MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Vu Lan Kính Mẹ!
Thứ Ba, Ngày 12 tháng 8-2008


VietCatholic News (Thứ Ba 12/08/2008 12:59)
Vu lan kính mẹ!

 “… Mỗi mùa xuân sang Mẹ tôi già thêm một tuổi
Mỗi mùa xuân sang ngày tôi xa Mẹ càng gần.
Dù biết như thế, tôi vẫn phải tin,
tôi vẫn phải tin Mẹ đang còn trẻ.
Mỗi mùa xuân về Mẹ thêm tuổi mới
Mỗi mùa xuân mới con mừng tuổi Mẹ”

Với ý mượt mà nhưng đầy chất thực tế Trần Long Ẩn đã gợi lại cho mỗi người chúng ta một thực tại hết sức đau buồn về người mẹ của mỗi người chúng ta. Dẫu biết rằng mỗi mùa xuân sang tôi, vợ chồng tôi, con cái tôi và cả gia đình tôi thật vui đón mừng đón mừng xuân mới nhưng ai oán đâu đó bên dưới của niềm vui xuân mới một nỗi đau khôn tả đó là tôi cũng phải xa mẹ thêm chút nữa. Biết cái ngày đó là cái ngày chẳng ai muốn nó đến nhưng rồi nó lại đến.

Là con cái trong gia đình, đối diện với cái thực tế đau đớn đó ta sống thế nào với Cha mẹ ???

Chuyện buồn trong căn nhà nhỏ ở đường Hồ Đắc Duy - Cố Đô Huế của Đăng Khoa đăng trên Vietcatholic ngày 11 tháng 8 ai đọc xong không khỏi chạnh lòng. Nếu đó là sự thật thì đau quá! Ông bà xưa đã nói: “một mẹ nuôi mười con - mười con không nuôi được một mẹ !”. Hoàn toàn đúng cho trường hợp của ông bà Lựu – Đào. Cụ 90, bà 83 ! Ông bà không phải là vô sinh, ông bà không phải là không có đứa con nào! Ông bà có đến những 9 người con nhưng hầu như tất cả nói không sai sự thật là đều quay lưng với ông bà để ngày mỗi ngày ông cụ 90 tuổi đời vẫn phải nai lưng ra kiếm từng đồng bạc để nuôi vợ, nuôi thân! Cũng chẳng dám trách bầy con của ông bà, chắc có lẽ cuộc đời của họ quá kham khổ để họ không thể lo cho ông bà bữa cháo bữa cơm. Nhưng một vài đứa trong chín đứa thôi chứ chẳng lẽ cả 9 đứa đều phải lao đao với cuộc sống? Và giả như lao đao thì cái tuổi già của ông bà cũng chẳng mong gì hơn cơm cháo qua ngày đoạn tháng.

Nghĩ đến cụ Lựu, cụ Đào tôi lại nhớ đến một gia đình của một nữ tu nọ tận vùng đất đỏ Tây Nguyên. Vào nhà thăm bà cố thì phải nói rằng bà cố may mắn hơn cụ Lựu, cụ Đào về cái khoản vật chất chứ tinh thần thì như một cọng rơm khô bị bỏ rơi giữa đám lúa non mơn mởn. Bà cố năm nay cũng 85 rồi, cũng mệt mỏi, cũng bệnh lên tật xuống chẳng còn sống được bao lâu với con cháu nhưng con cháu cứ luận điệu rằng do công lên việc xuống nên cứ để bà đơn côi. Thậm chí, chỉ có một chuyện đơn giản là chỉ cần có một người cạnh bà để đỡ nâng bà khỏi té thôi nhưng cũng chẳng tìm ra, thi thoảng có đứa cháu rớt tốt nghiệp 12 ngủ với bà như là cho xong bổn phận.

Chào bà cố đi về nhưng lòng tôi nó làm sao đó! Cũng chạnh thương cho vị nữ tu ngoài 50 tuổi - đứa con thân yêu của bà – đã dâng mình cho Chúa. Vị nữ tu ấy cũng đã từng đề nghị với gia đình là thuê một người về chăm sóc mẹ nhưng gia đình không đồng ý. Không phải là không có tiền thuê người giúp nhưng mà họ sợ tai tiếng là không chăm sóc mẹ. Họ có chăng che giấu được cái vỏ bọc bên ngoài nhưng còn lương tâm họ họ đâu có thể che đậy mãi.

Một gia đình quen biết nọ đã dâng hiến một chị, một em cho Chúa để rồi gia đình quá trống trải, cô đơn. Biết rằng chị tư và anh năm của mình đã dâng trọn cuộc đời cho Chúa, biết rằng mình mà lập gia đình thì không còn giờ nhiều để lo cho mẹ nên cô em út đã quên đi cái cõi riêng, cái hạnh phúc của mình để lo cho mẹ. Thời gian thấm thoát qua đi, ngày mỗi ngày mẹ càng thêm tuổi, người em út đấy năm nay cũng đã ngoài năm mươi, tóc đã điểm bạc. Thương mẹ, thương anh, thương chị và có lẽ muốn cộng tác vào đời dâng hiến của anh chị nên cô út chấp nhận sống đời cô đơn để lo cho mẹ.

