MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Collapse <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: tiểu mục :: bài đã đăng
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Người Nữ Oai Hùng: Bà Thánh Đê, Tử Đạo
Thứ Ba, Ngày 7 tháng 3-2006
§ Lm Gioakim Nguyễn Đức Việt-Châu, SSS

Nguồn: Hạnh Tích Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

Kính Ngày 12 tháng 7
Thánh Anê Lê Thị Thành cũng gọi là Anê Đê, Giáo Dân (1781-1841)

Thánh Anê Lê Thị Thành sinh năm 1781 trong một gia đình Công giáo tốt lành tại làng Gia Miếu cũng gọi là Bái Điền, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Nguời ta thường gọi bà là bà Anê Đê vì theo phong tục đia phương miền ấy người ta thường gọi cha mẹ bằng tên người con đầu lòng. Tên Đê là tên người con trai đầu lòng của gia đình ông bà.

Bà Thánh Anê Đê (Lê Thị Thành), tử đạoVì công việc làm ăn sinh sống nên cha mẹ bà đã di chuyển về quê ngoại là Phúc Nhạc một giáo xứ lớn thuộc tỉnh Ninh Bình, giáo phận Phát Diệm ngày nay, khi ấy bà Thành còn nhỏ tuổi. Tuy còn nhỏ, nhưng cô Lê Thị Thành đã biết giúp mẹ trong những công việc nhỏ mọn buôn bán kiếm tiền nuôi sống gia đình. Cô đã được nhiều người khen là một thiếu nữ ngoan hiền, đạo đức gương mẫu trong xứ đạo. Cô thường xuyên mỗi ngày hai buổi tới nhà thờ đọc kinh sáng và tối. Tới năm 19 tuổi cô Lê Thị Thành vâng lời cha mẹ kết hôn với một thanh niên Công giáo ngoan đạo, người cùng xứ tên là Nguyễn Văn Nhất, cũng gọi là Văn Nhân. Sau này có con trai đầu lòng tên là Đê thì người ta lại gọi là ông bà Đê. Cô Thành và anh Nhất đã trở thành một gia đình mới gương mẫu và tốt lành trong xứ đạo Phúc Nhạc. Gia đình sống bằng nghề cầy cấy ruộng vườn và nuôi tằm kéo tơ. Đời sống vật chất tuy không giầu có nhưng cũng tạm đủ sống. Ông bà sinh được 6 người con. Hai người con trai đặt tên là Đê và Trân, 4 người con gái tên là Thu, Năm, Nhiên, Nụ. Khi bà Anê được phúc tử đạo thì bà đã có tới 17 người cháu nội ngoại vừa trai vừa gái.

Hai ông bà sống rất hiền lành, đạo đức, luôn vui vẻ hoà nhã với mọi người, các con trai cũng như gái rất lễ phép, đạo hạnh, dễ thương cho nên trong xứ ai ai cũng đều quí mến gia đình ông bà Đê, được như vậy là nhờ tinh thần đạo đức và nhất là sự khôn khéo, tận tụy lo lắng, dậy dỗ giáo lý, hun đức đức tin cho con cái. Về điểm này, chính người con gái út tên Lucia Nụ đã nói với ủy ban Thẩm Vấn của giáo phận tới điều tra để phong thánh cho bà như sau:

- “Thân mẫu chúng tôi rất chăm lo việc giáo dục anh chị em chúng tôi. Chính người đã dậy chúng tôi đọc chữ và học hỏi giáo lý, cách xưng tội rước lễ. Người luôn thúc giục chúng tôi năng xưng tội, đôn đốc chúng tôi gia nhập các Hội Đoàn như Hội Con Đức Mẹ, Hội Thanh Niên Công Giáo v.v.”

Một đặc điểm khác nổi bật trong đời sống ông bà Đê là tinh thần yêu thương, bác ái, nhất là trong việc giúp đỡ các vị linh mục trong thời cấm đạo. Ông bà đã khôn khéo và âm thầm dành một căn nhà đặc biệt để cho các linh mục và các vị Thừa Sai ẩn lánh trong những lúc vua quan cho lệnh truy nã bắt bớ các Ngài.

