VUA CÔNG LÝ
Không có công lý thì không có tự do, không có tự do thì không có bình an –
hòa bình, nghĩa là bất ổn,
xã hội bất ổn
thì hỗn loạn,
sinh ra tội lỗi. Thế nên Chúa Giêsu đã đến thế gian để bảo
vệ công lý và giải
thoát những con người
bị áp bức, bị
bóc lột. Thánh Vịnh gia xác định: “Triều đại
Người đua nở hoa công lý, và thái bình thịnh trị tới ngày
nao tuế nguyệt chẳng
còn.” (Tv 72:7)
Chúa Giêsu là Ngôi Hai Thiên Chúa, là
Đấng Thiên
Sai, là Đấng Cứu
Độ duy nhất. Kinh Thánh xác định: “Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ;
vì dưới gầm
trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó
mà được cứu
độ.” (Cv
4:12). Mặc dù “Người là Đấng
Toàn Năng, ta chẳng
sao vươn tới, Người cao cả, vì Người hùng mạnh và công minh. Người quyền năng, vì
Người chính trực, nhưng CHẲNG ÁP
BỨC AI.” (G 37:23)
Xã hội luôn cần có
công lý để loại bỏ
bất công, cần có
luật để duy trì
an sinh xã hội. Nhưng “luật
bất công không phải
là luật” (Thánh
Augustinô, 354-430). Theo xã hội
loài người, công
lý là một khái niệm đúng đắn về luân lý, dựa trên nền tảng đạo đức,
tính hợp lý, luật pháp, quy luật tự nhiên (hệ thống luật được
xác định bởi
tự nhiên, mang tính phổ
quát), tôn giáo, công bằng,
cũng như việc quản lý của pháp luật, có tính đến quyền sống bất khả
nhượng của mọi người và mọi công dân, quyền chung của mọi người
và cá nhân để bảo
vệ quyền bình đẳng trước pháp luật của các quyền dân sự của
họ, không phân biệt
đối xử dựa trên sắc tộc, giới tính, dân tộc, màu da, tôn giáo, tuổi tác, hoặc các đặc tính khác, và được coi là bao gồm các luật về công bằng xã hội.
Chúa Giêsu là Vua các vua, Chúa các chúa,
bởi vì “không có
quyền bính nào mà không
bởi Thiên Chúa, và những quyền bính hiện hữu là do Thiên Chúa
thiết lập.” (Rm 13:1) Thế
nhưng người ta không tin nhận Ngài, đến nỗi đã lập mưu ác sát hại Ngài. Trên đầu Thập Giá, nơi Chúa
Giêsu bị đóng
đinh, có ghi bảng bằng
tiếng Híp-ri, La-tinh và Hy-lạp: INRI – Jesus Nazarenus Rex Judaeorum – Giêsu Nadarét là Vua dân Do Thái. Thế nhưng các thượng tế của người
Do Thái nói với ông
Philatô: “Xin ngài đừng
viết: Vua dân Do Thái, nhưng viết: Tên này đã nói: Ta là Vua
dân Do Thái.” Tuy nhiên, ông Philatô trả lời: “Ta viết sao, cứ để vậy!”
(Ga 19:22) Vô tình mà chính họ lại tôn vinh tử tội Giêsu là Vua. Thế mới độc đáo, kỳ lạ và mầu nhiệm. Bảng chữ đa
ngữ đó đã nói lên tất cả.
Ngày xưa theo quan niệm phong kiến, người
ta có một câu như
mệnh lệnh bất di bất
dịch: “Quân xử thần tử, thần bất tử bất
trung.” Thời quân
chủ, vua mệnh danh là
Thiên Tử, mọi quyền
hành nắm gọn
trong tay, cho sống thì được sống, bắt chết cũng
phải chết. Vua đi đâu cũng có tiền hô, hậu ủng. Mọi sự sang trọng,
quyền thế, ưu tiên,… đều phải dành cho vua. Ai muốn tâu với vua điều gì cũng
không được nhìn
“long nhan”, cũng không được tâu trực
tiếp, mà chỉ
được tâu cái bệ rồng vua ngồi: “Muôn tâu bệ hạ.” Nhà vua độc quyền màu vàng, và cái gì của vua cũng đệm chữ
“long” – rồng: Long
nhan, long thể, long bào, long sàn, long xa, long đình,… Dù sướng từ trong trứng nước,
nhưng rồi chính nhà vua cũng không tránh khỏi “long đanh” và “long
đong” như bao thần dân
khác. Thế mà vẫn chảnh lắm!
Thế mà Chúa Giêsu, Vua muôn vua và Chúa các chúa, Hoàng đế của các hoàng đế, Thủ lãnh của các thủ lãnh, lại “được” người
ta đội cho triều thiên là vòng gai nhọn và khoác cho chiếc áo choàng đỏ, và họ mỉa mai: “Kính chào
Vua dân Do Thái!” (Ga 19:3), thậm
chí họ còn vả vào mặt Ngài. Kẻ ác càng hèn càng nhát, càng nhát
càng ác. Thật đáng
ghê tởm!
