khám phá ra rằng người tù ấy là chính bạn.
George Herbert: Những ai không thể tha thứ đã bẻ gãy chiếc cầu mà họ phải đi ngang qua.
Paul Boese: Tha Thứ không thay đổi quá khứ, nhưng nó làm cho tương lai lớn lao hơn.
Roberto Assagioli: Không có sự tha thứ thì cuộc sống sẽ là những chuỗi ngày đầy phẫn uất và trả thù.
Josia Bailey: Những ai tha thứ nhiều thì sẽ được tha thứ.
Gilbert K. Chesterton: Yêu có nghĩa là yêu những gì mình không thể yêu được. Tha thứ có nghĩa là tha thứ cho những gì không thể tha thứ được. Đức tin là tin những gì không thể tin được. Niềm hy vọng là hy vọng những gì xem như tuyệt vọng.
Alexander Pope: Phạm lỗi là con người, tha thứ là thánh.
Voltaire: Không có một cánh tuyết nào trong trận băng-hà cảm thấy mình có trách nhiệm.
Trong Thánh Kinh Thành Mát Thêu kể rằng Thánh Phêrô đến với Chúa Giêsu và hỏi rằng ngài phải tha thứ bao nhiêu lần nếu người bạn làm lỗi. Ngài hỏi có phải tha thứ 7 lần không nhưng Chúa Giêsu nói rằng phải tha thứ 70 lần 7. Con số không quan trọng, nhưng Chúa Giêsu giải thích rằng chúng ta phải tha thứ liên tục và không giới hạn.
Rồi Chúa Giêsu giải thích về Lòng Thương Xót Chúa, ngài kể chuyện một vị vua quyết định tha thứ cho đầy tớ như sau:
- Có 1 kẻ mắc nợ vua 10 ngàn yến vàng, y không có gì để trả, cho nên vua ra lệnh bán y cùng vợ con của y để trả nợ. Người đầy tớ ấy liền sấp mình xuống bái lạy “Thưa Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết.” Vua liền chạnh lòng thương cho y về và tha luôn món nợ. Nhưng vừa ra đến ngoài, y gặp 1 người bạn mắc nợ y 100 quan tiền, y liền túm lấy bóp cổ mà bảo “Trả nợ cho tao!”. Bấy giờ người bạn sấp mình xuống năn nỉ “Thưa anh, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết.”. Nhưng y không chịu và cứ tống anh bạn vào ngục cho tới khi trả xong nợ. Thấy sự việc như vậy, các bạn của y buồn lắm và đã đi trình bày với Vua đầu đuôi câu chuyện. Vua cho kêu y đến mà bảo “Hỡi tên đầy tớ độ ác kia, Ta đã tha cho ngươi như không, vì ngươi van xin ta. Nay đến lượt ngươi, ngươi cũng phải thương xót người anh em của mình như Ta đã thương xót ngươi.” Rồi Vua trao y cho binh lính hành hạ cho tới khi trả xong nợ. Cũng vậy, Thiên Chúa cũng sẽ đối xử với anh em như vậy. (Mt 18:23-50)
Nếu chúng ta muốn Chúa tha thứ tội lỗi của mình thì chúng ta phải tha thứ cho những người khác. Nếu không tha thứ thì ta tự đầy đọa mình cho đến khi ta tha thứ. Vì chúng ta không có sự bình an nếu không tha thứ.
Trong ngày hiện ra lần thứ ba ở Medjugorje, Đức Mẹ Maria đã lập lại thông điệp của Chúa Giêsu. Mẹ kêu gọi hòa bình và hòa giải qua việc tha thứ. Mẹ phán:
“Hòa bình, hòa bình và hòa bình! Các con hãy hòa giải! Chỉ có hòa bình thôi. Hãy làm hòa với Thiên Chúa và với những người chung quanh.”
Chúa sẽ tha thứ mọi tội lỗi của ta nếu ta hối lỗi và xin Lòng Thương Xót Chúa, nhưng đồng thời, ngài cũng kỳ vọng chúng ta tha thứ cho các anh chị em và tỏ Lòng Thương Xót với họ.
Để nhận được Lòng Thương Xót Chúa, ta cần phải đầu phục Ngài. Đức Mẹ Maria phán ở Medjugorje:
“Các con hãy thần phục Chúa để Ngài có thể nghe lời các con, an ủi con, và tha thứ những gì trong lòng con, vì các tội lỗi trong lòng con là những cản trở cho con đường tình yêu.” (25/6/1988)
Đức Mẹ xác nhận rằng với sự đầu phục, sẽ có bình an, và đó là món qùa ân huệ của Chúa:
“Hoa trái của hòa bình là tình yêu và hoa trái của tình yêu là sự tha thứ. Mẹ ở với các con và Mẹ mời gọi tất cả các con, hỡi các con nhỏ bé, trước hết các con hãy tha thứ trong gia đình và rồi các con có thể tha thứ cho những người khác.” (25/1/1996)
Trong thông điệp khác, Đức Mẹ nhấn mạnh tầm quan trọng của lời cầu nguyện là học cách tha thứ:
“Các con thân mến, hãy cầu nguyện với trọn trái tim để biết tha thứ và được thứ tha.” (25/6/1997).
“Hãy cầu nguyện, cầu nguyện và cầu nguyện và các con sẽ có thể chấp nhận người khác với tình yêu và tha thứ cho tất cả những ai đã làm điều dữ cho các con.” (25/9/1997)
Trong Phúc Âm, Chúa muốn cảnh cáo chúng ta về hậu quả của việc không tha thứ cho anh em. Chúng ta sẽ phải đối diện với Cha Trên Trời nếu ta không chịu tha thứ cho người khác, và ta sẽ phải đền trả cho đến bao giờ trả hết nợ.
Kim Hà, 29/8/07