THANH
TOÁN NỢ
ĐỜI
Có lẽ
chẳng ai không bao giờ
mắc nợ, cụ thể là tiền bạc, không nhiều thì ít, dù chỉ là một
số tiền nhỏ – vài ngàn,
vài trăm, vài
triệu (theo mệnh giá tiền VN.) Nói cho “sang” thì nợ là trái khoản. Và dù ít hay nhiều cũng phải thanh toán,
không thể không
trả nợ, vì còn nợ ngày nào thì “nặng mình” ngày đó. Khổ tâm lắm!
Về
tinh thần thì còn nợ
nhiều hơn: nợ cha mẹ, nợ gia đình,
nợ thầy dạy, nợ hàng
xóm, nợ bạn bè,...
không nợ cách
này thì cách khác, không trực
tiếp thì gián tiếp:
Nợ tình. Đúng là nợ
ngập đầu! Món nợ đó không hề vay mà vẫn nợ, phải nợ, muốn nợ,
Thánh Phaolô nói rằng
nên mắc “món nợ tương thân tương ái”
đó. (Rm 13:8) Đặc
biệt nhất là ai cũng mắc nợ Thiên Chúa – kể cả người vô thần.
Được sinh ra làm người và được sống trên đời là một hồng ân cao cả, khôn tả. Và dần dần, với vốn kinh nghiệm
sống, chúng ta luôn thấy có những điều trái ngược nhau nhưng lại không
thể tách rời nhau, có cái này thì ắt có cái kia: Mở – đóng, cao – thấp, trên – dưới, nam – nữ, âm – dương,
phải – trái, thiện – ác, đẹp – xấu, trẻ – già,… đặc
biệt là sống
– chết. Cái “nghịch”
mà không hề ngược,
vẫn xuôi, vẫn
thuận. Bởi vì trí tuệ
con người nhỏ bé, nông cạn, hữu hạn, không
thể hiểu thấu, thế nên người ta cho đó là “cái vòng lẩn quẩn” bí ẩn, không thể lý giải. Người đời cho đó là
Luật Nhân Quả, nhưng đối với người
có niềm tin Kitô
giáo thì đó chính là Thánh Ý nhiệm
mầu của Thiên Chúa.
Về
vấn đề sinh – tử, chắc hẳn ai cũng thắc
mắc, đặt vấn đề, bởi vì thấy đó là một nghịch lý, thế nhưng chẳng ai có
được câu trả lời thỏa đáng,
chấp nhận đó là
điều bí ẩn đối với con người.
Thơ rằng:
Sinh ra ai cũng khóc òa
Đời
vui sao chẳng cười xòa mà vui?
Đến
khi chết, nước mắt rơi
Sao lại
chẳng cười được thoát khổ đau?
Không chỉ
là rắc rối, phức
tạp, mà là nhiêu khê. Thế nhưng chẳng ai hiểu rõ cái
nghịch lý đó. Khi sinh ra, ai cũng
chào đời bằng tiếng
khóc, đứa trẻ nào bật khóc thì cha mẹ an tâm, đứa trẻ nào không bật khóc thì cha mẹ lo lắng. Phải chăng định
mệnh đã an bài như phần cứng được cài
đặt mặc định?
Người ta vẫn thường nói: “Đời là bể khổ!” Có lẽ
vì chính Chúa Giêsu đã xác định: “Ngày nào có cái khổ của ngày ấy.” (Mt
6:34) Định mệnh đó là sự quan phòng và tiền định của Thiên
Chúa.
Theo quan niệm Phật giáo, cái vòng đời lẩn quẩn đó
được gọi là
“vòng sinh tử” – cũng gọi
là “hữu luân.”
Đó là “bánh xe” của sự
sinh tồn, chỉ sự luân chuyển của thế giới hữu hình.
Đây là cách nói và biểu
tượng của người Tây Tạng ám chỉ “vòng luân hồi” (sa.saṃsāra). Tuy nhiên,
chắc chắn rằng “không
có vòng luân hồi” như người
ta quan niệm hoặc suy diễn. Đúng
là bé cái lầm!
Thuận
ngôn thì nghịch nhĩ,
lời thật thì chói tai, phải như thế mới có thể nên người, nhưng Thiên Chúa không ép buộc ai và cho toàn quyền tự chọn. Khôn
hay khốn là tự mình mà thôi. Sách Huấn Ca cho biết: “Trước mặt
con, Người đã đặt lửa và nước, con muốn gì,
hãy đưa tay ra mà lấy.
