TẠI SAO QUAN TÂM CHÚA GIÊSU PHỤC SINH
Hằng
ngày, càng ngày càng có nhiều
người lưu tâm con người lịch sử là
Giêsu Nadaret. Với một người
bị người ta ghét cay ghét đắng đến nỗi giết chết
mà tại sao ngày
nay người ta vẫn quan tâm tới cuộc đời và các
giáo huấn của Ngài như
vậy?
ĐIỀU PHÁT HIỆN
Mọi
điều về Ngài đều xảy ra chính xác: Các lời tiên tri về việc Ngài đến, sinh ra, cuộc sống, giáo huấn, phép lạ, sự chết, và nhất là sự sống lại của Ngài.
Đó là các sự kiện quan trọng
nhất trong lịch sử nhân loại.
Hiệu
quả chính xác về
chính Ngài đối
với sự Phục Sinh – dù Ngài đã sống lại từ cõi chết hay vẫn còn trong mộ đá. Nhiều người đa nghi nói rằng tin vào Đức Kitô phục sinh không gì hơn chỉ là bước nhảy mù quáng của niềm tin vô căn cứ.
Tuy nhiên, khi đối diện với các sự kiện này, những người chân thật một cách thông minh đã phải chân nhận rằng sự phục sinh của Chúa
Giêsu là một sự kiện
lịch sử dựa trên các chứng cớ không thể bác bỏ.
Trên hành trình tâm linh từ không biết gì tới lúc tin vào Đức Kitô, người ta có vấn đề về sự phục sinh.
Nhưng xét kỹ
thì chúng ta thấy sức
thuyết phục rằng sự sống lại về thể
lý là lời giải thích
duy nhất về ngôi mộ trống, nơi đã mai
táng thi hài Đức Kitô.
Đây là vài chứng cớ lịch sử khiến tâm phục khẩu phục:
CHỨNG
CỚ PHỤC SINH
• Đức
Kitô đã báo trước
việc Ngài phục
sinh. Kinh thánh nói: “Từ lúc đó, Đức Giêsu Kitô bắt đầu tỏ cho các
môn đệ biết: Người
phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra,
rồi bị giết
chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại.” (Mt 16:21) Mặc dù những người theo Ngài
không hiểu Ngài
nói gì với họ lúc
đó, nhưng họ vẫn
ghi nhớ lời Ngài.
• Chúa Giêsu đã hiện ra nhiều lần với những
người theo Ngài. Ngài an ủi những người than khóc
bên ngoài mộ vào
sáng Chúa Nhật. Trên
đường đi Emmaus, Ngài
đã giải thích
những điều nói về chính Ngài từ Cựu Ước. Sau đó,
Ngài ăn uống trước mặt
họ và mời họ chạm
vào Ngài. Kinh thánh nói rằng
Chúa Giêsu được
hơn 500 người thấy một lúc. Một số người có thể cho rằng chỉ có một số ít người đồng ý với sự dối trá
đó, nhưng làm sao người
ta có thể giải thích về sự cộng tác của 500 người đó?
• Đức
tin kiên cường của
các Tông đồ đủ
thuyết phục chúng ta về việc Chúa Giêsu phục sinh. Các Tông đồ này đã từng sợ hãi mà bỏ trốn và chối bỏ Thầy, nhưng nay họ can
đảm công bố
tin vui này, rao truyền mà
không sợ chết. Hành
động kiên cường và can đảm của họ sẽ vô nghĩa
nếu họ không
biết với sự chắc chắn
tuyệt đối rằng Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết.
• Sự
phát triển của Kitô
giáo đủ xác
minh Chúa Giêsu phục sinh. Bài giảng đầu tiên của ông Phêrô, nói về sự phục sinh của Chúa
Giêsu, đã khiến người
ta tin nhận Đức Kitô là Đấng Cứu Độ hằng sống của
họ. Thánh Luca cho biết một con số kỷ lục: “Hôm ấy đã có thêm khoảng ba ngàn người theo đạo.” (Cv 2:41) Cho tới nay, số người
tin đó càng ngày càng tăng thêm trên khắp thế giới. Ngày
nay, có hàng tỷ người
tin.
• Chứng
cớ của hàng tỷ
người đã thay đổi đời sống qua các thế kỷ qua cho thấy sức mạnh
của Đức Kitô phục sinh. Nhiều người đã bỏ được các chứng nghiện. Những người nghèo khổ và những người thất vọng đã tìm
được niềm hy vọng.
Những cuộc hôn nhân đổ vỡ đã được hàn gắn. Chứng cớ thuyết phục nhất
về sự phục sinh của Đức Giêsu
Kitô là ngày nay Ngài vẫn đang sống
giữa những người tin vào sự sống lại và sức mạnh hoán cải.
Sự
Phục Sinh làm cho Kitô giáo trở nên đặc biệt. Chưa có một vị lãnh đạo tôn giáo nào đập tan sức mạnh của Tử thần
và chiến thắng tội
lỗi.
