THẦN KHÍ CHÂN LÝ
Chúa Giêsu nói với
các môn đệ: “Khi
Đấng Bảo Trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ
nơi Chúa Cha, Người là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy. Cả anh em nữa,
anh em cũng làm chứng, vì anh em ở với Thầy ngay từ đầu” (Ga 15:26-27).
Ngắm
nhìn những cánh
hoa hồng rơi xuống
tại đền Pantheon khiến người ta chú ý,
thế thì chắc chắn “lưỡi lửa” đậu
trên đầu các
tông đồ phải đẹp
lắm. Có sự
thay đổi: sợ hãi biến thành can đảm, nghi ngờ biến thành
tin tưởng, nỗi buồn
biến thành niềm
vui. Điều đó hoàn toàn nhưng không… Xung quanh
các tông đồ đầy kẻ
thù, quân chiến thắng
La Mã cũng không thành vấn
đề, những người theo Chúa
làm gì nếu bị phát hiện thuộc về “Vua dân Do
Thái”?
Mặc dù bất toàn, bất định, họ vẫn tin tưởng,
trung thành, vẫn ở lại
Giêrusalem và chờ đợi.
Và vì thế chúng
ta kết thúc
Mùa Phục Sinh bằng Lễ
Ngũ Tuần – Đấng Bào Chữa đến và khai sinh Giáo Hội. Đó là vấn đề. Làm sao làm chứng về Chúa Thánh Thần? Nếu gặp khó
khăn, Chúa Thánh Thần
hướng dẫn điều gì? Tinh thần nào ở trong tôi?
NGÀY CỦA
LỬA VÀ ÁNH SÁNG
Trong Lịch
Phụng Vụ Rôma, Lễ
Ngũ Tuần là lễ
trọng có Tuần
Bát Nhật: tám
ngày mừng đón ân
sủng của Chúa
Thánh Thần, tám
ngày vui trong lửa và ánh
sáng của của Ngôi
Ba, tám ngày tạ ơn về các tặng phẩm của Ngài.
Tuần Bát Nhật Lễ Ngũ Tuần là một trong các thời điểm đẹp nhất trong
Năm Phụng Vụ, không chỉ theo Mùa Phụng Vụ, mà còn theo hệ lụy trong sâu thẳm cõi lòng. Mỗi ngày trong Tuần Bát Nhật, Giáo Hội đều hát ca tiếp liên “Veni, Sancte Spiritus” cầu xin Chúa Thánh Thần ngự đến.
ĐÈ NÉN NIỀM VUI LỚN
Tại một số
nơi, Whit Monday (Thứ Hai sau Lễ Hiện Xuống) trở
thành ngày nghỉ dân sự, ngày này cũng được cử hành theo Phụng Vụ. Theo cách này, sự hiện diện mầu nhiệm của
Chúa Thánh Thần tạo nên
nét văn hóa của đời.
Đó là điều lạ, cũng
không gây căng thẳng
cho tín hữu, nhưng rồi
Tuần Bát Nhật
Lễ Ngũ Tuần bất ngờ không
có trong Lịch Phụng Vụ
năm 1969, lạ đến nỗi ĐGH Phaolô VI
cũng không biết về sự
đè nén niềm vui lớn của
Giáo Hội như vậy.
CÂU CHUYỆN
TIẾP DIỄN
Chuyện
xảy ra vào ngày Thứ
Hai sau Lễ Hiện Xuống năm 1970, Thánh
GH Phaolô VI thức dậy sớm
và tới nhà
nguyện để dâng lễ. Thay vì áo lễ đỏ thì lại thấy áo lễ xanh để đó. Trưởng Thánh Bộ Nghi Lễ hỏi: “Sao lại thế
này? Đây là Tuần
Bát Nhật Lễ Ngũ
Tuần mà! Áo lễ đỏ đâu?”. Trưởng Thánh Bộ Nghi Lễ nói: “Thưa
ngài, bây giờ là Mùa
Quanh Năm. Bây giờ
là màu xanh. Tuần
Bát Nhật Lễ Ngũ
Tuần đã bị
bãi bỏ”. ĐGH hỏi: “Xanh ư? Không
thể như vậy. Ai làm điều đó?”. Trưởng Thánh Bộ Nghi Lễ nói: “Thưa
ngài, ngài đã làm”. ĐGH Phaolô VI đã bật khóc.
ĐGH Phaolô VI không khóc một mình. Nhiều người cũng khóc
theo. Được biết
rằng Catherine de Hueck Doherty tại Madonna House không
thể nguôi ngoai. Tín hữu khắp thế giới không
biết nói gì về việc bãi bỏ những khoảnh khắc vui mừng
nhất trong Năm Phụng Vụ. Tại một số quốc
gia, mọi người lúng túng: lịch dân sự vẫn ghi Thứ Hai và Thứ Ba sau Lễ Ngũ Tuần (Hiện
Xuống) là ngày nghỉ,
trong khi Giáo Hội
lại bãi bỏ. Dần dần,
tiếng nói của
những người muốn duy trì Lễ Ngũ Tuần đã
đến tai các vị hữu trách.
BƯỚC
ĐỘT PHÁ
Năm 1998, Lịch
Phụng Vụ của Hoa Kỳ đã cho
biết: “Theo thông lệ hoặc bắt buộc các
tín hữu phải tham dự
Thánh Lễ ngày Thứ Hai và cả Thứ Ba sau Lễ Hiện Xuống,
các bài đọc
Chúa Nhật Lễ Hiện
Xuống có thể
được sử dụng lại hoặc cũng có thể sử dụng các
bài đọc theo Thánh Lễ Ban Phép Thêm Sức”.
NHU CẦU
SỐNG
Cử hành
Tuần Bát Nhật là tôn trọng nhu cầu cơ bản của con
người, và của
nhóm người: nhu cầu
sống những thời điểm quan trọng, nhu cầu
sống các sự
kiện phong phú về ý nghĩa,
nhu cầu sống sâu sắc ngày lễ đó. Con người có khả năng bẩm sinh và vốn dĩ ước muốn trầm tư
mặc tưởng. Sự trầm tư mặc tưởng
là sự lặp đi lặp
lại bằng sự thật, vẻ đẹp, sự thiện,
chuyển từ đầu vào trong tim. Đó là cách
thay đổi cuộc sống.
TRẦM
THIÊN THU (chuyển ngữ từ IgnitumToday.com)
Mùa Phục
Sinh – 2019
⧾ CƠN
GIÓ – LỬA
HỒNG – http://mncadoanmautam.com/blog/con-gio-lua-hong-nhac-loi-tram-thien-thu/
[Đăng báo ĐMHCG số 394, tháng 6-2019, DCCT xuất bản tại Hoa Kỳ]
|