SỰ THẬT MẤT
LÒNG
Sự
thật luôn cần
thiết nhưng đôi khi lại khiến người ta mất lòng
vì sự thật quá rõ
ràng, nhất là khi
sự thật đó “phơi
bày” sự xấu xa nào
đó... Vì thế, đôi
khi người ta có sự mặc cả với nhau. Mặc cả
có thể là tốt, cũng có thể là xấu.
Có lúc nên mặc cả,
nhưng có lúc không nên mặc cả.
Động
thái mặc cả là trả giá hoặc ngã giá, một dạng thỏa thuận với nhau
và có điều kiện.
Dạng đó cũng có thể là dạng
so đo hoặc kỳ kèo, suy hơn tính thiệt. Người ta có thể mặc cả với nhau trong mọi
lĩnh vực, không chỉ
trong lĩnh vực “mua bán” mà ngay cả trong các lĩnh vực khác, thậm chí là trong vấn đề tâm linh, đôi khi
người ta cũng vẫn
mặc cả với Chúa trong khi cầu nguyện. Mặc cả như vậy
là ra điều kiện
với Chúa, nhưng mặc cả như ông Ápraham muốn cứu dân thành Xô-đôm thì lại là điều tốt (x. St 18:20-32).
Theo Chúa không đơn giản, vì người ta phải từ bỏ nhiều thứ
mình yêu thích. Điều
gì càng yêu thích thì càng khó từ
bỏ – nói chung là ý riêng, là “cái tôi” phức tạp của mình.
Ngoài ra, ai theo Chúa thì người
ta không ưa, bị ghen ghét.
Ngày xưa, khi ngôn sứ Êlia
phải trốn chui trốn nhủi
trong một cái hang vì bị người ta tìm giết, Đức Chúa hiện ra nói với ông: “Ngươi hãy đi con
đường ngươi
đã đi trước qua sa mạc cho tới Đa-mát mà
về” (1 V 19:15). Và Đức Chúa căn dặn: “Còn Giêhu, con của Nimsi, ngươi sẽ xức dầu
tấn phong nó làm vua Ítraen. Êlisa con Saphát, người Avên Mơkhôla, ngươi
sẽ xức dầu
tấn phong nó làm ngôn sứ thay cho ngươi” (1 V 19:16).
Ngay sau đó, ông Êlia ra đi và gặp ông Êlisa, con ông Saphát, đang cày
ruộng; trước mặt ông
Êlisa có mười hai cặp bò;
chính ông đang đi theo cặp
thứ mười hai. Ông Êlia đi ngang qua, ném tấm áo choàng của mình lên người ông Êlisa. Ông này liền để bò lại, chạy theo ông Êlia nhưng
xin về hôn
cha mẹ để từ
giã rồi sẽ đi
theo. Ông Êlia cho phép ông Êlisa về
làm điều cần
thiết (1 V 19:20). Được gọi và sẵn sàng đi theo, nhưng
ông Êlisa vẫn “mặc cả”
một chút thôi, đó là về từ giã cha mẹ. Sống coi trọng chữ hiếu
như vậy là tốt,
chẳng có gì ngăn trở.
Giống
như Thánh Vịnh gia, các
tín nhân cũng vẫn thường
thân thưa với Chúa: “Lạy Chúa Trời, xin giữ gìn
con, vì bên Ngài, con đang ẩn
náu. Ngài là Chúa con thờ,
ngoài Chúa ra, đâu là hạnh
phúc?” (Tv 16:1-2). Cách nói phủ định như vậy là dạng xác định mạnh mẽ hơn. Thế nhưng
đôi khi chỉ hứng
chí mà nói theo cảm
tính, chứ thực ra thì có
thể lại… “gãi
đầu” và muốn năn nỉ ỉ ôi
điều gì
đó. Con người là vậy, còn “tính đời” lắm, không dễ gì lột
bỏ ngay được. Chính hai con ông Dêbêđê cũng
đã mặc cả cho được
ngồi hai bên Thầy
Giêsu (x. Mt 20:20-23; Mc 10:35-40). Thế thì “ngon” nhất rồi còn gì!
Thiên Chúa luôn thấu hiểu và vẫn thông cảm cho chúng ta. Vì thế, chúng ta phải cố gắng hết sức để
bớt dần “chất đời” đối với công
việc đạo đức, để
có thể phục vụ
thật lòng chứ
không dùng sự phục vụ
làm “chiêu bài” để
đạt mục đích nào đó. Điều này thường thấy trong những người mệnh
danh là Kitô hữu. Hãy cố gắng dùng cả tâm hồn và thể xác mà cầu nguyện: “Lạy Chúa,
Chúa là phần sản nghiệp
con được hưởng, là
chén phúc lộc dành
cho con; số mạng con, chính
Ngài nắm giữ” (Tv 16:5). Nói là “vì Chúa” nhưng lại rất dễ “vì
mình”, thế nên rất cần tỉnh thức.
