MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm :: suy niệm về chúa
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Thuật Ngữ Hy Lạp
Thứ Sáu, Ngày 21 tháng 2-2020
THUẬT NGỮ HY LẠP

Không thiếu các từ ngữ Hy Lạp xác định niềm tin của chúng ta – như LOGOS và AGAPE. Nhưng có các thuật ngữ Hy Lạp khác diễn tả cách thức hoặc dạng thức chứa đựng sự mặc khải được giới thiệu với chúng ta.

Theo thần học gia Công giáo Erich Przywara, có 4 thuật ngữ như vậy: Kerygma, Mysterium, Kairos, và Oikonomia. Ông phỏng theo thần học gia Paul Tillich (Tin Lành Lutheran) và theo truyền thống Thánh Thomas. Nói đơn giản: KERYGMA đề cập việc công bố Phúc Âm; MYSTERIUM liên quan những điều bí ẩn; KAIROS là thời gian của Chúa; và OIKONOMIA liên quan sự sắp đặt hoặc sự cai trị của Chúa đối với mọi sự.

Vấn đề là Przywara tìm câu trả lời cho câu hỏi này: Cái gì là dạng ban đầu mà sự mặc khải của Chúa tỏ hiện cho chúng ta? Chẳng hạn, chúng ta có thể thấy cách thức, từ viễn cảnh Tin Lành, mà KERYGMA có dạng cao nhất, hiểu rằng truyền thống chỉ tập trung vào Kinh Thánh (sola Scriptura, cuộc cải cách Tin Lành thế kỷ 16).

Dĩ nhiên câu trả lời là Thiên Chúa mặc khải cho chúng ta qua 4 cách – lời nói, mầu nhiệm, thời gian, và sự sắp đặt mọi sự. Do đó, chúng ta cần tìm hiểu sâu xa hơn vý nghĩa của mỗi từ ngữ để hiểu đúng về mối quan hệ của chúng ta với sự mặc khải của Chúa.

KERYGMA

Đây là việc công bố Lời Chúa, chúng ta có thể gọi là Phúc Âm hoặc Tin Mừng về Đức Kitô. Một ví dụ về cách sử dụng trong Tân Ước: “Thế gian đã không dùng sự khôn ngoan mà nhận biết Thiên Chúa ở những nơi Thiên Chúa biểu lộ sự khôn ngoan của Người. Cho nên Thiên Chúa đã muốn dùng lời rao giảng điên rồ để cứu những người tin.” (1 Cr 1:21)

Chữ KERYGMA có nghĩa đặc biệt khác ngoài việc công bố Tin Mừng. Theo Przywara, ngày xưa chữ này kết hợp với loại âm thanh phát ra bởi “chuyên gia” của quốc gia, quân đội, hoặc Giáo Hội qua “sứ giả” – người quy tụ dân chúng, binh sĩ, hoặc tín hữu để hội họp, để tập luyện hoặc chiến đấu, hoặc để cử hành lễ tế.

Przywara kết luận rằng “điều đó liên quan khái niệm về vương quốc: dù quy tụ lúc hòa bình hay chiến tranh, hoặc dâng lễ vật cho Thiên Chúa.” (Các câu trích dẫn từ bài viết năm 1959 của Przywara về tôn giáo và văn hóa, để tưởng nhớ Paul Tillich, tái bản tại Analogia Entis – Metaphysics: Original Structure and Universal Rhythm, Eerdmans xuất bản năm 2014.)

Là người Công giáo, chúng ta có thể thấy cách mà KERYGMA là dạng chủ yếu Thiên Chúa dùng để mặc khải cho chúng ta. Việc công bố chưa bao giờ là sự kiện tách rời. Việc công bố này luôn gây chú ý đối với việc công bố khác, sứ giả hoặc người đưa tin.

