CHỜ ĐỢI
Chờ
đợi là điều
không thoải mái
chút nào. Khoảng “chờ đợi”
(hoặc đợi chờ, mong chờ, trông
đợi, ngóng
chờ,...) cũng có nhiều phiền phức chứ không hề đơn giản – bởi vì sống trong “khoảng” ấy cũng giống
như ở giữa “chợ đời” vậy. Nhiêu
khê lắm!
Nhà phát minh “siêu đẳng” Thomas Edison (1847-1931, Mỹ) nói: “Tất cả mọi thứ sẽ đến
với người biết hối hả trong khi chờ
đợi. Tôi chưa thất bại, mà chỉ là tôi đã tìm ra mười ngàn cách không hoạt động. Thiên
tài là 1% cảm hứng
và 99% mồ hôi”.
Văn sĩ Alexandre Dumas (1802-1870, Pháp) nói: “Tất cả sự khôn
ngoan của con người
được tóm gọn trong hai điều: chờ đợi
và hy vọng”. Có hy vọng
là có mọi thứ.
Còn chờ
đợi là còn hy vọng,
mà hy vọng chính
là Đức Cậy – một
trong ba nhân đức đối
thần. Chắc hẳn rằng ai cũng đã và
đang có những khoảng chờ
đợi – dù chung hay riêng, lâu hay mau, chờ đợi ai đó hoặc điều gì đó. Đó là
miền sa mạc của tâm hồn. Khoảng chờ đợi nào cũng
đều có nỗi trăn trở đặc thù, dù
“khoảng” đó rộng hay hẹp, và có tính liên kết: có TIN TƯỞNG mới CHỜ ĐỢI, mà
đã chờ đợi thì phải SẴN SÀNG. Chính Chúa Giêsu cũng
đã có nỗi chờ đợi
cháy bỏng nên
Ngài phải thốt lên: “Tôi
khát” (Ga 19:28). Ngài khát tình mến
của các linh hồn, của
mỗi chúng ta.
Thật
vậy, trong một lần tham dự Thánh lễ, Thánh Faustina đã thị kiến Chúa Giêsu bị đóng đinh trên Thập Giá, và nghe thấy tiếng kêu than phát ra từ Thánh Tâm Chúa: “Ta khát. Ta
khao khát cứu độ
các linh hồn.
Hỡi ái nữ
của Ta, hãy giúp Ta cứu các linh hồn. Hãy kết hiệp những nỗi đau khổ
của con với Cuộc Khổ Nạn của Ta và
dâng mọi đau khổ
lên Chúa Cha để
cứu các tội
nhân” (Nhật
Ký Thánh Faustina, số
1032). Thế nhưng nhân loại vẫn hờ hững và lạnh nhạt với Ngài lắm. Có lần Chúa Giêsu đã đặt vấn đề: “Khi Con Người
ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18:8).
Chúng ta càng cứng lòng thì khoảng chờ đợi của Chúa
Giêsu càng lớn. Thật đáng
quan ngại về lời
của Thánh Phêrô: “Nếu người công
chính còn khó được
cứu độ, thì người vô đạo, kẻ tội lỗi sẽ ở
đâu?” (1 Pr 4:18). Khó lắm, do đó mà phải cố gắng không
ngừng, không thể cứ “tỉnh bơ” hoặc “chờ
sung rụng”, tới đâu hay tới đó. Phải thực sự SỐNG ĐẠO chứ
không chỉ GIỮ ĐẠO.
Sống đạo thì phải phải tích cực chứ không thể “mơ màng” rồi “yêu sách” với Chúa đủ thứ. Cái khó đó không phải Thiên Chúa “hạn chế” ơn cứu độ, mà vì
chúng ta chưa thực sự chấp
nhận Thiên Chúa là cứu cánh tối hậu. Chắc hẳn cũng cần
tái xác tín để
biết mình đang làm gì và đi hướng nào.
Là tín nhân, ai cũng miệt mài chờ ngày đợi đêm – chờ đợi được yêu
Chúa hết lòng,
được cứu độ,
và được tận hưởng
vĩnh phúc trường
sinh trên Thiên Quốc – nơi
Chúa Giêsu hằng chờ
đợi những người thực sự yêu mến Ngài. Sách Khôn Ngoan cho biết: “Đêm ấy đã được báo trước cho cha ông chúng con, để khi biết chắc lời hứa mình
tin là lời hứa nào
các ngài thêm can đảm.
Dân Chúa đã trông đợi đêm ấy như đêm cứu thoát người chính trực và tiêu diệt kẻ địch thù” (Kn
18:6-7). Thánh Vịnh gia so sánh nỗi khao khát Chúa bằng hình ảnh người lính
canh mong đợi hừng đông
(Tv 130:6).