Năm 1841 đời vua Thiệu Trị, tại làng Phúc Nhạc khi ấy có nhiều linh mục và Thừa Sai đang trú ẩn tại đó, vì xứ Phúc Nhạc vừa lớn lại vừa đông giáo dân. Nhưng một chuyện đau buồn đã xẩy ra là chàng thanh niên tên Đễ là người giúp việc cha Thành muốn lập công để lấy tiền thưởng nên đã âm thầm mật báo cho quan tổng đốc Trinh Quang Khanh biết hiện đang có nhiều linh mục và Thừa Sai đang ở trong làng Phúc Nhạc. Được mật báo, ngày 14 tháng 4 năm 1941 quan Tổng đốc Trịnh Quang Khanh đích thân đem 500 lính về bao vây kín làng Phúc Nhạc vào đúng sáng ngày lễ Phục Sinh. Quan lệnh cho tất cả mọi người phải tập trung lại rồi cho quân lính tới lục soát từng nhà Cha Thành và cha Ngân vội trốn thoát. Cha Nhân vừa dâng lễ nhanh chân trốn lên sàn gác nhà dòng Mến Thánh Giá nhưng sơ ý để gấu áo ra ngoài kẽ ván nên bị phát giác và bị bắt, cha Lý được ông trùm Cơ đưa sang vườn nhà bà Đê ở sát bên. Bà Đê vội nói:

- “Xin cha ẩn dưới rãnh này, Chúa gìn giữ thì cha thoát, bằng không thì cả cha và con sẽ cùng bị bắt”

Nói xong, bà cùng người con gái tên Lucia Nụ lấy rơm và cành khô che phủ lên. Nhưng quân lính đã phát giác nên cha Lý và bà Đê là chủ nhà cùng bị bắt. Lính bắt thêm ông Trùm Cơ ông Đê và bốn hương chức trong làng cùng hai Nữ Tu dòng Mến Thánh Giá là Anna Kiêm và Anê Thanh cũng bị bắt. Tất cả đều bị trói và mang gông áp giải ra đình làng Nhà bà Đê bị lục soát rất kỹ, quan ra lệnh tịch thu thóc lúa, đồ dùng, tiền bạc trong gia đình v.v. đều bị lính vơ vét hết.

Sau cuộc truy lùng gắt gao, bắt bớ nhiều người, làm xáo trộn dân làng, quan cho lệnh áp giải các chiến sĩ Đức Tin của Chúa về tỉnh Nam Định. Vì đường từ Phúc Nhạc về Nam Đinh rất xa, đoàn người bị bắt phải đeo gông nặng và đi bộ suốt đêm rất cực nhọc, bà Anê Lê Thị Thành vì sức yếu lại phải đeo gông quá nặng sức chịu không nổi nên lính phải đỡ giúp bà nhiều lần.

Về tới Nam Định bà Thành bị giam chung cùng với hai nữ tu dòng Mến Thánh Giá. Tại đây các quan dụ dỗ bà bước lên Thánh Giá nhiều lần, nhưng bà và hai nữ tu dòng Mến Thánh Giá đã anh dũng xưng đạo một cách mạnh mẽ, thà chịu chết chứ không thể bước lên Thánh Giá Chúa.

Các quan hỏi tại sao bà cứng lòng như vậy thì bà thưa:

- “Thưa quan lớn, tôi quyết tâm tin theo Đức ChúaTrời là Đấng đã dựng nên tôi và muôn loai, tôi không thể bỏ Chúa tôi”.

Quan lại hỏi về lý lịch của các vị Thừa Sai, bà nhất quyết không khai báo thêm điều gì nên quan tức giận ra lệnh đánh đập bà và hai nữ tu cách tàn bạo. Lúc đầu đánh bằng roi ngắn, sau bằng roi tre và thanh gỗ, đánh ghê sợ, máu me chảy đầm đìa Nhưng cả ba vị chiến sĩ can trường vẫn vui lòng chấp nhận vì Chúa.