Ngày xưa, toàn thể các chi tộc Ít-ra-en đến trình báo vua Đa-vít tại Khép-rôn: “Chúng tôi
đây là cốt nhục
của ngài. Ngay cả trước kia, khi ông Sa-un làm vua cai trị chúng tôi, chính ngài
đã chỉ huy các
cuộc hành quân của Ít-ra-en. Đức Chúa đã phán với ngài: Chính ngươi
sẽ chăn dắt Ít-ra-en,
dân Ta, chính ngươi sẽ là người lãnh đạo Ít-ra-en.” (2 Sm 5:1-2) Sau đó, toàn thể kỳ mục Ít-ra-en
cũng đến gặp
vua tại đó. Rồi
Vua Đa-vít lập
giao ước với họ tại Khép-rôn, trước nhan Đức Chúa.
Họ đã xức dầu tấn phong
Đa-vít làm vua Ít-ra-en. (2 Sm 5:3) Xức dầu là dấu chỉ “công nhận” một người nào
đó với chức vụ
và trách nhiệm nào
đó, cụ thể là
phong vương. Ngày nay, Công giáo cũng vẫn theo truyền thống đó
khi cử hành các bí tích
theo nghi thức phụng vụ,
đặc biệt là nghi lễ truyền chức.
Chắc hẳn xưa nay ít người được vào nội cung triều đình
của vua chúa trần gian hoặc dinh tổng
thống, người ta chỉ đứng xa mà ngắm nhìn cũng là “có phước” lắm rồi, thậm
chí có mơ cũng chẳng
thấy, huống chi đối với Thánh Cung của Thiên Chúa. Vì thế, Thánh Vịnh gia sung sướng thốt lên:
“Vui dường nào
khi thiên hạ bảo
tôi: ‘Ta cùng trẩy
lên đền thánh
Chúa!’. Và giờ đây,
Giêrusalem hỡi, cửa
nội thành, ta đã dừng chân.” (Tv 122:1-2) Hạnh phúc biết
bao, ngỡ chỉ là giấc mơ mà lại
là sự thật, thật
ngay trong đời thường. Hạnh phúc gấp bội, gia tăng theo cấp
số nhân. Ôi, thế
thì còn gì bằng!
Như một kỹ sư xây dựng, Thánh Vịnh gia mô tả chi tiết: “Giêrusalem
khác nào đô thị
được xây nên một khối vẹn toàn. Từng chi tộc, chi tộc của
Chúa, trẩy hội
lên đền ở
nơi đây, để danh Chúa, họ cùng xưng tụng, như lệnh đã truyền cho Ít-ra-en. Cũng nơi
đó, đặt ngai
xét xử, ngai vàng
của vương triều
Đa-vít.” (Tv 122:3-5) Đền Thờ đó là Nhà Chúa trên trần gian, nhưng vẫn thật hạnh
phúc cho ai được
đặt chân vào: “Một ngày tại
khuôn viên thánh điện quý hơn cả ngàn ngày. Thà con ở cổng đền Thiên Chúa vẫn còn hơn sống trong trại ác
nhân!” (Tv 84:11) Ngày nay, cuộc
sống khá hơn, nhiều
người muốn đã đến hoặc muốn được
đến Ít-ra-en để đặt chân lên vùng đất mà Chúa Giêsu đã một thời sinh sống và
thi hành sứ vụ: Thánh
địa Giêrusalem.
Tuy nhiên, đối với
người nghèo thì chẳng khác chuyện
lên cung trăng. Không thể đến được, mặc dù rất muốn!
Những ai được vào Nhà Chúa thì cùng được làm con cái Ngài. Thánh
Phaolô động viên: “Anh
em hãy vui mừng cảm
tạ Chúa Cha, đã làm cho anh em trở nên xứng đáng chung hưởng phần gia nghiệp của
dân thánh trong cõi đầy ánh sáng. Người đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm, và đưa
vào vương quốc
Thánh Tử chí
ái; trong Thánh Tử, ta
được ơn cứu chuộc, được thứ
tha tội lỗi.” (Cl 1:12-14) Một loạt những cái “được” quý giá lắm. Thật vậy, các tội nhân chúng ta đang từ hố bùn lầy tội lỗi mà
được Thiên
Chúa kéo lên, được tẩy
rửa và đặc
biệt là được
nhận làm con. Niềm
hạnh phúc quá lớn
lao!
Đấng cứu vớt chúng ta
không là VIP bình thường
theo khái niệm thế
tục, mà Đấng
đó là Chúa của các
chúa, Vua của các vua,
vô thủy vô chung.
