DẤU ẤN THÁNH NHÂN
Có mối
quan hệ đặc biệt giữa ĐGH Gioan Phaolô II
và Mẹ Teresa, một tình bạn hữu thánh thiện. Ký giả uy tín George Weigel đã mô tả Mẹ Teresa là “sứ điệp con người”
(person-message) cho thế kỷ XX.
ĐGH Gioan Phaolô II và Mẹ Teresa, hai con người của thế
kỷ, cùng nhau làm nên lịch
sử và biến đổi lịch
sử. Đó là hai vị
khách hành hương của
hòa bình, yêu mến Thiên
Chúa và con người, nâng
đỡ người nghèo và
những người bị ruồng bỏ,
thúc đẩy sự tự
do và phẩm giá của con người.
ĐGH Gioan Phaolô II và Mẹ Teresa tin vào các nguyên tắc tông đồ, cùng mở rộng vòng tay Giáo Hội với mọi người, cùng
đem lại ý nghĩa
đức tin về gia
đình. Tình bạn hữu của
các ngài rất sâu sắc.
ĐGH Gioan Phaolô II và Mẹ Teresa đã gặp nhau lần đầu tiên
khi ngài còn là Hồng y TGM Karol
Wojtyla của GP Krakow, hồi tháng 2-1973, dịp Đại Hội Thánh
Thể lần thứ 40 tại
Melbourne, với chủ đề giới răn mới của
Chúa Giêsu: “Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh
em” (Ga 13:34).
Trong nhật
ký riêng, TGM Karol Wojtyla đã đề cập việc gặp gỡ Mẹ
Teresa. Thật vậy, Mẹ có nhà dòng ở Melbourne. Tu viện Truyền Giáo
Bác Ái đầu tiên có
tại Úc vào năm 1970, giúp
đỡ người nghèo,
người già, và
người nghiện (rượu
hoặc ma túy). Mẹ
tin rằng những người nghiện ở Úc
không chỉ được
nuôi dưỡng và che
chở, mà còn được yêu thương và phục hồi để tái
hòa nhập cộng đồng.
Năm 1976, ĐHY Karol Wojtyla lại gặp Mẹ Teresa tại
Philadelphia, dịp Đại Hội Thánh
Thể với chủ đề “Bánh Hằng Sống”. Thế giới chưa biết
nhiều về các ngài, kể
cả giới Công giáo, nhưng các bài phát biểu của các ngài đã vang dội. Mẹ Teresa nói về sự đói khát thể lý và sự yêu quý những điều nhỏ bé,
ĐHY Wojtyla nói về dạng
khác của sự đói
khát – đói khát tự do. Ngài biết rõ về chế độ độc tài,
kêu gọi nhân
danh những người bị
khước từ tự do và chịu đau khổ sau Bức Màn Sắt. Sự đói khát cơm bánh
và tự do đã thắt chặt tình bạn hữu lâu dài và là nguyên nhân
chung.
Các cuộc
gặp gỡ tại Melbourne và Philadelphia với Mẹ Teresa và công việc truyền giáo của Mẹ tại Ấn Độ đã tạo ấn tượng sâu sắc nơi ĐGH Gioan Phaolô II.
Năm 1986, trong chuyến
viếng thăm 10 ngày tới Ấn độ, ngài
đã cầu nguyện tại
Nirmal Hriday – Nhà cho Trái Tim Thuần Khiết, do các nữ tu Truyền Giáo Bác Ái điều hành tại Calcutta. Nhà này được Mẹ Teresa thành lập năm 1950, giúp đỡ và chữa lành các bệnh nhân, người cơ nhỡ, và người hấp hối. Theo hướng dẫn
của Mẹ Teresa, ĐGH Gioan Phaolô II dừng lại mỗi bệnh nhân
trong số 86 bệnh nhân,
dùng muỗng cho họ
ăn. ĐGH Gioan Phaolô II nói: “Nirmal Hriday là nơi của niềm hy vọng, là
ngôi nhà được
xây dựng trên
lòng can đảm và
đức tin, nơi có
tình yêu thương cai trị”.
Tuy nhiên, ngôi nhà đó được xây dựng trên đất của một đền thờ
Hindu cũ để thờ nữ thần Kali mà
ĐGH Gioan Phaolô II gặp
đau khổ. Đau khổ và tình yêu là vấn đề hoàn vũ, vượt mọi biên giới quốc gia, tôn giáo, giàu nghèo.
Chuyến viếng
thăm lịch sử của ĐGH Gioan Phaolô II
tới Ấn Độ và cuộc gặp gỡ với Mẹ Teresa
được ghi lại bên bức tượng Thánh
GH Gioan Phaolô II và Mẹ Thánh
Teresa tại Đền Thờ
Quốc Gia Thánh Thomas Tông Đồ ở Ấn Độ.
ĐGH Gioan Phaolô II viếng thăm Albania năm 1993, và là
giáo hoàng đầu tiên
đến đất nước
này. Trong diễn văn nói với dân Albania, một đất nước đa số
là Hồi giáo,
ngài nói về sự tự do
mới đạt được sau nhiều thập niên bị bách hại dữ dội và có
nhiều người chịu tử
đạo, vì ngài biết
quá rõ về cộng sản.
Trong số người Albania nhiệt liệt hoan hô
ngài có Mẹ Teresa.
Năm 1989, Mẹ Teresa về thăm Albania, khi đó vẫn còn cộng sản, vì lý do riêng – viếng mộ người mẹ là bà
Drane và người chị em là Age
Bojaxhiu, an táng tại Tirana. Mặc
dù có sự can thiệp ngoại
giao, nhưng chính quyền
cộng sản đã không cho Mẹ Teresa về thăm gia đình gần 20 năm. Nếu chuyến về
thăm nhà năm 1989 là dấu hiệu về sự cởi mở
của Albania và sự
sụp đổ của cộng sản tại Đông
Âu, thì chuyến viếng
thăm năm 1993 của Thánh GH Gioan Phaolô II là sự cử hành của sự tự do đầu tiên tại một đất nước vô thần trên thế giới.
Trong diễn
văn nói với dân
Albania, ĐGH Gioan Phaolô II bày tỏ
lòng biết ơn đối
với Mẹ Teresa về sứ vụ toàn cầu là nuôi dưỡng những người đói
khát trên thế giới: “Ngay
trong lúc hoàn toàn xa cách của Albania, chính người nữ tu khiêm nhường này dã phục vụ những người nghèo khổ nhất trên khắp thế giới nhân
danh đất nước
của anh chị em. Trong lòng Mẹ Teresa, Albania luôn
được quý mến... Nhân danh Giáo Hội hoàn vũ, xin cảm ơn dân tộc Albania về Người Con ưu tú của đất nước”.
Thánh GH Gioan Phaolô II và Mẹ Thánh Teresa là những nhân vật thế giới, phục vụ Giáo Hội hoàn vũ với sứ vụ toàn cầu. Điều liên kết và tôi luyện tình bạn hữu lâu dài của các ngài là lòng trắc ẩn đối với đau khổ
của thế giới, tôn trọng nhân phẩm và tự do, qua nét riêng được nuôi dưỡng bằng Công giáo. Cũng như
các thánh khác, Thánh GH Gioan Phaolô II và Mẹ Thánh Teresa là những người nhắc chúng
ta về mối liên kết sâu xa giữa tình yêu Thiên Chúa và tình
yêu con người.
INES A. MURZAKU
TRẦM THIÊN THU
(chuyển ngữ từ
TheCatholicThing.org)
Đêm 21-6-2019
|