Có lần những bạn tù hỏi bà:

- “Bị đánh đòn tàn nhẫn, máu me chảy lênh lánh như thế mà không đau đớn sợ hãi à?”

Bà trả lời:

- “Chúa ban sức mạnh cho tôi. Đức Mẹ nâng đỡ tôi, nên tôi không còn sợ hãi nữa”.

Ít ngày sau, quan tổng đốc Trịnh Quang Khanh lại bắt bà Đê và hai chị dòng bước lên Thánh Giá bước lên Thánh Giá. Nhưng cả ba đều cương quyết không bước lên tượng Chúa. Quan lại cho lệnh đánh đòn tiếp. Những vết trọng thượng của mấy ngày trước vẫn còn đang rỉ máu, nay bị đòn tiếp cả ba quá yếu sức nên Bà ngã quị xuống. Quan Trịnh Quang Khanh bèn cho lệnh lột hết quần áo của hai nữ tu, để lộ liễu trước mặt mọi người, còn bà Lê Thị Thành thì đã già và quá yếu nên không bị lột quần áo. Khi hai nữ tu đã bị lột trần truồng rồi thì quan cho lính đem lò lửa ra đặt trước bụng hai nữ tu và hỏi:

- “Khi bị lột trần hết quần áo như vậy thì có xấu hổ không?”

Các chị trả lời:

- “Dĩ nhiên là chúng tôi hổ thẹn, nhưng Bà lớn ngồi đó cũng xấu hổ nữa”

Bà vợ quan tổng đốc Trinh Quang Khanh cũng ngồi đó, Bà xin ông chấm dứt trò chướng mắt, đe tiện ấy.

Trước những nhục nhã và đòn đánh đau đớn quá sức như vậy, bà đã khẩn khoản cầu xin Chúa và Đức Mẹ:

- “Lạy Chúa và Mẹ Maria! Xin thương giúp chúng con. Chúng con không bao giờ muốn chối bỏ lòng tin cậy yêu mến Chúa. Nhưng vì là thân phận đàn bà yếu đuối, nên họ dùng sức mạnh để cưỡng ép chúng con bước lên ảnh tượng Chúa”.

Lần này quan lại ra lệnh túm tay áo và hai ống quần lại rồi thả rắn độc vào trong áo trong quần. Nhưng bà Đê một lòng tin cậy Chúa, bà vẫn bình tĩnh và can đảm cách phi thường. Bà đứng lặng yên nên rắn không cắn, chỉ bò lượn mấy vòng rồo tìm đường bò ra. Thấy vậy, các quan lại càng bực tức cho lệnh đánh rồi ép bước lên Thánh Giá, Bà không chịu quá khóa. Quan lại cho lệnh đánh thêm 60 roi rồi bắt lính kéo lê bà qua Thánh Giá, nhưng bà ngồi xuống đất, lính kèo chân Bà ra rồi lấy Thánh Giá rê vào chân bà. Bà nằm bò ra không chịu và lớn tiếng thanh minh:

- “Tôi không bước lên Thánh Giá Chúa. Lạy Chúa! Xin giúp sức cho con. Con không bao giờ chối bỏ Chúa. Nhưng vì đàn bà yếu sức, bọn lính lôi qua như thế. Con không chối bỏ Chúa”.

Trong suốt thời gian 3 tháng bị giam tù, bị đánh đập, bị trăm ngàn khổ cực, nên quan cai ngục không cho người nhà hay bạn hữu thăm viếng. Mãi về sau người con gái út là Lucia Nụ mới xin vào thăm mẹ được một lần, nhưng họ không cho vào nhà ngục mà họ áp giải Bà ra trước sân để gặp con.

Cô Lucia Nụ kể lại khi vừa trông thấy mẹ tôi thật tiều tụy, cổ đeo gông nặng nề, mình đầy máu me, tôi xúc động tru lên khóc. Mẹ tôi bình tĩnh, vui vẻ an ủi tôi:

- “Con đừng khóc. Mẹ mang hoa trên người mà. Mẹ vui mừng được chịu mọi hình khổ vì Chúa Giêsu, sao con lại khóc? Con hãy về coi sóc nhà cửa, còn mẹ thì mẹ đã dâng phó cho Chúa tất cả rồi. Con hãy cầu nguyện cho mẹ”.

