VÔ CẢM LUÂN LÝ
Ngay từ
nhỏ, chúng ta đã được dạy về cách
phản ứng với những gì
được công
nhận là đúng. Kết quả là chúng ta phát triển mức nhạy cảm nào
đó để quan ngại những
gì được xác
định là sai
trái. Quy luật này
liên quan điều đúng
và điều sai, tôi
luyện chúng ta về xu hướng luân lý
và sự nhạy cảm
tinh thần hoặc lương tâm.
Khi chúng ta học hỏi và phát triển tới mức trưởng thành,
chúng ta hệ thống hóa
thói quen theo đuổi luân lý
và bắt đầu tạo
khuôn mẫu cho tính
cách luân lý của chúng
ta. Tính cách lý tưởng
là điều được
tôi luyện thành
người nghiêm
túc, thực sự cảm
thấy bị phiền phức vì tội lỗi. Kitô hữu được dạy “tránh mọi điều xấu xa” (1 Tx 5:22), người
phát triển tính
nhạy cảm luân lý
cần có sẽ không chỉ dị ứng với điều cấm,
mà còn thực sự ghê tởm điều xấu và
trung thành với điều tốt:
“Lòng bác ái không được giả hình giả bộ. Anh em hãy gớm ghét điều dữ, tha thiết với điều
lành” (Rm 12:9).
Tôi e rằng
rất nhiều Kitô hữu
đang bị giảm mức nhạy cảm với tội
lỗi. Khi các Kitô hữu
làm giảm mức nhạy
cảm với tội lỗi thì họ càng có xu hướng làm ngơ nó. Ma quỷ đã dùng vài cách rất hiệu quả để loại bỏ
lương tâm đúng đắn cần thiết cho một tính
cách luân lý mạnh mẽ. Xin
đưa ra ba vấn đề sau đây
để chúng
ta cân nhắc.
1. HÌNH ẢNH ĐỒI TRỤY
Cứ
dần dần xem những hình ảnh “đen”, đọc loại văn
“lá cải”, truy cập những
trang mạng xấu, ma quỷ sẽ cướp mất những
cảm xúc nghiêm túc khiến
chúng ta xơ cứng
sự nhạy cảm với điều tốt lành.
Ngày nay, những biển quảng
cáo hoặc video quảng cáo
đầy những thứ
gây “xốn mắt” – chẳng
liên quan gì đến
sản phẩm quảng cáo, chỉ “đánh” vào sự tò mò của người ta. Có một câu truyện về một nhóm
nghệ sĩ nữ than phiền về
máy vi tính của họ bị
tấn công, có các hình ảnh
“nghèo” được
lan truyền trên các trang mạng. Có ai thắc mắc về lý do
họ dùng các hình ảnh lõa lồ như vậy? Các nội dung đó làm thoái hóa và hạ thấp con người tới độ
sâu thẳm, làm
cho người ta bị nhiễm
cái xấu khủng khiếp,
và trở nên
thói quen tồi tệ.
Đâu là tính nhạy cảm về luân lý
và cảm giác sắc bén về luân lý của chúng ta? Cái xấu xâm nhập từ từ, nhưng nó làm
xơ cứng chúng
ta về trí tuệ, nhận thức, ý
chí, tình cảm,... thậm chí còn
biến chúng ta thành nô lệ của cái xấu. Tội là tội, dù chúng ta có chọn nó hay không.
Chúa Giêsu nói: “Thầy bảo cho anh em biết: ai nhìn người phụ nữ mà
thèm muốn, thì
trong lòng đã ngoại
tình với người
ấy rồi. Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã,
thì hãy móc mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục. Nếu tay phải của
anh làm cớ
cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân phải sa hoả ngục” (Mt 5:28-30). Thánh Phaolô phân tích: “Anh
em hãy tránh xa tội
gian dâm. Mọi tội người ta phạm đều
ở ngoài thân xác mình, còn kẻ gian dâm thì phạm đến chính
thân xác mình” (1 Cr 6:18). Còn Thánh Giacôbê xác định: “Khi bị cám dỗ, đừng ai nói:
‘Tôi bị Thiên
Chúa cám dỗ’, vì
Thiên Chúa không thể
bị cám dỗ
làm điều
xấu, và chính Người cũng không
cám dỗ ai. Nhưng mỗi
người có bị
cám dỗ, là do
dục vọng của
mình lôi cuốn
và dùng mồi
mà bắt. Rồi
một khi dục vọng đã cưu mang thì
đẻ ra tội; còn tội khi đã phạm rồi, thì
sinh ra cái chết. Anh em
đừng có lầm
lẫn” (Gc 1:13-16).
2. NGÔN NGỮ TỤC TĨU
Ngày nay, việc tiếp xúc với ngôn ngữ tục tĩu làm
cho chúng ta bớt nhạy cảm
đến nỗi chúng ta không còn phản ứng. Một số người
trẻ xem các phim có những kiểu nói thô lỗ rồi bị nhiễm và hóa
quen – quen tai và quen miệng.
Đó là điều gây
phiền toái. Nếu cứ tiếp tục làm ngơ,
chúng ta sẽ hóa vô
cảm. Nhân nhượng với cái xấu là một cách dần dần chấp nhận nó. Hơn
nữa, công khai chấp nhận nó rồi sẽ sử dụng nó, và
chúng ta sẽ khó
thoát khỏi nó –
nghĩa là sập bẫy của
ma quỷ.