Bí quyết
là “luôn nhớ có
Chúa trước mặt”. Như
vậy, có Ngài ở
bên thì an tâm, chúng ta dễ
nghiêm túc và không nao núng. Nhờ
đó, “tâm hồn sẽ mừng
rỡ và lòng dạ hân
hoan, thân xác cũng nghỉ
ngơi an toàn” (Tv 16:9). Chắc chắn “Chúa chẳng đành bỏ mặc ai trong cõi âm
ty, không để kẻ hiếu
trung phải hư nát trong phần mộ, chính Ngài sẽ dạy chúng ta biết đường về cõi sống: trước Thánh
Nhan, ôi vui sướng tràn trề, ở bên Ngài, hoan lạc chẳng hề vơi!” (Tv 16:7-10-11).
Có Chúa là có tất cả, sống
bình an, chẳng sợ kẻ
chê, người ghét.
Là Đấng
thấu suốt mọi sự, Chúa biết chúng ta cũng có lúc yếu đuối, tham quyền cố vị,
vẫn nhiều “chất đời” hơn “chất đạo”,
thế nên Ngài mới bảo
chúng ta phải nỗ lực
mà “hoàn thiện như
Cha trên trời” (Mt 5:48), nhờ
đó mà có thể thoát
“nhà tù trần tục”. Thánh
Phaolô nói: “Chính để
chúng ta được
tự do mà Đức Kitô đã giải thoát chúng ta. Vậy, anh em hãy đứng vững, đừng mang lấy ách
nô lệ một lần
nữa” (Gl 5:1). Phải thể
hiện sự tự do của mình, bởi vì “chúng ta không phải là con của một người nô lệ, nhưng là con của người tự do” (Gl 4:31).
Đó là sự tự do đích thực. Chúng ta đã được hưởng loại tự do đó vì
được Thiên
Chúa kêu gọi. Thánh
Phaolô căn dặn: “Có
điều là
đừng lợi dụng
tự do để sống theo tính
xác thịt, nhưng hãy lấy đức mến mà phục vụ lẫn nhau. Vì tất cả Lề Luật được
nên trọn trong
điều răn duy nhất này là: Ngươi
phải yêu người thân cận như chính mình” (Gl
5:13-14). Và thánh nhân cảnh
báo: “Nếu
anh em CẮN XÉ NHAU, anh em hãy coi chừng, anh em TIÊU DIỆT lẫn nhau đấy!” (Gl 5:15). Cảnh “cắn xé”
này vẫn thấy xảy
ra trong các cộng đoàn, rất đa dạng: phe cánh,
kiêu ngạo, ích kỷ, giả hình, khinh người, chê bôi, chỉ trích, vừa “nổ” vừa “chảnh”,... Tình
trạng rất đáng
quan ngại!
Tội
lỗi đã xâm nhập
và “thấm” vào thế gian nên thế nhân cũng bị “ám khí”, tín nhân cũng khó thoát khỏi. Thời nào cũng có cảnh “cắn xé nhau” như vậy, nhưng ngày nay người ta “cắn xé nhau” theo kiểu tinh vi lắm. Thánh
Phaolô khuyên: “Tôi xin nói với
anh em là hãy sống theo Thần Khí, và
như vậy, anh em sẽ không
còn thoả mãn
đam mê của tính
xác thịt nữa. Vì
tính xác thịt thì ước muốn những điều trái ngược với Thần Khí,
còn Thần Khí lại ước muốn những điều
trái ngược
với tính xác thịt, đôi bên kình địch nhau, khiến anh em không
làm được điều
anh em muốn. Nếu anh em để cho Thần Khí hướng dẫn thì anh
em không còn lệ thuộc
Lề Luật nữa” (Gl
5:16-18). Cái gì “trái” thì “ngược”,
dù thuộc lĩnh vực
nào. Và tất nhiên phải chỉnh sửa cho đúng và
cho xuôi.
Việc
đó chắn hẳn không hề dễ chút nào, nghĩa là khó lắm. Khó mà lại rất lô-gích: Vì khó nên mới phải cố! Không
phải có thì đâu là việc khó. Nhưng chớ ảo tưởng, như ca dao Việt
Nam mỉa mai: “Thế gian lắm kẻ mơ màng,
thấy người toét mắt tưởng vàng
ăn ra”. Chí lý lắm!
Quả thật, đâu phải cứ người đẹp là
tiên, đâu phải nhìn mặt dữ là người xấu, đâu phải người nào tu cũng hiền, đâu phải tên cướp nào cũng ác, đâu phải tội nhân nào cũng xấu,... Cái gì cũng có cái ngoại trừ, như người ta thường
nhắc khéo: “Đừng vơ đũa cả nắm”. Cũng là loại cá mè nhưng có thể khác lứa. Con mắt phàm nhân rất dễ nhìn lầm.