Hơn nữa, như Przywara cho biết, ngày xưa điều đó luôn xảy ra trong cuộc hội họp của đất nước, đôi khi vì mục đích tế lễ. Theo nghĩa này, Thánh Lễ là cách trải nghiệm của KERYGMA: cử hành lễ dâng Thánh Thể thì có việc công bố Lời Chúa. Thật thú vị trong cách xưa như việc quy tụ, đôi khi cả lúc chiến đấu và lúc an bình. Cả hai không có khi dâng lễ chăng? Chúng ta vừa bình an và nghỉ ngơi trong Chúa, trong khi vẫn chiến đấu với tội lỗi, với Satan và tử thần.

MYSTERIUM

Nếu KERYGMA là công bố Lời Chúa thì MYSTERIUM có vẻ đối lập: Lời Chúa trong sự thinh lặng. MYSTERIUM, cũng hiểu là đọc thầm, có gốc là động từ MUO của Hy ngữ, nghĩa là “không nói, làm thinh.” Điều này chắc chắn là phản đề của KERYGMA mà sứ giả làm. Là người Công giáo, chúng ta biết rằng chúng ta cần cả hai: Lời nói của Chúa và sự im lặng của Chúa. Nói cách khác, chúng ta đón nhận cả Kinh Thánh được nghe đọc và sự im lặng bí ẩn của Đức Kitô “nói” với chúng ta qua bí tích Thánh Thể. Przywara coi thuật ngữ này liên quan sâu xa tới Thánh Lễ như sự kiện là thành viên trong Nhiệm Thể Đức Kitô được làm mới.

KAIROS

KAIROS liên quan thời gian của Chúa. Điều đó được hiểu đúng nhất theo khái niệm về thời gian của người Hy Lạp, được diễn tả bằng 3 từ ngữ: Aion, Chronos, và Kairos. AION là vĩnh cửu, CHRONOS là thời gian, và KAIROS là những lúc thích hợp trong sự nối tiếp của thời gian. Một nhà phê bình nói rằng sự khác biệt giữa CHRONOS và KAIROS là số lượng thời gian và chất lượng thời gian. Nói cách khác, CHRONOS hỏi câu “Mấy giờ rồi?” và KAIROS hỏi câu “Thời gian để làm gì?”

Theo thuật ngữ Kitô giáo, có thể chúng ta nói rằng KAIROS là lúc AION giao nhau với CHRONOS. KAIROS là thời gian thích hợp của Thiên Chúa, Ngài sắp xếp thời gian để MYSTERIUM sẽ trở thành KERYGMA (hoặc ngược lại). Một ví dụ rõ ràng về cách sử dụng từ ngữ này trong Tân Ước là lời của ông Gioan Tẩy Giả: “Thời kỳ [kairos] đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.” (Mc 1:15) Một ví dụ khác là khi Chúa Giêsu nói tới Cuộc Khổ Nạn của Ngài: “Thời của tôi [kairos] chưa đến, nhưng thời của các anh lúc nào cũng thuận tiện.” (Ga 7:6)

Khi nào chúng ta hỏi Chúa, khi nào hoặc lúc nào sẽ xảy ra? Đó là chúng ta hỏi về CHRONOS. Thiên Chúa trả lời chúng ta bằng KAIROS của Ngài – thời gian do Ngài ấn định, không phải do chúng ta.

OIKONOMIA

Từ ngữ Hy Lạp này là nguồn gốc sinh ra chữ “kinh tế” của chúng ta. Trong Tân Ước, nó có thể được dịch là sự quản gia, sự cai quản, hoặc sự phân phát. Theo ngữ cảnh trên đây, chúng ta có thể nói rằng chữ OIKONOMIA nói tới mệnh lệnh của Thiên Chúa về việc công bố của Ngài, sự bí ẩn của Ngài, và thời gian của Ngài.