Đấng đó chính
là Chúa Giêsu Kitô, Con Một
Thiên Chúa: “Thánh Tử là hình ảnh
Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo, vì trong Người, muôn vật được tạo thành
trên trời cùng dưới đất, hữu hình
với vô hình. Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng hay là bậc quyền năng thượng
giới, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng nhờ Người
và cho Người.
Người có trước muôn loài muôn vật, tất cả đều tồn tại trong Người.
Người cũng là đầu của thân thể, nghĩa là đầu của Hội Thánh;
Người là khởi nguyên, là trưởng tử trong số những
người từ cõi chết sống lại, để trong mọi sự Người
đứng hàng đầu.” (Cl
1:15-18) Vua Giêsu là Đấng
Cứu Độ duy nhất, không có Ơn Cứu Độ ngoài Ngài, và Ngài
là Độc Đạo dẫn
về Trời.
Với cách nói ngắn
gọn mà súc tích, Thánh Phaolô giải thích: “Vì Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người,
cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn
vật được
hoà giải với
mình. Nhờ máu
Người đổ
ra trên thập giá,
Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời.” (Cl 1:19-20) Đức Kitô là Vua,
nhưng không thị uy hoặc
độc đoán như vua chúa trần gian. Vua Giêsu đã không quản ngại thí mạng sống vì thần dân, Giá Máu của Ngài đã minh chứng tất cả. Chắc
chắn rằng, cả quá khứ và tương lai, không có một vị vua nào dám chết vì dân tộc của mình, có tốt lành thì cố gắng làm lợi cho đất nước và
nhân dân, không thì chèn ép và “hút máu” dân để mình sống ung dung, được vinh thân
phì da.
Chúa Giêsu là Đệ Nhất Hàn Vương, Vua
Nghèo vì không ngai vàng, không sở
hữu bất cứ thứ gì, xả thân quên mình vì dân, chẳng có ai có thể nghèo như Ngài, đến cả “chỗ tựa
đầu” cũng không có. (Mt 8:20; Lc 9:58) Vua chúa hoặc tổng thống nào
cũng có lễ đăng
quang, kể cả Giáo hoàng, nhưng Vua Giêsu không hề có lễ đăng quang, cứ cho là
có “lễ đăng quang”
thì lại chẳng giống
ai: Bị treo trên Thập
Giá. Tiều tụy, te
tua, tơi tả, thiệt thòi, thảm thương,… Rất nhiều
các mẫu tự T “ghép”
thành Thập Tự.
Người ta đứng nhìn ngơ
ngác, kẻ sợ người
lo, kẻ ho người cười, không biết có được mấy người mủi lòng!
Còn các thủ lãnh thì
buông lời cười nhạo:
“Hắn đã cứu người khác thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là
Đấng Kitô của Thiên Chúa, là người được tuyển
chọn!” (Lc 23:35)
Ngay cả bọn lính tráng cũng chế giễu Ngài, chúng lại gần đưa giấm
cho Ngài uống, và
chúng thách thức: “Nếu
ông là vua dân Do Thái thì cứu lấy mình đi!” (Lc
23:37) Nhưng Ngài vẫn im
lặng và bất
động. Trước mặt phàm nhân, Vua Giêsu thua trắng, chiến bại hoàn
toàn. Thế nhưng không
phải như vậy, họ
hoàn toàn ngộ nhận
vì thiển cận. Thánh
Phaolô nói: “Lời rao
giảng về thập giá là một sự điên rồ đối với những
kẻ đang trên đà hư mất, nhưng đối với chúng
ta là những người
được cứu độ, thì đó lại là sức mạnh của Thiên Chúa.”
(1 Cr 1:18)
Điều lạ lùng vô cùng là có một tử tội chung số
phận với Chúa Giêsu lại có động
thái khác thường.
Đó là “người
gian phi sám hối”, chúng
ta quen gọi là “người trộm lành” nhưng
thật ra anh ta là tướng cướp khét tiếng, đại ca thứ thiệt,
dân “anh chị” chính
hiệu chứ không phải loại cướp cạn
“tép riu”, vì thế mới
đáng tử hình,
chứ nếu chỉ là
tên trộm thì đâu
đến nỗi chịu án
tử như vậy.
Thế nhưng một tên tử tù đồng
bọn với anh ta cũng bị treo trên thập giá chiều hôm đó, chính hắn cũng nhục mạ Chúa
Giêsu: “Ông không phải
là Đấng Kitô
sao? Hãy tự cứu mình
đi, và cứu cả
chúng tôi với!” (Lc 23:39) Chết tới nơi
mà còn ngông cuồng,
ngang ngược, thách thức và cố chấp,
không chịu “mở mắt”
mà nhận biết cái
sai của mình. Tội này mới đúng là “tội tày trời” – tính cố chấp, chắc chắn không
ai có thể cứu hắn.