TẦM
QUAN TRỌNG CỦA SỰ PHỤC SINH
Sự
Phục Sinh xác nhận
rằng Chúa Giêsu là Đấng mà chính Ngài đã tuyên bố. Chúng ta hãy cân nhắc tầm quan trọng của sự kiện
này:
• Sự
Phục Sinh chứng tỏ rằng Đức Kitô là
Thiên Chúa. Việc Chúa
Giêsu chết trên Thập Giá không chứng tỏ Ngài là Thiên Chúa. Chúa Giêsu
chứng tỏ thần tính của Ngài bằng việc hoàn tất các lời tiên tri về cái chết của Ngài và bằng việc Ngài trỗi dậy từ trong mộ. Kinh thánh
tuyên bó: “Đấng
đã từ
cõi chết sống
lại nhờ Thánh Thần, Người đã
được đặt
làm Con Thiên Chúa với
tất cả quyền năng.” (Rm 1:4)
• Sự
Phục Sinh chứng tỏ quyền năng của Đức
Kitô trong việc tha tội.
Kinh thánh quả quyết: “Nếu
Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì
lòng tin của anh em thật hão
huyền, và anh
em vẫn còn sống trong tội lỗi của anh em.” (1 Cr 15:17) Qua việc sống lại từ
cõi chết, Chúa
Giêsu chứng tỏ quyền
năng và quyền lực phá vỡ mối ràng buộc của tội lỗi, bảo đảm
ơn tha thứ và sự
sống đời đời cho những ai tin vào Ơn
Cứu Độ của Ngài.
• Sự
Phục Sinh mặc khải quyền lực của Đức
Kitô đối với sự
chết. Kinh thánh cho biết:
“Một khi Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết, thì không bao giờ Người chết nữa, cái chết chẳng còn
quyền chi đối
với Người.” (Rm 6:9)
Sự Phục Sinh bảo đảm chúng
ta cũng chiến thắng sự
chết: “Người đã cho chúng ta được cùng sống lại và cùng ngự trị với Đức Kitô
Giêsu trên cõi trời” (Ep 2:6).
• Sự
Phục Sinh đánh bại
kẻ thù của Thiên
Chúa. Từ cuộc nổi
loạn đầu tiên cho đến Thập Giá, ma quỷ đã nham hiểm đấu tranh và xảo quyệt muốn lật đổ
Thiên Quốc. Satan phải
biết rằng nó đã bị
một đòn chí tử
trong cuộc chiến xưa kia. Nhưng cuộc chiến này là
sự tính toán sai lầm của ma quỷ. Thập Giá là
chiến thắng của Nước Trời.
Khi Đức Kitô sống
lại, quyền lực của tội lỗi và Tử thần đã bị đập tan vĩnh viễn. Nhờ
sự Phục Sinh của Đức Kitô,
các Kitô hữu không
còn sợ Satan hoặc Tử
thần nữa!
HOÀN TẤT ƠN CỨU ĐỘ
40 ngày sau khi Chúa Giêsu chết và sống lại, Ngài đã hiện ra nhiều lần với các
môn đệ. Có lần Ngài quy tụ 11 môn đệ (không còn Giuđa) trên núi
tại Galilê và trao cho họ sứ vụ quan trọng. Ngài
nói: “Thầy đã
được trao toàn
quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em
hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân
danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã
truyền cho anh em. Và
đây, Thầy ở cùng
anh em mọi ngày
cho đến tận thế.”
(Mt 28:18-20)
Rồi
sau đó, sách Công Vụ cho biết:
“Một hôm, đang khi dùng bữa với các Tông Đồ, Đức Giêsu
truyền cho các
ông không được
rời khỏi Giêrusalem, nhưng phải ở lại mà chờ đợi điều Chúa
Cha đã hứa, điều
mà anh em đã nghe Thầy
nói tới, đó là:
ông Gioan thì làm phép rửa
bằng nước, còn anh em thì trong ít ngày nữa sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần. Anh em không cần biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn
quyền sắp đặt,8
nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh
của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên
anh em. Bấy giờ anh em sẽ
là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem,
trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho
đến tận cùng
trái đất.” (Cv 1:4-5, 7-8)
Ngay sau đó, Ngài lên trời và biến vào trong đám mây, để các môn đệ ngơ ngẩn nhìn
theo, mắt chữ O mà miệng chữ A. Chúa Giêsu lên trời là hành động cuối cùng trong công cuộc cứu độ. Sứ vụ của
Ngài hoàn tất, Đức
Giêsu Kitô được
tán dương và vinh quang. Sự Phục Sinh của Đức Giêsu
Kitô là sự kiện cách mạng nhất trong lịch sử nhân loại.
Người
ta không thể từ chối
rằng Ngài đã làm rung động thế giới khi Ngài
làm người trên thế gian. Nhưng cuộc đời Ngài
đã hình thành lịch sử cả
trong thời đại chúng ta. Sự Phục Sinh là minh chứng cuối cùng rằng ĐỨC GIÊSU KITÔ LÀ ĐẤNG MÀ CHÍNH NGÀI ĐÃ TUYÊN BỐ.
Nhân chứng
sống của chàng trai trẻ
Gioan, người luôn kề cận Chúa Giêsu và chứng kiến từ đầu tới cuối,
ngay cả khi đứng dưới chân Thập Giá, đã viết: “Chính môn đệ này làm chứng về những điều đó và
đã viết ra. Chúng
tôi biết rằng lời
chứng của người ấy là xác
thực. Còn có
nhiều điều khác
Đức Giêsu
đã làm. Nếu viết
lại từng điều một, thì tôi
thiết nghĩ: cả
thế giới cũng không đủ chỗ chứa các
sách viết ra.” (Ga 21:24-25)
TRẦM THIÊN THU
(chuyển ngữ từ
CCCI.ORG)
(Đăng báo ĐMHCG số 404, tháng 04-2020, DCCT xuất bản tại Hoa Kỳ)
|