Trước mặt con người là cửa SINH cửa TỬ, ai thích
gì, sẽ được
cái đó.” (Hc 15:16-17) Rõ ràng con người được Thiên
Chúa cho tự do hoàn
toàn, và Ngài luôn tôn trọng
quyền tự do chọn lựa của chúng
ta. Lý do đơn giản,
không có gì khó hiểu:
“Vì trí khôn ngoan của Đức Chúa thật lớn lao, Người mạnh mẽ
uy quyền và TRÔNG THẤY TẤT CẢ. Người để
mắt nhìn xem những ai kính sợ Người, và BIẾT RÕ TẤT CẢ những gì người ta thực hiện. Người không
truyền cho ai ăn ở
thất đức, cũng không cho phép ai phạm tội.” (Hc 15:18-20) Minh nhiên và rạch ròi, “lỗi tại tôi mọi đàng” chứ chẳng Nếu, Bởi, Tại, Vì...
chi ráo trọi!
Yêu thương là Thiên Chúa, tốt lành tuyệt đối là Thiên Chúa, nơi
Ngài chỉ có sự thiện mà thôi. Ngài toàn năng
và toàn trí, đúng như Thánh Vịnh
gia cảm nghiệm: “Lạy Chúa,
Ngài dò xét con và Ngài biết
rõ, biết cả
khi con đứng con ngồi. Con nghĩ tưởng gì,
Ngài thấu suốt từ
xa, đi lại hay nghỉ ngơi, Chúa
đều xem xét, mọi nẻo đường con đi, Ngài
quen thuộc cả. Miệng
lưỡi con chưa thốt nên lời, thì lạy Chúa, Ngài đã am tường hết.” (Tv 139:1-4) Chắc chắn chúng
ta không thể giấu giếm
được gì, cũng chẳng thể biện hộ được
chi. Vải thưa không thể che mắt thánh!
Và như đã nói – tất nhiên ai cũng biết, đó là tất cả chúng ta được Thiên Chúa ban cho quyền tự do chọn lựa, tùy ý
thích cài này hoặc cái
kia. Đơn giản như việc
ăn uống, người ta tự do ăn bất cứ
thứ gì, không chịu kiêng cữ thì béo phì hoặc bệnh tật là hệ lụy tất yếu. Có triết lý này: Cái gì TỐT thì luôn ĐẸP, còn cái gì ĐẸP chưa chắc TỐT. Ai chọn cái tốt đẹp, đó là
người khôn: “Hạnh phúc thay ai sống đời hoàn
thiện, biết noi
theo luật pháp Chúa Trời. Hạnh phúc
thay kẻ tuân
hành ý Chúa, hết lòng hết dạ kiếm tìm Người.” (Tv
119:1-2) Theo Việt ngữ, KHÔN ngoan và KHÔNG ngoan có
cách viết gần giống
nhau nhưng hoàn toàn trái nghĩa – sai một ly đi một dặm.
Là những
người tin vào Đức
Giêsu Kitô, chắc chắn
ai cũng ước mong xác định suốt đời về tín
ngôn này: “Vâng lạy
Chúa, Ngài đã ban huấn
lệnh, truyền chúng con tuân giữ vẹn toàn. Ước mong sao con hằng vững bước
theo thánh chỉ Ngài ban.” (Tv
119:4-5) Và biết chân
thành cầu nguyện liên lỉ: “Xin tỏ lòng
nhân hậu cùng
tôi tớ Chúa
đây để con được
sống và tuân giữ lời Ngài. Xin mở mắt cho con nhìn thấy luật pháp
Ngài kỳ diệu biết
bao.” (Tv 119:17-18) Biết hành
động như vậy
là người thực
sự khôn ngoan, bởi vì biết chọn Đường Sống chứ
không chọn Đường
Chết. Khó chứ
chẳng dễ, khó vì phải
dứt khoát.
Tuy nhiên, muốn khôn ngoan như vậy thì chỉ có cách duy nhất là “bám vào Chúa” chứ không thể ỷ sức mình, đồng thời phải thiết tha cầu
xin không ngừng: “Lạy Chúa,
xin dạy con đường
lối thánh chỉ, con nguyện đi theo mãi
đến cùng.