Cô út lo cho mẹ từng ly từng tý đến độ chỉ cần nhìn ánh mắt của mẹ là hiểu mẹ cần gì, muốn gì. Một lần nọ dùng cơm với gia đình, chị tư - vị nữ tu – cũng tỏ ra chăm sóc cho mẹ khi mẹ đang dùng bữa. Thế nhưng, làm sao quen được với người em của mình, vị nữ tu ấy đã xé miếng thịt gà cho mẹ mà không theo “sớ” của nó làm sao mẹ nuốt được ! Sau những dịp họp mặt gia đình hiếm có đấy, chị tư lại về cộng đoàn, anh năm lại trở vào chủng viện để coi chủng sinh. Chỉ còn lại hình ảnh người mẹ già và người em út đang dìu nhau trong những năm tháng cuối đời của mẹ. Chị tư, anh năm cũng phần nào yên tâm phụng sự Chúa nhờ sự hy sinh vất vả của người em út.

Ai cũng có cha, ai cũng có mẹ nhưng cách hành xử của con cái dành cho cha, dành cho mẹ tùy thuộc vào nhận thức của mỗi người. Có người sẽ xử với cha mẹ mình như con cái của cụ Lựu, cụ Đào, bà cố của sơ nọ vùng Tây Nguyên, có người sẽ xử như cô em út kia có anh và chị quảng đại dâng hiến đời mình cho Chúa.

Mỗi mùa xuân về, mỗi mùa vu lan đến nhắc nhở cho chúng ta về tình cha, nghĩa mẹ!

Chắc chắn một điều mà không ai phủ nhận được như Trương Quang Lục bộc bạch, đó là:

Trên trời cao có muôn ngàn ánh sao
Trên đồng xa có muôn ngàn cây lúa
Con chim rừng có muôn ngàn tiếng ca
Cây trong vườn có muôn ngàn lá hoa
Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi
Và mẹ em chỉ có một trên đời
Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi
Và mẹ em chỉ có một trên đời.

Vâng ! Cha và mẹ, chỉ có một trên đời chứ không thể nào có hai cha và hai mẹ ruột của ta được. Vì rằng chỉ có một và một mà thôi nên phận làm con, ta hãy sống sao cho đúng cái chữ đạo, chữ hiếu của con người, cách riêng người Việt Nam.

Đến đây tôi chợt nhớ chuyện “chiếc gáo dừa” tôi học từ ngày còn bé rất thâm thúy và thực tế. Con cái đối xử với cha mẹ mình thế nào thì sau này con cái của mình cũng sẽ đối xử với mình như vậy thôi. Và sách Huấn Ca đã từng nói với mỗi người chúng ta: “Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, ai kính mẹ thì tích trữ kho báu. Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái, khi cầu nguyện, họ sẽ được lắng nghe. Ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ, ai vâng lệnh Đức Chúa sẽ làm cho cha mẹ an lòng” (Hc 3,3-6).

Một lần nữa, mùa Vu Lan – Mùa Báo Hiếu lại về mở ra cho mỗi người chúng ta về việc thờ cha kính mẹ của mỗi người chúng ta. Mỗi người, mỗi hoàn cảnh, mỗi cách thức hãy làm đẹp lòng cha, vui lòng mẹ khi cha mẹ còn sống vì nếu không khi cha mẹ mất rồi ta có muốn bù đắp gì cho cha mẹ đều nằm ngoài tay với !

Anmai, CSsR

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Nhìn Vào Đức Mẹ (8/13/2008)
Hỏa Ngục ... Hỏa Ngục ... Hỏa Ngục (8/13/2008)
Đức Mẹ Jasna Gora, Nữ Vương Ba Lan (8/13/2008)
Tràng Chuỗi Mân Côi Nối Kết Hai Thương Binh Kẻ Thù (8/13/2008)
Maria, Mẹ Tuyệt Mỹ #7 (8/13/2008)
Tin/Bài cùng ngày
Tác Phẩm: Ở Cuối Hai Con Đường (8/12/2008)
Tác Phẩm: Những Mảnh Xương Khô Trong Sa Mạc, Bài 4 (8/12/2008)
Mẹ Diễm Phúc (8/12/2008)
Hỏa Ngục: # 5 (8/12/2008)
Phần Thưởng Của Một Lời Hứa (8/12/2008)
Tin/Bài khác
Giới Thiệu Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn Đơn Dương Tại Hải Ngoại, Sacramento, Bắc California (8/19/2008)
Các Đền Thánh Đức Mẹ Trên Toàn Thế Giới # 6 (8/11/2008)
Thưa Với Mẹ Về Tai Nạn Sherman 8/8/08 (8/11/2008)
Nguyên Nhân Đức Mẹ Hồn Xác Về Trời (8/11/2008)
Mẹ Tuyệt Mỹ # 6 (8/11/2008)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768