Cà cuống chết
đến đít vẫn
còn cay!
Có thể là một số người trong chúng ta cũng có “tầm nhìn” như tên-cướp-ác-ôn này. Đó là những người thiển cận,
không chịu rán sức “mở to” mắt ra để
nhìn vấn đề
cho thấu đáo, mà vẫn lì lợm, thủ
cựu, không chịu
nhìn rộng hơn “cái
bóng” của mình, hoặc không đủ “tầm” để nhìn xa
trông rộng, thế nên
nhận xét của họ cũng phiếm diện.
Thiển cận sinh độc đoán, độc đoán sinh ích kỷ, ích kỷ sinh tự tôn – lúc nào cũng
cho mình là “number one” (số
dzách, số một). Họ
“mù” mà cứ tưởng
mình “sáng mắt”. Tên-trộm-ác là thế, không chịu nhận mình có trọng tội mà còn “gân cổ” thách thức và nguyền rủa Đức Kitô. Có
lẽ Ngài thấy tên này “dở hơi”, “trẻ ranh” vắt mũi
chưa sạch nên Ngài không thèm nói gì. Nói với hạng người cố chấp
thì cứ nói với đầu gối còn
hơn!
Thế nhưng Ngài lại nói với tên-cướp-tốt-bụng. Tại
sao? Hắn có tên “cúng cơm” là Dismas (hoặc Dimas), hắn lên tiếng phản đối: “Mày
đang chịu chung một
hình phạt, vậy
mà cả Thiên
Chúa, mày cũng không biết
sợ! Chúng ta chịu
như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm.
Chứ ông này
đâu có làm điều
gì trái!” (Lc 23:40-41) Như thế mới là “mắt
sáng”, là anh hùng, can đảm, nói thẳng
nói thật chứ không
hèn nhát mà che đậy hoặc
giấu giếm sự thật. Rồi anh ta thưa với
Đức Giêsu: “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!”
(Lc 23:42) Tên cướp này
thực sự có “trình
độ”, xứng danh là
một “tay anh chị” lắm.
Anh ta đã “nhìn” rõ Tử
Tội Giêsu thực sự
là VIP rất đặc
biệt nên mới xin
như vậy. Giỏi lắm. Nhanh trí lắm. Anh ta phải giỏi mới
đủ trình độ
nhận biết Chúa Giêsu là “siêu nhân” thực sự. Tên tử tội ác ôn kia ngu muội nên không có tầm hiểu như Dismas.
Nghe anh ta cầu xin chân thành, Vua Giêsu nhẹ nhàng nói với thần dân Dismas ngay: “Tôi
bảo thật anh, hôm
nay, anh sẽ được
ở với tôi trên Thiên Đàng.” (Lc 23:43) Có lẽ không ai may mắn và sung sướng hơn tướng cướp
“hiền lành” Dismas, vì dù tội lỗi tày trời, nhưng anh biết thú nhận và ăn năn nên Chúa Giêsu
tha thứ, và còn cho anh
hơn những gì anh
muốn. Lòng Chúa Thương
Xót chỉ cần thế thôi,
còn tội to hay nhỏ không
là vấn đề. Tên-cướp-tốt-bụng Dismas có
điều rất “độc
đáo” này: Cả
đời anh ta chuyên đi ăn cướp, giờ lại “cướp”
được cả Thiên Đàng. Khôn và khéo quá chừng luôn. Thật tuyệt!
Chúa Giêsu luôn khuyến khích các tín nhân chịu đau khổ – vác
thập giá. (Mt 10:38; Mt
16:24) Khó thì Khổ, thế
nhưng lại là Khéo và Khôn. No Cross, No Crown – Không có Thập Giá thì không có Triều Thiên, không có Đau
Khổ thì không có Vinh
Quang. Hạnh phúc tỷ lệ thuận với
gian nan, vất vả, hy sinh – tức là đau khổ. Thập Giá hình chữ T, Chúa Giêsu dang tay hình
chữ Y. Theo Việt ngữ,
TY là Tình Yêu.
Lạy Vua Giêsu Kitô – Vua Công Lý, Vua
Cứu Thế, Vua Thương
Xót, xin chữa lành
con-mắt-tâm-linh
để chúng
con thật lòng
tin nhận Ngài là
Con Thiên Chúa, là Thiên Vương đích thực muôn đời, là Vua Cứu Độ duy nhất, và
xin giúp chúng con sống
kiên cường
với đức tin mà chúng con đã lãnh nhận. Kính lạy Thánh Tử Giêsu cai trị linh hồn chúng con và
cho chúng con về sum vầy
tại Vương Quốc Trường Sinh, Ngài là là
Đấng Hằng Sống,
đồng hiển trị với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, đời đời kiếp
kiếp. Amen.
TRẦM THIÊN THU
|