SUY TƯ VỀ GIUĐA ÍTCARIỐT
Theo truyền thống, Thứ Tư Tuần
Thánh được gọi
là “Spy Wednesday,” (Thứ
Tư Do Thám) vì đó là ngày tông đồ Giuđa phản bội Thầy
Giêsu. Đó là lời
nhắc nhở chúng ta đã ít nghĩ về Giuđa… có lẽ vì chúng ta không thích những gì chúng ta biết. Đây là 8 điều
đáng để chúng ta suy tư:
1. GIUĐA THUỘC NHÓM
MƯỜI HAI
Nói chung, đó là điểm
rõ ràng và không thú vị. Nhưng đó là điều thực
sự đáng cân nhắc. Điều đó cho thấy rằng
Giuđa là một trong số mười hai môn đệ
đầu tiên được Đức Kitô truyền chức
thánh trong Giáo Hội – được chính Chúa Giêsu tuyển
chọn, Ga 6:70-71. Điều đó gợi nhiều ẩn ý.
Vào lúc nào đó,
Giuđa đã bỏ mọi sự để theo Đức
Kitô. (Mc 10:28) Các câu chuyện như vậy thật rắc rối.
Tôi nhớ rằng Charles Templeton là người đi loan báo
Tin Mừng cùng với Billy Graham, nhưng rồi từ bỏ
Kitô giáo và theo thuyết bất khả ngộ hoặc vô thần.
Có lẽ nhiều người
cho rằng không thể
có chuyện như vậy,
thế nhưng sự thật vẫn mãi là sự thật. Thánh Phaolô biết lịch sử Israel, cho
biết rằng nhiều người được Thiên
Chúa cứu khỏi Ai Cập
nhưng rồi lại từ bỏ Ngài và chết. Thánh Phaolô nói: “Ai
tưởng mình
đang đứng vững
thì hãy coi chừng
kẻo ngã.” (1 Cr 10:12) Giuđa nhắc chúng ta nhớ tới điều tương
tự. Nếu Giuđa có thể bỏ mọi sự và dành nhiều thời gian cho Đức Kitô,
thậm chí là thân thiết với Ngài, mà vẫn sa ngã, bạn và tôi không nên tự phụ. Nhưng nhờ ân
sủng của Thiên
Chúa, chúng ta tiến bước.
2. GIUĐA KHÔNG KỲ CỤC
Không có lý do gì để tin rằng Giuđa là
trường hợp duy nhất.
Nghĩa là dễ rơi
vào cái bẫy suy nghĩ
của Giuđa là trường hợp duy nhất trong lịch sử sa đọa
đến nỗi ông có thể phản bội Chúa Giêsu như thế. Dĩ nhiên điều đó không thật. Ông không là Kitô hữu duy nhất, cũng chẳng
là giáo sĩ duy nhất.
Chúng ta có gợi ý
về điều này
trong những lần thất
bại của các môn đệ khác – chẳng
hạn, Phêrô chối
Thầy, hoặc các môn đệ khác bỏ của
chạy lấy người khi Chúa Giêsu bị bắt. Nhưng chúng ta có gợi ý về điều này trong Giáo Hội về các vụ bê bối ngày nay.
3. GIUĐA CHE GIẤU CUỘC CHIẾN NỘI
TÂM
Vấn đề của Giuđa không
bắt đầu trong Tuần
Thánh. Đã có vẻ như
Giuđa không là môn đệ trung thành, và rồi ông đã phản
bội Chúa Giêsu không biết vì lý do gì. Không phải vậy, có một
đường dài dần
dần ông chuyển từ
ánh sáng sang bóng tối.