Ngừng một lát, đợi cho người con bình tĩnh, bà nói tiếp:

- “Con hãy về chuyển lời mẹ nói với các anh chị của con coi sóc việc nhà, giữa đạo sốt sắng, sáng tối đọc kinh xem lễ. Cầu nguyện cho mẹ vác Thánh Giá Chúa đến cùng. Chẳng bao lâu mẹ con ta sẽ đoàn tụ trên Thiên Đàng”.

Khoảng hai tuần lễ trước khi Bà về với Chúa thì Bà lên cơn sốt mê man, lính xin quan tháo gông cho bà, nhưng quan không đồng ý. Trong cơn hôn mê, bà luôn miệng kêu:

- “Lạy Chúa! Chúa chịu chết trên Thánh Giá vì con. Con hết lòng theo thánh ý Chúa. Xin Chúa tha thứ mọi tội lỗi cho con”.

Sau cùng trong hơi thở và tiếng nói thều thào bà kêu lên:

- “Giêsu Maria Giuse! Con phó linh hồn và thân xác con trong tay Chúa”.

Sau lời nguyện trên thì Bà tắt thở vì chịu quá nhiều cực hình, thân thể đầy thương tích, lại không ăn uống được,Bà kiệt sức và chết rũ tù. Khi chết cổ Bà vẫn còn đeo chiếc gông nặng nề. Hôm ấy là ngày 12 tháng 7 năm 1841. Bà hưởng thọ 60 tuổi.

Khi quan Cai ngục tới thì Bà đã tắt thở nên vội thông báo cho quan Tổng đốc. Quan Tổng đốc Trịnh Quang Khanh cho lệnh đốt ngón chân để biết chắc chắn là đã chết rồi mới cho gia đình và dân xứ Phúc Nhạc tẩm liệm xác đêm an táng tại Năm Mẫu. Những người tẩm liệm xác Bà đều nói rằng xác Bà vẫn mềm mại tươi tốt, nét mặt tươi sáng dẹp hơn khi còn sống.

Sau 6 tháng gia đình mới cải táng đưa về Phúc Nhạc. Khi mở nắp quan tài ra mọi người đều thấy xác Bà còn nguyên vẹn, mặt mũi tươi đẹp như người nằm ngủ, quần áo vẫn sạch sẽ không bị hư mục. Nhưng thật đáng tiếc, họ đã đổ vôi vào cho rữa thịt ra để lấy hài cốt đặt vào hộp gỗ sơn son thiếp vàng do giáo phận đã mua sắm, đem về chôn cất tại mảnh vườn nhà ông bà Nguyễn văn Nhất. Tới năm 1881, Hội Đồng Giáo xứ và cha Xứ quyết định rước về đặt chung với 7 đấng tử đạo khác trong một ngôi mồ xinh đẹp của giáo xứ Phúc Nhạc.

Đức Giáo Hoàng Piô X đã tôn phong Bà lên bậc Chân Phước ngày 2 tháng 5 năm 1909 và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nâng Ngài lên hàng Hiển Thánh ngày 19 tháng 6 năm 1988.

Lm Gioakim Nguyễn Đức Việt-Châu, SSS

Tags · Lễ Các Thánh Tử Đạo VN

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
BBC: Diễn Biến Mới Nhất Trong Việc Cầu Nguyện Đòi Lại Tòa Khâm Sứ Tại Hà Nội (1/28/2008)
RFA: Những Sự Kiện Đang Diễn Ra Giữa Giáo Hội Công Giáo Và Chính Quyền VN (1/28/2008)
Cha Già Vũ Ngọc Bích Nói Về Đất Đai Ở Thái Hà (1/20/2008)
Ngày Không Còn Mẹ (10/16/2007)
Phép Lạ Thánh Thể (11/7/2006)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768