Xin cho con được
trí thông minh để
vâng theo luật
Ngài và hết lòng
tuân giữ.” (Tv 119:33-34) Chắc chắn Ngài chỉ chờ có vậy, nghĩa là Ngài sẽ không bao giờ ngoảnh mặt làm ngơ.
Đó là sống tín
thác, nhận biết mình hữu hạn, nhỏ bé, yếu đuối,...
Thánh Phaolô nói về sự khôn ngoan: “Điều chúng tôi giảng dạy cho các
tín hữu trưởng
thành cũng là một
lẽ khôn ngoan, nhưng không phải là lẽ khôn ngoan của thế gian, cũng không
phải của các thủ lãnh thế gian này, là những kẻ sớm muộn gì cũng
phải diệt vong. Trái lại, chúng tôi giảng dạy lẽ khôn
ngoan nhiệm mầu của
Thiên Chúa đã được giữ bí mật, lẽ khôn
ngoan mà Thiên Chúa đã tiền
định từ trước muôn
đời, cho chúng
ta được vinh hiển.” (1 Cr 2:6-7) Thật vậy, “không một ai trong các thủ lãnh thế gian này đã được biết lẽ khôn
ngoan ấy, vì nếu biết, họ đã chẳng đóng đinh Đức Chúa hiển vinh vào thập giá.” (1 Cr 2:8)
Đúng như đã có lời chép: “Điều mắt chẳng hề thấy, tai
chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ tới, đó lại là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai mến yêu Người. Còn chúng ta, chúng ta đã
được Thiên
Chúa mặc khải cho, nhờ
Thần Khí. Thật vậy, Thần Khí thấu suốt mọi sự, ngay cả những
gì sâu thẳm
nơi Thiên Chúa.” (1 Cr 2:9-10) Quả thật, chúng ta là những người rất may mắn và diễm phúc!
Vấn
đề sinh – tử cũng liên quan luật pháp. Nhà có gia phong, nước có quốc pháp. Luật vị nhân sinh, nhân sinh bất vị luật. Nhưng con người
yếu đuối nên dễ sa đà, thoái hóa, hư hỏng, vì thế phải có luật pháp để kiểm soát, cũng như loài
ngựa dễ sinh chứng nên cần có hàm thiếc để kiềm chế. Do đó, có
những người hư hỏng
đã hoàn thiện nhờ
nghiêm luật: “Phúc
thay người được
Thiên Chúa sửa
trị! Chớ coi thường giáo huấn của Đấng Toàn
Năng.” (G 5:17)
Khi nhập
thể làm người, chính
Chúa Giêsu cũng vẫn luôn
tôn trọng luật pháp.
Ngài đã xác định: “Anh
em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không
phải là
để bãi bỏ, nhưng là
để kiện toàn.
Vì, Thầy bảo thật
anh em, trước khi trời đất qua đi thì một chấm một phết trong Lề
Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn
thành. Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ
nhất ấy, và dạy người ta làm như
thế thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời.
Còn ai tuân hành và dạy
làm như thế
thì sẽ được
gọi là lớn
trong Nước Trời.”
(Mt 5:17-19) Luật Chúa nghiêm minh nhưng vô cùng hữu ích, như Thánh Vịnh gia xác nhận: “Luật pháp
Chúa quả là
hoàn thiện, bổ sức
cho tâm hồn.
Thánh ý Chúa thật
là vững chắc,
cho người dại nên khôn.” (Tv
19:8)
Có nhiều
thứ cần cảnh báo mà Chúa Giêsu đã cho
biết, đây là một trong số các cảnh báo: “Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh
em không ăn ở công chính hơn các kinh sư
và người Pha-ri-sêu
thì sẽ chẳng được
vào Nước
Trời.” (Mt 5:20) Giết người,
cướp của, gian dâm,… hoặc phạm những tội tày trời là điều hiển nhiên ai cũng ghét –
ghét tội chứ không
ghét người. Nhưng với
Chúa Giêsu, tội nhỏ cũng
không được
phạm: “Ai giận anh em mình thì đáng bị đưa ra toà. Ai
mắng anh em mình
là đồ ngốc thì
đáng bị đưa
ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai
chửi anh em mình
là quân phản đạo thì
đáng bị lửa hoả
ngục thiêu đốt.” (Mt
5:21-12) Thậm chí là điều xem chừng rất nhỏ mọn: “Khi
anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có
chuyện bất bình với anh thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình.” (Mt
5:23-25) Thực sự
“căng” lắm! Nhưng đã là nghiêm luật thì có “căng” cỡ nào cũng phải làm, bởi vì chính Ngài đã nói thẳng thắn và rạch ròi: “Bạn sẽ không ra khỏi đó trước khi TRẢ HẾT ĐỒNG XU CUỐI
CÙNG.” (Mt 5:26) Ôi chao, đúng là “căng” thật đấy!