Trong Ga 6:70-71, Chúa Giêsu cho biết rằng Giuđa thoái hóa, khi đó Ngài nói về Thánh Thể. Sau khi Ngài nói rằng thịt và máu Ngài là của ăn và của uống thật, nhiều môn
đệ đã xầm xì với nhau: “Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?” (Ga 6:60) Phêrô nói thay cho cả Nhóm Mười Hai, xác tín vào Chúa Giêsu, nhưng
lúc đó Ngài ám chỉ việc
phản bội của Giuđa. Có điều gì đó có vẻ buồn cho Giuđa. Thánh sử Gioan cho chúng ta biết rằng Giuđa ăn cắp
tiền. (Ga 12:6) Nếu bạn phạm tội trọng,
đó là tội
lăng nhăng ngoài hôn nhân hoặc tội gì đó, có cơ hội tốt để tội đó
không là điểm khởi
đầu. Một loạt các hành vi xấu xa dẫn tới hậu quả
rất tồi tệ. Thánh Phanxicô Salê mô tả quá trình đó là “sự cám dỗ, sự ham muốn, và sự ưng thuận.”
Một người vợ yêu dấu của người chồng,
có người gởi
tin nhắn cám dỗ
người vợ này không chung thủy. Thứ nhất, tin nhắn
đó là đề nghị
của người đàn ông kia. Thứ hai, người vợ có
thể chấp nhận hoặc
từ chối. Thứ ba, cô ta có thể bằng lòng hoặc khước từ. Mặc dù
vậy, khi Satan, thế
gian, và xác thịt nhìn
vào linh hồn gắn liền
với Con Thiên Chúa, chúng đặt ra những chước cám dỗ và lời đề nghị với linh hồn đó,
do đó – [1] Tội lỗi
được đề nghị với linh hồn đó;
[2] Lời đề nghị
có thể làm vui
hoặc không vui đối với linh hồn đó;
[3] Linh hồn đó có
thể bằng lòng hoặc từ chối. Nói
cách khác, có bộ ba là
“sự cám dỗ, sự ham muốn, và sự ưng thuận.” Mặc dù
bộ ba này có thể không phải lúc nào cũng rõ ràng và dễ nhận ra, mà chúng
theo dấu trong các tội trọng.
Thánh Giacôbê nói rằng có hệ lụy tất yếu: “Một
khi dục vọng đã cưu mang thì đẻ ra tội; còn tội khi đã phạm rồi thì sinh ra cái
chết.” (Gc 1:15) Vấn đề ở
đây không phải là
Giuđa chiến đấu
với cơn cám dỗ
– tất cả chúng ta cũng vậy. Mà vấn
đề là Giuđa có vẻ chiến đấu một mình, cứ để chúng cắn rứt cho tới lúc dám phản bội Thầy. Thánh
Gioan nói: “Đây là bản
án: ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các
việc họ làm
đều xấu xa.” (Ga 3:19) Ma quỷ phát triển trong bóng tối, thế nên nếu bạn chiến đấu về
điều gì đó về
tâm linh, hãy chia sẻ
điều đó với
một người mà bạn tin tưởng – một linh mục, một người
uy tín, một người
thân, một người
bạn,... Và bạn sẽ
ngạc nhiên thấy
chước cám dỗ
phải teo dần trong ánh sáng.
4. GIUĐA KHÔNG QUAN TÂM
THẦN HỌC
Là Kitô hữu, chúng ta thuộc về “Israel Mới.” Nhưng
điều đó có ý nghĩa gì? Đáng nhớ tên gọi này có từ đâu. Tổ phụ Giacóp được đổi tên thành
Israel sau khi vật lộn
suốt đêm với
thiên thần. Cuối
cùng, thiên thần nói:
“Người ta sẽ
không gọi tên
ngươi là Giacóp nữa,
nhưng là Israel, vì ngươi đã đấu với Thiên Chúa và với người ta, và ngươi
đã thắng.” (St 32:29) Nói cách khác, chúng ta
có một Thiên Chúa là
Đấng trở thành
sự cố gắng. Và
Giuđa có vẻ phiền vì
sứ điệp của
Chúa Giêsu, nhưng ông không quan tâm hoặc không muốn cố gắng.