Tại
sao sự thật khiến người ta bất ngờ? Vì người ta cứ tưởng như mình
nghĩ. Nếu không
“tưởng” như vậy
thì không bất ngờ.
Vì người ta tưởng
Chúa Giêsu phải thế này
hay thế nọ nên người ta “mất lòng” khi Ngài xác
định rằng “Ngài là
người không
có chỗ tựa đầu”.
Ôi, thế thì thật te tua, không ai có thể nghèo hơn Ngài, bởi vì người ăn mày hoặc kẻ lang thang (homeless) cũng có
được viên gạch làm gối đầu. Có những người mệnh danh là môn
đệ của Chúa
Giêsu mà chẳng thấy giống
Thầy chi cả: Sống ung dung, sang trọng, giàu
có, đầy đủ tiện
nghi,... thậm chí còn “đòi hỏi” phải thế này hoặc thế nọ, bắt người
khác phải phục vụ
mình. Đòi hỏi
như vậy là dạng
mặc cả không hay, ích kỷ, không sống điều mình tin, không làm
điều mình dạy.
Trình thuật
Lc 9:51-62 cho biết: Khi đã tới ngày Đức Giêsu được rước lên trời, Người nhất quyết đi
lên Giêrusalem. Người
sai mấy sứ giả đi trước, vào một làng người Samari để chuẩn bị cho Người
đến. Nhưng dân làng không đón tiếp Người, vì Người đang đi về hướng Giêrusalem.
Thấy thế, hai môn
đệ Người là ông
Giacôbê và ông Gioan nói rằng:
“Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu huỷ chúng nó không?”.
Chao ôi, sao mà bất nhân
quá! Một dạng kiêu ngạo và chảnh. Thế nên Đức Giêsu liền quay lại quở mắng các
ông, rồi Thầy trò
đi sang làng khác. Chúa Giêsu không đòi hỏi gì, họ không thích mình thì thôi. Thế thì khỏi phiền. Có lẽ trong chúng ta cũng vẫn có người đầy “thâm ý” giống như hai anh em nhà
Dêbêđê kia, không nguyền
rủa thậm tệ thì cũng cằn nhằn, lầm bầm trách
móc hoặc mỉa mai.
Trong lúc Thầy trò đang trên đường đi, có kẻ đến thưa với Chúa
Giêsu: “Thưa Thầy,
Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi
theo”. Ngài thản nhiên trả lời: “Con chồn có
hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không
có chỗ tựa đầu”. Chu choa! Khổ rứa hỉ, răng mà
theo nổi đây? Sự thường thì người ta tìm đủ chiêu thức với các lời hứa ngon ngọt để thu hút người khác, còn Chúa Giêsu lại “nói toạc móng heo”, chẳng thêm nếm gia vị chi cả. Lạ thật!
Sau đó, Ngài nói với một người khác: “Anh
hãy theo tôi!”. Người
ấy muốn theo Ngài nhưng xin được phép về chôn cất người cha. Ngài
nói: “Cứ để kẻ
chết chôn kẻ
chết của họ. Còn anh, anh hãy đi loan
báo Triều Đại Thiên
Chúa”. Rồi một người
khác nữa cũng muốn
theo Ngài nhưng xin được
phép tôi từ biệt gia
đình. Ngài cũng thẳng
thắn nói ngay: “Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đàng sau thì không thích hợp với Nước Thiên
Chúa”. Mỗi người một
kiểu mặc cả, còn Chúa Giêsu thì luôn thẳng thắn, không úp mở, không bóng gió. Nói vậy không có nghĩa là Chúa
Giêsu không coi trọng gia đình,
mà Ngài muốn đề cao Nước
Thiên Chúa, vì đó mới
thực sự là điều
cấp bách nhất.
Ba người
có ba lý do khác nhau, Chúa Giêsu cũng có ba cách nói phù hợp mỗi người. Thật là thú
vị! Tuy nhiên, có lẽ chúng ta cũng chẳng hơn gì họ, chín người mà mười ý, và chúng ta cũng vẫn thường mặc cả với
Chúa nhiều thứ, giống
như “ra điều kiện” vậy, nhưng chúng
ta lại cho rằng như
thế là hợp lý. Kể ra thì Chúa cũng khổ thật, vì hằng ngày phải nghe biết bao lời mặc cả
của những kẻ mà chính Ngài đã cứu khỏi ách nô lệ và được sống.
Lạy
Thiên Chúa là Nguồn
Chân-Thiện-Mỹ,
con xin lỗi vì đã bao lần con so đo vì
thói ích kỷ, không
muốn theo ý
Ngài. Xin ban ơn biến
đổi để con trở thành lợi khí cho Ngài qua việc tuân phục Đức Kitô,
Con Yêu Dấu của Ngài.
Con cầu xin nhân
danh Thánh Tử Giêsu,
Đấng Cứu Độ
duy nhất của nhân loại. Amen.
TRẦM THIÊN THU
|