Cái gì cũng có cái giá nhất định, sung có rụng vô miệng thì cũng vẫn phải nhai và nuốt. Sách Khôn Ngoan cho biết thêm: “Chúa dùng hình phạt giáng xuống đối phương để làm
cho chúng con được
rạng rỡ và kêu gọi chúng con đến với Ngài.
Con lành, cháu thánh của
những người lương thiện âm thầm dâng lễ tế trong nhà. Họ đồng tâm nhất trí về luật sau đây của Thiên Chúa, là trong dân thánh,
có phúc cùng hưởng,
có hoạ cùng
chia. Và ngay từ bấy giờ,
họ đã xướng lên những bài ca do cha ông truyền lại” (Kn 18:8-9). Không thể mong chờ đợi bằng động
thái thụ động, mà phải tích cực hành động cụ thể để chứng tỏ
tha thiết chờ đợi và thánh hóa nỗi niềm đó, nhờ vậy và với đức tin vào
Đức Giêsu
Kitô, ai đã hết lòng
chờ đợi sẽ được
công chính hóa (x. Gl 2:16).
Thật
hạnh phúc khi được nên công chính. Thánh Vịnh gia kêu gọi: “Người công
chính, hãy reo hò mừng
Chúa, kẻ ngay lành,
nào cất tiếng ngợi
khen” (Tv 33:1). Tại sao? Bởi
vì người công
chính là người thuộc về
Chúa: “Hạnh
phúc thay quốc
gia được Chúa làm Chúa Tể, hạnh phúc
thay dân nào Người
chọn làm gia nghiệp” (Tv
33:12).
Những
người hết lòng kính sợ Chúa và trông cậy vào lòng Chúa yêu thương
thì luôn được Ngài
để mắt trông
nom, được cứu khỏi
tay thần chết và được nuôi sống trong buổi cơ hàn
(Tv 33:18-19). Chắc chắn chúng
ta phải chứng tỏ
được sự thật minh nhiên này: “Tâm hồn chúng tôi đợi trông Chúa, bởi Người luôn
che chở phù
trì. Xin đổ tình
thương xuống
chúng con, lạy
Chúa, như chúng con hằng
trông cậy nơi Ngài” (Tv
33:20). Thiên Chúa rất vui có những người như vậy, và họ thực sự là người diễm phúc lắm.
Đức
tin quan trọng vì là một
mối phúc: “Phúc thay những người không
thấy mà
tin!” (Ga 20:29). Và Thánh Phaolô xác định: “Đức tin là BẢO ĐẢM cho những điều
ta hy vọng, là BẰNG CHỨNG cho những điều ta
không thấy. Nhờ
đức tin ấy, các tiền nhân đã được Thiên Chúa chứng giám” (Dt
11:1-2). Vì TIN mà CẬY (trông)
– tức là hy vọng, và cũng vì TIN mà YÊU (mến). Đó là bộ ba quan yếu cho đời sống tâm
linh, gọi là ba
nhân đức đối thần
(nhân đức thần
học). Mối liên kết
rất lô-gích và chặt chẽ,
giống như “chiếc kiềng ba chân” vững vàng (theo cách nói của người Việt).
Về
mối liên quan giữa
đức tin và sự
công chính, Thánh Phaolô dẫn
chứng: “Nhờ đức tin, ông
Ápraham đã vâng nghe tiếng
Chúa gọi mà ra
đi đến một nơi
ông sẽ được
lãnh nhận làm
gia nghiệp, và ông
đã ra đi mà không biết
mình đi đâu. Nhờ
đức tin, ông đã tới cư ngụ tại Đất Hứa
như tại một nơi đất khách,
ông sống trong lều cũng
như ông Isaac và ông Giacóp là những người đồng thừa kế
cũng một lời hứa, vì ông trông đợi một thành
có nền móng
do chính Thiên Chúa vẽ
mẫu và xây dựng. Nhờ đức tin, cả bà
Sara vốn hiếm muộn,
cũng đã có thể thụ thai và
sinh con nối dòng
vào lúc tuổi đã
cao, vì bà tin rằng Đấng
đã hứa
là Đấng
trung tín” (Dt 11:8-11). Đó là những người có
Đức Tin chân
chính, thuần túy và
tuyệt đối. Tin tưởng chứ
không ảo tưởng.
Thật vậy, TIN được Chúa yêu thì không là
kiêu ngạo, nhưng TƯỞNG
được Chúa yêu thì lại là kiêu ngạo. Ranh giới rất mong manh, vì vậy mà phải luôn thận trọng. Đúng
là “cẩn tắc vô ưu”,
tiền nhân dạy chí lý.