Thánh Giacôbê nói: “Tất cả chúng ta thường hay vấp ngã. Nếu ta tra hàm thiếc vào miệng ngựa để bắt chúng
vâng lời, thì ta
điều khiển được
toàn thân chúng. Anh em cũng hãy nhìn xem tàu bè: dù nó có to lớn, và có bị cuồng phong đẩy mạnh thế
nào đi nữa,
thì cũng chỉ
cần một bánh lái rất nhỏ để điều khiển
theo ý của
người lái. Cái lưỡi cũng vậy: nó là
một bộ phận
nhỏ bé của
thân thể, mà lại huênh hoang làm được những chuyện to lớn. Cứ
xem tia lửa nhỏ bé dường nào, mà làm bốc cháy đám rừng to lớn biết bao! Cái lưỡi cũng là một ngọn lửa, là cả một thế giới của sự
ác. Cái lưỡi
có một vị trí giữa các bộ phận của thân thể chúng ta, nó làm cho toàn thân
bị ô nhiễm, đốt cháy
bánh xe cuộc đời, vì
chính nó bị lửa hoả
ngục đốt cháy. Thật thế, mọi loài
thú vật và
chim chóc, loài bò sát và cá biển,
thì loài người
đều có thể
chế ngự và đã chế ngự được. Nhưng cái lưỡi thì không ai chế ngự được: nó là
một sự dữ
không bao giờ ở
yên, vì nó chứa
đầy nọc độc giết người. Ta dùng lưỡi mà chúc tụng Chúa là Cha chúng ta, ta cũng
dùng lưỡi mà
nguyền rủa những
con người đã được làm ra theo hình ảnh Thiên Chúa. Từ cùng một cái miệng, phát xuất lời chúc tụng và lời nguyền rủa. Thưa anh em, như
vậy thì không được” (Gc
3:2-10)
3. SỰ
DỐI TRÁ
Sự
dối trá trở
nên phổ biến trong xã hội ngày nay, tới mức được người
ta chấp nhận ở một số lĩnh vực – chính
trị, thương mại, kinh tế,
y tế, xã hội,...
thậm chí cả
trong lĩnh vực giáo dục. Quảng cáo đủ kiểu gian dối, quảng cáo sản phẩm rất tốt mà thực chất rất tệ; nghề nghiệp
thăng tiến cũng thường do gian dối; đồ
giả tràn lan, ngay cả con người cũng… giả. Kiểu
nói dối ngày
nay rất tinh vi, ngay cả
Cuội cũng bị lừa mặc dù
đã từng là
“vua lừa”. Chúa
Giêsu đã cảnh báo: “Hễ ‘có’ thì phải nói ‘có’, ‘không’ thì phải nói ‘không’. Thêm thắt điều gì là
do ác quỷ” (Mt 5:37).
Điều
buồn nhất của chúng ta là cách chúng ta
được dạy sống
dối trá, tự
xin lỗi mình, tự
đề cao mình, tự
thỏa mãn các đòi hỏi của mình để “cảm thấy thoải mái”.
Ngay cả các vị lãnh đạo tôn giáo cũng giảm mức nhạy cảm về lòng
yêu mến Thiên
Chúa để tự quý chuộng mình và coi trọng mình. Có người nói rằng chúng ta tôn thờ Thiên Chúa không phải để làm vui lòng Ngài, mà
để làm
vui lòng chính mình, bởi vì
Thiên Chúa muốn chúng
ta hạnh phúc.
Thật buồn khi chúng
ta lừa dối mình
như vậy! Có một cách dối trá tinh vi là xin lỗi chung. Viện cớ được
coi là cách giải thích
để che giấu sự
thật. Nếu có lý do thì đó là lý do của sự viện cớ, tự biện
hộ, nói thẳng ra thì
đó chỉ là dối trá, điêu ngoa.
Thánh Phaolô nói: “Thay vì Thiên Chúa thật, họ đã
theo những thần giả;
họ đã tôn thờ những loài thọ tạo, thay vì
chính Đấng Tạo
Hoá” (Rm 1:25). Và thánh nhân khuyên: “Anh em
đừng nói dối nhau, vì anh em đã cởi bỏ con người cũ với
những hành vi của nó rồi, và anh em đã mặc lấy con người mới, con người
hằng được đổi mới theo hình ảnh Đấng Tạo Hoá,
để được
ơn thông hiểu” (Cl
3:9-10).
Chân thật
là thượng sách.
Tốt nhất là
chúng ta đừng để cho
tính nhạy cảm của
mình trở nên
chai lì, xơ cứng. Ma quỷ
luôn xảo quyệt, không
bao giờ chịu để
cho chúng ta yên. Hãy luôn cảnh
giác và tỉnh thức để
duy trì tính luân lý tốt
lành, không bị xói
mòn hoặc mất mát.
DEE BOWMAN
TRẦM THIÊN THU
(chuyển ngữ từ
SouthSideOnline.org)
[Đăng báo ĐMHCG số 396, tháng 8-2019, DCCT xuất bản tại Hoa Kỳ]
|