TINH THẦN CỦA THÁNH CHARLES BORROMEO
Trong lễ
Thánh Charles Borromeo (ngày 4-11), Giáo Hội cầu xin Chúa gìn giữ dân Chúa luôn có tinh thần đã tràn đầy trong tâm hồn thánh nhân. Tinh thần nơi ngài cũng là tinh thần tràn đầy nơi Chúa Giêsu Kitô, Đấng tự khiêm tự hạ. Tinh thần của Đức
Kitô được các
thánh noi theo, và cũng là tinh thần
chúng ta nên có. Ngoài việc
nên giống Đức Kitô,
đặc tính của tinh thần đó là
gì mà Giáo Hội muốn duy trì nơi
dân Chúa?
Thứ
nhất, ngài là mục
tử ở Milan, là là nhà cải
cách Giáo Hội tại Công
Đồng Trentô.
Ngài muốn cứu các
linh hồn – linh hồn các
giáo sĩ và giáo dân trong giáo phận
của ngài. Trước khi được bổ nhiệm làm
giám mục GP Milan, giáo phận này đã trống tòa 80 năm. Sau khi
được bổ nhiệm,
ĐGM Borromeo đổi mới giáo lý và hướng dẫn các giáo sĩ bằng cách nêu gương sống nghiêm khắc và chuyên cần rao giảng.
Thánh Borromeo động viên các linh mục luôn suy niệm trong ngày – trước, trong và sau khi làm bất cứ việc gì.
Ngài muốn họ rao giảng
bằng chính cách sống
của họ. Đối với Thánh Borromeo, một giáo sĩ canh tân cũng
là người người
được sửa đổi nhờ gương của
các linh mục khác.
Thứ
hai, Thánh Borromeo có lòng sùng kính Thánh Thể và muốn mọi người cũng sùng
kính Thánh Thể. Ngài
khuyến khích
các linh mục động viên
giáo dân thường xuyên rước lễ. Ngài thúc đẩy lòng sùng kính Thánh Thể bằng cách thúc đẩy lòng sùng kính Bốn Mươi Giờ và thiết lập Hội Thánh
Thể. Ngài nhận thấy có sức biến đổi của Chúa
Giêsu trong bí tích Thánh Thể.
Thứ
ba, Thánh Borromeo có lòng sùng kính Cuộc Khổ Nạn của Chúa
Giêsu và thường xuyên giảng về chủ đề này
vào các ngày thứ tư và thứ sáu tại nhà thờ Thánh Mộ (Holy Sepulcher) ở Milan. Khi cầu
nguyện, ngài nói nhiều
với Chúa-Giêsu-chịu-đóng-đinh.
Ngài giữ thánh
tích Cây Đinh ở nhà thờ chính tòa Milan và thường xuyên tổ chức rước thánh
tích qua các đường
phố. Cuộc Khổ Nạn của Chúa
Giêsu phải luôn ở trước mắt chúng
ta.
Thứ
tư, Thánh Borromeo có lòng sùng kính Đức Mẹ. Đối với các chủng sinh, ngài yêu cầu hằng ngày đọc kinh kính Đức Mẹ. Ngài khuyến khích việc lần chuỗi Mân Côi,
nhất là đối với những ai không
thể đọc Thánh Vịnh. Các thế kỷ trước khi ĐHY Fulton
Sheen khuyến khích dành ngày thứ bảy để tôn
kính Đức Mẹ, Thánh
Borromeo đã truyền cho các
linh mục trong giáo phận Milan cử hành Thánh Lễ mỗi thứ bảy để
tôn kính Đức Mẹ.
Ngoài ra, ngài yêu cầu các linh mục đọc hoặc hát
kinh Salve Regina (Kính Chào Nữ
Vương) trước khi kết thúc
Kinh Nhật Tụng các
ngày thứ bảy. Ngài cũng
yêu cầu đặt hình ảnh Đức Mẹ trước các
nhà thờ. Ngài thường đi hành hương tới đền Đức Mẹ khi xảy
ra nạn đói, ngài biết
Đức Mẹ muốn làm trung gian cho con cái của Mẹ.
Thứ
năm, Thánh Borromeo là bạn của các thánh, thường xuyên nhờ các thánh cầu thay nguyện giúp.
Khi được bổ nhiệm
làm giám mục Milan, ngài rất sùng kính Thánh Ambrôsiô. Ngài
cũng rất sùng
kính thánh tích và thúc đẩy
lòng sùng kính này trong giáo phận.
Một nhà viết
tiểu sử nói rằng
tình yêu của Thánh
Borromeo dành cho các thánh đã được đáp đền khi ngài phát hiện hai ngôi mộ của hai thánh Jerome Emiliani và
Nicone. Ngài nhận biết có sức mạnh của các thánh
trong việc chuyển cầu.
Thánh Borromeo luôn dành tình yêu lớn lao cho Chúa-Giêsu-chịu-đóng-đinh và Chúa Giêsu
Thánh Thể, cho Đức
Mẹ và các thánh, cho các linh mục
và những người mà
ngài phục vụ. Tinh thần
của Thánh Borromeo phải đầy ắp trong mỗi chúng
ta.
Thánh Charles Borromeo sinh năm 1538 trong một gia đình quý tộc ở Milan (Ý), nhưng ngài muốn hiến thân vì Chúa và Giáo Hội. Ngài thụ phong linh mục lúc 25
tuổi, không lâu sau ngài được tấn phong giám mục Milan. Chú ngài là hồng y Medici được bầu làm giáo
hoàng năm 1559, với tông
hiệu Piô IV. Ngài sống khổ hạnh và rất thương người nghèo.
Trong nạn đói
năm 1576, ngài cố gắng
giúp khoảng 60.000 tới
70.000 người mỗi ngày. Để làm được điều này, ngài đã phải vay tiền. Khi nạn đói
lên tới đỉnh
điểm, chính quyền
bỏ trốn, nhưng ngài vẫn ở lại giúp mọi người. Công
việc quá sức nên ngài qua đời lúc 46 tuổi – năm 1584.
Thánh Borromeo là nhà cải cách Giáo Hội và là bổn mạng các chủng sinh. Xin thánh nhân cầu thay nguyện giúp
để Giáo Hội luôn cho thế giới thấy rõ Khuôn
Mặt của Đức Giêsu
Kitô.
TRẦM THIÊN THU
(chuyển ngữ từ
IgnitumToday.com)
|