Và rồi
Thánh Phaolô còn giải
thích thêm: “Vì thế,
do một người duy nhất, một người kể
như chết rồi mà đã sinh ra một dòng dõi nhiều như sao trời cát biển, không tài nào đếm được. Tất cả các
ngài đã chết, lúc vẫn còn tin như vậy, mặc dù chưa
được hưởng
các điều
Thiên Chúa hứa;
nhưng từ xa các ngài đã thấy và đón chào các điều ấy, cùng xưng mình là
ngoại kiều, là lữ khách trên mặt đất. Những người nói như
vậy cho thấy là họ đang đi tìm một quê hương. Và nếu quả thật họ còn nhớ tới quê hương mình
đã bỏ ra đi, thì họ vẫn có cơ hội trở về. Nhưng thực ra các
ngài mong ước một
quê hương tốt
đẹp hơn, đó là quê hương trên
trời. Bởi vậy,
Thiên Chúa đã không hổ
thẹn để cho các ngài gọi mình là Thiên Chúa của các ngài, vì Người đã chuẩn bị một thành
cho các ngài” (Dt 11:12-16). Cách nói có vẻ “dài hơi” một chút, nhưng cần phải vậy để chúng
ta có thể hiểu rõ,
không còn mơ hồ trên
hành trình Đức Tin trong cuộc
trần ai này.
Chưa hết,
Thánh Phaolô tiếp tục dẫn
chứng: “Nhờ đức tin, khi bị thử thách,
ông Ápraham đã hiến
tế Isaac; dù đã nhận được lời hứa, ông vẫn hiến tế người con một.
Về người con này, Thiên Chúa đã phán bảo: Chính do Isaac mà sẽ có một dòng dõi mang tên ngươi.
Quả thật, ông
Ápraham nghĩ rằng
Thiên Chúa có quyền
năng cho người chết trỗi dậy. Rốt cuộc,
ông đã nhận
lại người con ấy như là một biểu tượng” (Dt 11:17-19). Vì tin vô điều kiện, tin đến mức sẵn
sàng hy sinh chính đứa
con yêu của mình,
ông Ápraham trở thành tổ phụ của những người
tin – tín nhân hoặc tín hữu. Đó là niềm tín thác hoàn toàn vào Thiên
Chúa, tuyệt đối tín
thác nơi Lòng Thương Xót của
Ngài.
Chỉ
một mình Thiên Chúa là Đấng
chí nhân và chí thiện,
là Thiên Chúa duy nhất,
Ngài chỉ muốn chúng
ta được hưởng những
điều tốt lành của Ngài. Nhưng để được vậy thì
chúng ta phải hết lòng
tín thác và yêu mến Ngài, cũng
là để được
Ngài hết mực yêu thương,
như chính Chúa Giêsu đã từng
động viên và nhắn
nhủ: “Hỡi đoàn chiên nhỏ bé, đừng sợ, vì Cha
anh em đã vui lòng ban Nước của Người cho anh em” (Lc 12:32). Chúa Cha đã yêu thương
trao ban, nhưng có được
thừa hưởng hay không còn tùy thuộc vào cách sống của chúng ta.
Với
nỗi niềm mong mỏi, Chúa Giêsu đã căn dặn: “Hãy bán tài sản của mình đi mà bố thí. Hãy sắm lấy những túi tiền không hề cũ rách, một kho tàng không thể hao hụt ở trên trời, nơi kẻ trộm không
bén mảng, mối mọt
không đục
phá. Vì kho tàng của
anh em ở đâu thì lòng anh em ở đó” (Lc
12:33-34 ≈ Mt 6:19-21). Đó là lời khuyên cho mọi người, không
dành riêng cho bất cứ ai. Tài sản có thể theo nghĩa đen – như Thánh
Phanxicô Assisi đã áp dụng sát nghĩa, và cũng
có thể theo nghĩa bóng – khó
nhất là “cái tôi”, loại tài sản “quý” này ai cũng có. Tương
tự, một lần khác
Chúa Giêsu cũng đã so sánh: “Xác chết nằm đâu,
diều hâu tụ đó” (Mt
24:28; Lc 17:37). Rất thực
tế, chẳng có gì khó hiểu.