Một điều nổi bật về
Giuđa là, qua các Phúc Âm, chúng ta không thấy ông nói về chính mình và tiền bạc. Có lẽ những gì ông nói là tự thêu dệt hoặc kêu gọi về tài chính. Trong Tuần Thánh, tại nhà ông Simon Cùi, cô Maria ở Bêtania xức dầu thơm hảo hạng
lên chân Chúa Giêsu, Giuđa đã phản đối: “Phí dầu thơm như thế
để làm gì? Dầu đó có thể đem bán lấy trên ba trăm quan tiền mà bố thí cho người nghèo.” (Mc 14:4-5)
Chúa Giêsu nói: “Cứ
để cho cô làm. Sao lại muốn gây chuyện? Cô ấy
vừa làm cho tôi một việc nghĩa. Người nghèo thì lúc nào
các ông chẳng có
bên cạnh mình,
các ông muốn làm
phúc cho họ bao giờ
mà chẳng được!
Còn tôi, các ông chẳng
có mãi đâu! Điều gì làm được thì cô đã làm: cô đã lấy dầu thơm ướp xác
tôi, để chuẩn
bị ngày mai táng. Tôi bảo thật các ông: Hễ Tin Mừng được loan báo đến đâu trong khắp thiên hạ thì nơi đó việc cô vừa làm cũng sẽ được kể lại
để nhớ tới cô.” (Mc 14:6-9)
Câu trả lời của Chúa Giêsu là
thần học. Khó có
thể tưởng tượng
rằng điều đó lại vô nghĩa đối với Giuđa, bởi vì ông không có ánh mắt cần thiết (ít
là ngay lúc đó) để
biết tại sao điều đó tốt đẹp đối với
Thiên Chúa. Lý luận của
Giuđa là sự lạnh
nhạt của thời hiện đại – những thứ
tốt đẹp và mắc tiền như nước hoa phải bán
đi để lấy tiền
mua lương thực cho người nghèo, hoặc ít ra là để dằn túi của những người như
Giuđa và những người
có thói quan liêu.
Nói cách khác, đó là lần duy nhất chúng ta
nghe Giuđa yêu cầu
điều gần gũi với vấn đề tôn
giáo, điều thuần túy
là “Phúc Âm công bình xã hội”
không có chỗ cho sự
siêu việt, vẻ
đẹp, Thập Giá, hoặc Thiên Chúa. Bức
tranh về Giuđa nổi bật trong Tân Ước là con người không thể nắm bắt chiều kích
“thẳng đứng” của
Kitô giáo, nhưng là con người chỉ nghĩ theo chiều ngang. Sự tập
trung của ông có vẻ
ít tập trung vào
Thiên Chúa, mà tập trung vào
con người – và cuối cùng là tập trung vào chính mình.
5. GIUĐA KHÔNG TÔN KÍNH
THÁNH THỂ
Trước tiên, Giuđa có vẻ bắt đầu tách
khỏi Đức Kitô
sau khi nghe giáo huấn về
Thánh Thể trong Ga 6, có
vấn đề là
không biết Giuđa có
được thúc
đẩy bởi các
lý lẽ thần học hay
không (không thích điều
Chúa Giêsu nói) hoặc những
điều cá nhân (không thích khi thấy Chúa Giêsu bị người ta bỏ rơi.) Nhưng
điều này lên cao điểm trong việc phản bội vào đêm Thứ Năm Tuần Thánh.
Đáng chú ý cách phản bội
của Giuđa được mô tả là có liên quan Thánh Thể.