Nhưng đối với Przywara, còn hơn như thế. Ông dùng câu này như khởi điểm: “Chính do ân sủng và nhờ lòng tin mà anh em được cứu độ: đây không phải bởi sức anh em, mà là một ân huệ của Thiên Chúa; cũng không phải bởi việc anh em làm, để không ai có thể hãnh diện. Thật thế, chúng ta là tác phẩm của Thiên Chúa, chúng ta được dựng nên trong Đức Kitô Giêsu, để sống mà thực hiện công trình tốt đẹp Thiên Chúa đã chuẩn bị cho chúng ta.” (Ep 2:8-10)

Theo Przywara, các câu này đưa chúng ta tới những gì thực sự chủ yếu: chiều sâu “khôn dò” của Thiên Chúa. Thánh Phaolô ca ngợi sự cao cả của Thiên Chúa: “Sự giàu có, khôn ngoan và thông suốt của Thiên Chúa sâu thẳm dường nào! Quyết định của Người, ai dò cho thấu! Đường lối của Người, ai theo dõi được!” (Rm 11:33)

Có 2 phương diện đối với OIKONOMIA. Mặt khác, có sự liên quan của Thiên Chúa trong việc sắp đặt các thụ tạo và phục hồi mọi sự trong Đức Kitô. Mặt khác, công việc này quá đỗi tuyệt vời và ngoài tầm hiểu của chúng ta, tư tưởng bí ẩn của Thiên Chúa khác hẳn tư tưởng của chúng ta. Nói cách khác: OIKONOMIA cho thấy nghịch lý đặc biệt của Kitô giáo – Thiên Chúa vừa hữu hình vừa vô hình đối với chúng ta. Ngài hóa thành nhục thể và vẫn thuần túy thần khí.

KẾT LUẬN

Có 4 từ ngữ chính: KERYGMA, MYSTERIUM, KAIROS, và OIKONOMIA. Mỗi từ ngữ cho thấy cách đặc biệt mà chúng ta gặp sự mặc khải của Thiên Chúa. KERYGMA là Lời Chúa được công bố cho chúng ta trong Kinh Thánh, đọc riêng và đọc công khai trongtle. MYSTERIUM là cách “bí ẩn” mà Thiên Chúa đến với chúng ta, qua Nhiệm Thể Ngài là Giáo Hội và Thánh Thể. KAIROS đánh dấu thời gian mà Thiên Chúa can thiệp trong lịch sử và trong cuộc đời chúng ta. Điều đó tác động ít với “cái gì” – Kerygma hoặc Mysterium – và tác động nhiều với “khi nào.”

Cuối cùng, OIKONOMIA nói tới kế hoạch của Chúa bao gồm KERYGMA, MYSTERIUM, và KAIROS. Đó là kế hoạch phản ánh sự khôn ngoan vượt ngoài tầm hiểu của chúng ta, đưa chúng ta vào chiều kích sâu thẳm của Thiên Chúa, dẫn chúng ta đi từ những thứ hữu hình vào trong bóng tối choáng ngợp của những thứ vô hình.

STEPHEN BEALE

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Đêm 06-02-2020

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Nước Mắt Chữa Lành (2/25/2020)
Chống Trả Cám Dỗ (2/25/2020)
Bẫy Đời (2/25/2020)
Trả Giá (2/24/2020)
Thực Hành Mùa Chay (2/24/2020)
Tin/Bài cùng ngày
Ăn Năn (2/21/2020)
Thanh Toán Nợ Đời (2/21/2020)
Hiệp Sống Tin Mừng Chúa Nhật 7 Tn A (2/21/2020)
Tin/Bài khác
Nhiễm ! (2/13/2020)
Hiệp Sống Tin Mừng Chúa Nhật 6 Tn A (2/13/2020)
Đâu Là Căn Tính Của Người Kitô Hữu? (2/10/2020)
Mặn Và Sáng (2/7/2020)
Hiệp Sống Tin Mừng Chúa Nhật 5 Thường Niên A (2/7/2020)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768