MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm :: suy niệm về chúa
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Tình Yêu Kỳ Diệu
Thứ Sáu, Ngày 31 tháng 1-2020
TÌNH YÊU KỲ DIỆU

Jerzy Bielecki và Cyla Cybulska yêu nhau phía sau hàng rào kẽm gai tại trại tập trung Auschwitz của Đức quốc xã, nhưng họ đã trốn thoát.

Ngày nay Jerzy đã 62 tuổi, ông kiên nhẫn đứng tại phi trường Krakow để chờ chiếc máy bay đến từ New York. Trên chuyến bay đó có bà Cyla – “cô bé Cyla” ngày xưa của ông. Ông cầm 39 đóa hồng, tượng trưng những năm họ xa cách nhau – từ Mùa Đông năm 1943. Jerzy gặp Cyla lần đầu tiên ở hầm ủ lúa cho súc vật tại Auschwitz. Ông bị bắt năm 1940 vì tham cuộc gia kháng chiến của quân đội Ba Lan.

Trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh Ba Lan, Jerzy cho biết: “Ngay từ cái nhìn đầu tiên, tôi đã mê nụ cười, khuôn mặt, vẻ nữ tính của cô ấy,… Nhưng trớ trêu thay, cái chết đang bao vây quanh tôi.”

TÌNH YÊU NẢY NỞ

Jerzy nhớ rất rõ lúc ông nhìn thấy một nhóm phụ nữ trẻ Do Thái tới hầm ủ lúa. Cô nào cũng có mái tóc hoe và tươi cười, thấy họ khá vui. Họ mang tạp dề và áo blouse trắng, tóc thắt chiếc khăn. Jerzy cho biết: “Tôi kinh ngạc như trời trồng khi nhìn thấy họ. Phụ nữ mà cũng ở đây ư? Tôi không biết điều gì sắp xảy ra vào lúc đó. Một cô gái cười và nháy mắt với tôi. Lúc đó tôi e thẹn như một đứa trẻ.”

Cyla đến từ một làng nhỏ ở Ba Lan. Cô phải vào trại tháng 01-1943 với cả nhà – cha mẹ, em gái và hai em trai. Cô là người duy nhất còn sống sót. Cô nói: “Chúng tôi có khoảng 40 tù nhân với các giám thị người Đức ở một tòa nhà gần hầm ủ lúa. Đó là điều may mắn khó tin. Chúng tôi ngủ trong phòng trải rơm. Chúng tôi phải giặt giũ cả buổi sáng và buổi chiều, phải may vá các bao bột cho cả hầm này.”

Tại đây, Cyla đã phải lòng Jerzy, một thanh niên Công giáo Ba Lan, một trong các tù nhân đầu tiên của trại Auschwitz. Jerzy bị bắt khi đang tìm cách vượt qua Hungary để gia nhập quân đội Pháp. Tình yêu của họ đã nảy nở. Họ có thể nói chuyện với nhau trong lúc ăn uống nhờ các lính gác du di cho phép. Jerzy nói: “Tôi say mê cô ấy. Tôi thấy cô ấy không vô tình khi tôi theo đuổi. Chúng tôi như những thiếu niên ngồi trên ghế công viên lén hôn nhau khi thần chết rảo quanh chúng tôi.”

QUYẾT CHÍ VƯỢT NGỤC

 Một hôm, Cyla đến với Jerzy và khóc thương người bạn thân vừa bị lính Đức quốc xã bắn chết. Anh vừa nhắm súng vào cổ cô vừa giữ cò súng và nói: “Đừng khóc, Cyla. Anh sẽ đưa em ra khỏi địa ngục này.” Rồi anh liền chuẩn bị để đưa người yêu trốn trại.

Anh nói: “Anh không đủ can đảm bóp cò. Anh biết khó trốn thoát, nhưng vì em và vì tình yêu của chúng mình thì anh làm được hết, kể cả điều không thể.”

Anh nhờ một người bạn kiếm cho bộ đồng phục của lính Đức. Kế hoạch vượt ngục vào tháng 5-1944, nhưng nhóm các cô gái lại không đến làm việc ban đêm nữa. Anh không biết Cyla còn sống hay không.

Vài tháng sau, anh nhận được mảnh giấy ghi: “Anh Jerzy, em làm việc ở nơi giặt giũ. Cố gắng đến tìm em nhé.” Họ gặp lại nhau. Ngày 20-07-1944, Jerzy nói nhỏ với cô: “Ngày mai, một nhóm lính sẽ đến đưa anh đi tra vấn. Hẹn gặp lại.” Cyla không hỏi gì.