Ai cũng biết rằng ngoại tình
là chuyện lớn, không
được “lóm
lém” chi cả, nhưng Chúa
Giêsu cấm cả chuyện
nhỏ: “Ai NHÌN người phụ nữ mà
THÈM MUỐN thì
trong lòng đã ngoại
tình với người
ấy rồi.” (Mt
5:28) Và Ngài thẳng thắn
và dứt khoát rằng “thà mù, cụt, què mà vào Nước Trời còn hơn đẹp trai hoặc đẹp gái mà
phải vào hỏa ngục.” (x. Mt 5:29-30) Chúa
Giêsu luôn rõ ràng, không mơ hồ,
chẳng hoa mỹ hoặc bóng gió.
Ngày xưa, trong thời Cựu Ước, luật pháp
cho phép người ta ly dị, nhưng
thời Tân Ước
thì cấm triệt để.
Chúa Giêsu cho biết:
“Ngoại trừ trường hợp hôn
nhân bất hợp pháp,
ai rẫy vợ là
đẩy vợ đến
chỗ ngoại tình; và ai cưới người đàn bà
bị rẫy thì cũng
phạm tội ngoại
tình.” (Mt 5:32) Mọi hệ lụy đều có
tính liên đới, kể cả
tội lỗi.
Và còn hơn thế nữa, ngay cả việc thề thốt
cũng là điều cấm: “Đừng
thề chi cả. Đừng chỉ trời mà thề, vì trời là ngai Thiên Chúa. Đừng chỉ đất mà thề, vì đất là bệ dưới chân Người. Đừng chỉ Giêrusalem
mà thề, vì
đó là thành của
Đức Vua cao cả. Đừng chỉ lên
đầu mà thề, vì anh không thể làm cho một sợi tóc hoá trắng hay đen được.” (Mt 5:34-36)
Kết
luận, Chúa Giêsu không dài dòng hoặc lòng vòng, mà tóm tắt cho dễ nhớ: “Hễ CÓ thì
phải nói
CÓ, KHÔNG thì phải nói
KHÔNG. Thêm thắt điều
gì là do ác quỷ.” (Mt 5:37) Đó là Luật Chân Lý, Luật Sự Thật, rất ngắn gọn
và đơn giản,
nhưng đừng tưởng là “chuyện nhỏ,” bởi vì
không dễ mấy ai dám
làm đâu. Cái nhỏ mà lại quan trọng: Tế bào rất nhỏ, không thể nhìn bằng mắt thường, nhưng nó lại là “nền tảng” tạo chuỗi AND kỳ
diệu.
Nếu
thực sự muốn thanh toán món nợ tình thì chỉ có cách là sám hối, yêu thương mọi người và tha thứ mọi sự. Tất cả mọi
trái khoản sẽ được
Thiên Chúa tha bổng: “Tội
các ngươi, dầu
có đỏ
như son, cũng ra trắng như tuyết; có thẫm tựa vải điều, cũng
hoá trắng như bông.” (Is
1:18) Tuyệt vời biết
bao vì chúng ta được
tận hưởng Lòng Thương Xót của Thiên Chúa!
Lạy
Thiên Chúa nhân hậu,
xin giúp chúng con đủ sức vượt qua chính
mình và thoát khỏi “vòng lẩn quẩn” của cuộc đời
này, xin thêm sức
mạnh và lòng can đảm để chúng
con miệt mài sống theo Thánh Luật của Ngài,
giữ đúng mọi điều khoản. Chúng
con cầu xin nhân
danh Thánh Tử Giêsu,
Đấng Cứu Độ
duy nhất của nhân loại. Amen.
TRẦM THIÊN THU
|