Thánh Luca kể: Rồi Người cầm
lấy bánh, dâng lời
tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: “Đây là
mình Thầy, hiến tế
vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy.” Và tới tuần rượu cuối bữa ăn, Người
cũng làm như vậy
và nói: “Chén này là giao ước mới, lập bằng máu
Thầy, máu đổ ra vì anh em. Nhưng
này bàn tay kẻ nộp
Thầy đang cùng đặt trên bàn với Thầy. Đã hẳn Con Người ra đi như đã ấn định, nhưng khốn
cho kẻ nào nộp
Con Người.” (Lc 22:19-22)
Chúa Giêsu tố cáo sự trơ tráo của Giuđa khi tham dự Thánh
Lễ đầu tiên
mà lại mưu tính phản bội. Các môn đệ cũng lầm lẫn về
ý nghĩa của lời
nói gở của Chúa
Giêsu, và họ bắt đầu
hỏi nhau xem Chúa Giêsu ám chỉ ai. Thánh Gioan kể lại những gì tiếp tục xảy ra:
Chúa Giêsu nói: “Thầy chấm bánh đưa
cho ai thì chính là kẻ ấy.” Rồi Người chấm một
miếng bánh, trao cho Giuđa, con ông Simôn Ítcariốt. Y vừa ăn xong miếng
bánh, Satan liền nhập
vào y. Đức Giêsu
bảo y: “Anh làm
gì thì làm mau đi!” Nhưng trong số các người
đang dùng bữa, không
ai hiểu tại sao Ngài
nói với y như thế.
Vì Giuđa giữ túi
tiền, nên có vài người tưởng rằng
Đức Giêsu nói với
y: “Hãy mua những món cần
dùng trong dịp lễ,” hoặc bảo y bố thí
cho người nghèo.
Sau khi ăn miếng bánh,
Giuđa liền đi ra. Lúc
đó, trời đã tối. (Ga 13:26-30)
Giuđa nhận miếng bánh một cách bất xứng – rước lễ bất
xứng, Gioan mô tả
việc lãnh nhận bất
xứng đó là lúc Satan nhập vào Giuđa. Sau đó, Giuđa đứng dậy và bỏ đi – dĩ nhiên
mang theo cả túi tiền. Như vậy, Giuđa
coi thường việc tham dự nghi lễ tôn giáo –
dạ tiệc mừng Lễ
Vượt Qua, Thánh Lễ
đầu tiên, chỉ
vội đi lo chuyện xấu xa. Điều đó
cũng giống như khi
chúng ta rước lễ
xong rồi ra ngoài ngay, không ở lại cho đến hết lễ – và không
tâm sự với Chúa
Giêsu Thánh Thể đang ở
trong lòng mình.
6. GIUĐA HỢP TÁC VỚI SATAN
Điều kinh khủng về Giuđa không
chỉ là một Kitô hữu phản bội Đức Kitô,
mà còn là một trong Nhóm
Mười Hai lại liên
minh với ma quỷ – nghĩa
là Giuđa biết
mình đang tuân lệnh
của Satan, còn hơn là sự yếu đuối bình thường của nhân loại. Điều ranh mãnh siêu
nhiên là chỗ đó. Nếu chúng ta rời ánh mắt khỏi những điều
thuộc về Trời, chúng ta sẽ chỉ chú ý vào những gì thuộc thế gian. Lúc đó, chúng
ta nửa hướng mắt
nhìn lên, nửa hướng
mắt nhìn xuống những
gì ở bên dưới chúng ta.
Đừng bao giờ tự mãn, hãy
luôn bám chặt vào
Đức Kitô, đặc biệt là kết hiệp với Ngài
qua bí tích Thánh Thể. Một
người cai rượu nói: “Nếu tôi uống lại, vấn đề sẽ
tồi tệ hơn trước.” Đó là vấn đề quan trọng đối
với bạn và tôi. Sự cám dỗ trở
thành sự thích
thú, sự thích thú trở thành tội lỗi. Đào vi thượng sách, tránh voi chẳng xấu mặt. Tội
nhỏ trở thành tội
lớn, nếu chúng ta không đưa nó ra ánh
sáng. Đó là bài học
đắt giá chúng ta học được từ Giuđa.
JOE HESCHMEYER
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ
ShamelessPopery.com)
Khởi đầu Mùa Chay –
2020
|