Hôm sau, cô thấy trước lối vào… Jerzy hóa trang thành một binh sĩ đồng phục Rottenfürher SS (cận vệ Đức quốc xã, SS là Schutzstaffel). Anh chào lính cận vệ và đưa Cyla đi. Hai người đi ra cổng trại tập trung… và họ được tự do!

NGÀN TRÙNG XA CÁCH

Sau 9 đêm đi bộ, họ đến nhà chú của Jerzy. Để bảo đảm an toàn, họ quyết định chia tay nhau. Jerzy gia nhập quân đội kháng chiến của Ba Lan, còn Cyla làm việc với các nông dân tại một ngôi làng nhỏ. Khi chiến tranh chấm dứt, Cyla vẫn không hề biết tin gì về người yêu.

Một hôm, người ta cho cô biết rằng Jerzy đã tử vong trong một trận chiến. Cô buồn bã trở về New York để tìm quên và làm tạo lập cuộc sống mới. Điều cô không biết là vùng mà Jerzy chiến đấu được giải cứu sau đó ba tuần. Cuối cùng, Jerzy được tự do, anh đi tìm Cyla... nhưng trễ ba tuần rồi.

Gia đình của Jerzy nói với anh rằng Cyla đã qua đời tại một bệnh viện ở Stockholm, ngay trước khi trở về Mỹ. Nhưng anh không hề biết họ đã nói dối. Có phải là gia đình cô không muốn anh anh kết hôn với một phụ nữ Do Thái chăng?

NHỮNG ĐÓA HOA HỒNG

Nhiều năm sau, tại New York, Cyla đã là góa phụ vài năm và là mẹ của một cô con gái. Năm 1982, Cyla mời người giúp việc uống cà phê – một dịp hiếm có để trò chuyện với một người đồng hương. Cô kể về chuyện tình xưa và chuyện trốn thoát trại tập trung Auschwitz. Thật bất ngờ, người giúp việc cho cô biết rằng cô có thể gặp lại cố nhân trên một chương trình tương tự trên truyền hình Ba Lan. Người đó là hiệu trưởng một trường học và nếu không lầm thì hiệu trưởng đó tên là… hình như là… Jerzy.

Cyla nói: “Tôi không thể tin được, tôi tìm số điện thoại và gọi. Anh nói rằng ‘Jerzy đây, anh đây, Cyla bé bỏng của anh!’ Khi nghe giọng anh, tôi biết ngay rằng đó là người xưa của tôi ở Auschwitz.”

Vài tháng sau, Cyla quyết định gặp anh. Cô bay tới Krakow. Jerzy đứng đợi cô tại phi trường với 39 đóa hồng trong tay… Tình yêu tái sinh, cảm xúc tràn trề. Nhưng Jerzy, đã kết hôn sau chiến tranh, không muốn bỏ vợ và con cái. Jerzy nói: “Đó là số phận đã tạo mọi sự theo cách này, nhưng nếu anh không làm lại thì không thể thay đổi được điều gì.”

Cyla Cybulska (qua đời năm 2006) và Jerzy Bielecki (qua đời năm 2011) vẫn là bạn của nhau cho đến cuối đời. Năm 1985, Jerzy Bielecki được nhận huy chương Người Tốt.

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Aleteia.org)

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Nhiễm ! (2/13/2020)
Hiệp Sống Tin Mừng Chúa Nhật 6 Tn A (2/13/2020)
Đâu Là Căn Tính Của Người Kitô Hữu? (2/10/2020)
Mặn Và Sáng (2/7/2020)
Hiệp Sống Tin Mừng Chúa Nhật 5 Thường Niên A (2/7/2020)
Tin/Bài cùng ngày
Tuyên Ngôn Tâm Linh (1/31/2020)
Của Thánh (1/31/2020)
Lời Tiên Tri Của Thánh Nilus (1/31/2020)
Hiệp Sống Tin Mừng Chúa Nhật 4 Thường Niên A (1/31/2020)
Tin/Bài khác
Tiếng Sấm Âm Vang Tiếng Chúa (1/23/2020)
Hiệp Sống Tin Mừng Chúa Nhật 3 Thường Niên A (1/23/2020)
Hiệp Sống Tin Mừng Mùng Ba Tết Nguyên Đán (1/23/2020)
Hiệp Sống Tin Mừng Mùng Hai Tết (1/23/2020)
Hiệp Sống Tin Mừng Mùng Một Tết (1/23/2020)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768