Dùng cách nói cụ thể, Chúa Giêsu xác định: “Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn
cho sẵn. Hãy
làm như những người
đợi chủ đi ăn cưới về, để
khi chủ vừa về tới và gõ
cửa, là mở ngay. Khi chủ về mà thấy những đầy tớ ấy
đang tỉnh thức, thì thật là phúc cho họ. Thầy bảo thật anh em: chủ
sẽ thắt lưng, đưa họ vào
bàn ăn, và đến
bên từng người
mà phục vụ. Nếu
canh hai hoặc canh ba ông chủ mới về, mà còn
thấy họ tỉnh
thức như vậy, thì thật là phúc cho họ. Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, hẳn ông
đã không để
nó khoét vách nhà mình đâu. Anh em cũng vậy, hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ thì Con Người sẽ đến” (Lc 12:35-40). Ngài không có ý chơi trò ú
tim, hù dọa hoặc “gài bẫy” chúng ta, mà Ngài muốn như vậy để công
trạng của chúng
ta được tăng lên.
Khi chờ đợi thì
đâu ai biết điều gì
đó có xảy đến hay
không, hoặc người
đó có đến hay không.
Nếu có hẹn trước thì miễn bàn, chẳng có gì thú vị. Vả lại, thời điểm
đó chỉ có
Chúa Cha biết mà
thôi (Mt 24:36; Mc 13:32).
Nghe Chúa Giêsu nói vậy, ông Phêrô thắc mắc: “Lạy Chúa,
Chúa nói dụ ngôn
này cho chúng con hay cho tất
cả mọi người?”
(Lc 12:41). Xem chừng Phêrô nhà ta chân chất thật thà quá cỡ thợ mộc, cứ như trẻ
em hồn nhiên ngây ngô vậy. Chúa Giêsu nói: “Vậy thì ai là người quản gia trung tín,
khôn ngoan, mà ông chủ
sẽ đặt lên coi sóc kẻ ăn người ở, để cấp
phát phần thóc gạo đúng giờ đúng lúc? Khi chủ về mà thấy đầy tớ ấy đang làm như
vậy, thì thật là phúc cho anh ta. Thầy bảo thật anh em, ông sẽ đặt anh ta lên
coi sóc tất cả tài sản của mình. Nhưng nếu người đầy tớ ấy
nghĩ bụng: ‘Chủ ta còn lâu mới về’, và bắt đầu đánh
đập tôi
trai tớ gái và
chè chén say sưa, chủ
của tên đầy tớ ấy sẽ đến vào
ngày hắn không
ngờ, vào giờ hắn không biết, và ông sẽ loại hắn ra, bắt phải
chung số phận với những tên thất tín” (Lc
12:43-46). Có thể chúng
ta không đến nỗi “chè
chén say sưa”, “chén thù chén tạc”
hoặc “chén chú chén anh”, nhưng cách sống của chúng ta đã “tố giác” như vậy: Còn trẻ, còn khỏe, còn thở,... chưa chết đâu mà
lo. Nhưng người Việt
có câu cảnh báo: “Nước đến chân mới nhảy”. Thế thì thua thật!
Đúng vậy,
thế thì tiêu! Chúa Giêsu thẳng thắn nói: “Đầy tớ nào đã biết ý chủ mà KHÔNG chuẩn bị sẵn sàng,
hoặc KHÔNG
làm theo ý chủ thì sẽ BỊ đòn
nhiều. Còn kẻ KHÔNG biết ý chủ mà làm những chuyện đáng
phạt thì sẽ BỊ đòn
ít” (Lc 12:47-48a). Cái sự
“không biết” ở đây
không phải là “giả nai” rồi tìm cách biện hộ, mà là chủ ý, cứng lòng, cố chấp.
Cuối
cùng, Chúa Giêsu nói một
câu khiến chúng
ta phải giật mình: “Ai
đã ĐƯỢC
CHO nhiều thì sẽ
BỊ ĐÒI nhiều, và ai ĐƯỢC GIAO PHÓ nhiều thì sẽ BỊ ĐÒI HỎI nhiều hơn” (Lc 12:48b). Đó là luật công bằng, bởi vì Thiên Chúa rất mực công minh chính trực (Dcr 9:9b; Hc 5:3; Br 2:6; Br 2:9; Đn 9:14;
Tv 7:18; Tv 9:9; Tv 11:7; Tv 25:8; Tv 67:5; Tv 146:7), không
thiên vị bất kỳ
ai (Đnl 10:17-18; Hc 35:12; Lc 20:21; Cv 10:34; Rm 2:11; Gl 2:6; Ep 6:9).
Lạy
Thánh Phụ chí
thánh chí lành, xin ban ơn giúp chúng con luôn tích cực sống đức tin trong thời
gian chờ đợi Đức Giêsu
Kitô tái lâm, dù lâu hay mau, đồng thời cũng biết kiên
trì và kiên cường
trong mọi hoàn cảnh.
Chúng con cầu
xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng Cứu Độ duy nhất của
nhân loại. Amen.
TRẦM THIÊN THU
|