HẸN TÁI NGỘ
CHÚA VỀ THIÊN QUỐC SÁNG NGỜI VINH HIỂN
CON Ở THẾ TRẦN KIÊN VỮNG CHỨNG NHÂN
Triết
gia Henri Frédéric Amiel (1821-1881, Thụy Sĩ) nhận định: “Sự
không chắc chắn
là nơi trú ẩn
của niềm hy vọng”.
Vì không chắc hoặc
chưa chắc nên mới
cần nuôi dưỡng
niềm hy vọng. Nhưng đó là đối với cuộc sống đời
thường. Còn đối
với cuộc sống tâm linh có phần khác: Tùy vào cách sống của mình mà có thể chắc chắn được về
trời hay không, còn Chúa Giêsu hứa sẽ trở lại đón
chúng ta về trời thì
đó là điều chắc
chắn tuyệt đối.
Đối
với các Kitô hữu, niềm
hy vọng về trời với Chúa Giêsu là điều cao xa – với ý cao
thượng, cao cả, chứ
không viễn tưởng hoặc
mơ hồ. Niềm hy vọng đó là niềm khao khát cháy bỏng và mạnh mẽ, vì thế mà Kitô hữu không ngại từ bỏ mình
và chấp nhận mọi
thua thiệt ở trần gian này – kể cả sinh mạng của mình,
mặc dù cuộc sống rất quý
giá.
Là văn sĩ, họa sĩ, kiêm khoa học gia, nhưng Johann Wolfgang von Goethe
(1749-1832, người Đức) nhận định rất
chí lý: “Chín điều
cần thiết để sống thỏa nguyện: Đủ
sức khỏe để biến công
việc thành lạc thú; đủ tiền bạc để đáp ứng nhu cầu bản thân;
đủ sức mạnh
để chống lại và vượt qua nghịch cảnh; đủ trang
nhã để
thú nhận tội lỗi
và bỏ chúng lại sau lưng; đủ kiên nhẫn để lao lực cho tới khi
đạt được điều gì
đó tốt đẹp;
đủ khoan dung để thấy được điểm
tốt ở hàng xóm; ĐỦ YÊU THƯƠNG để khiến mình
có ích cho mọi người;
ĐỦ ĐỨC TIN để biến lời răn của
Chúa trời thành
hiện thực; ĐỦ
HY VỌNG để vứt bỏ nỗi sợ hãi bất an hướng về tương
lai”. Chín
“cái đủ” ấy thật
tuyệt vời biết bao!
Chúa Giêsu về trời trước, nghĩa là
Ngài xa chúng ta một thời
gian – chỉ xa theo dạng hữu hình mà thôi, vì chính
Ngài vẫn ở cùng
chúng ta cho tới tận thế
– cụ thể là Thánh Thể.
Tất nhiên cuộc
chia tay nào cũng đầy
lưu luyến, bịn rịn, đôi khi còn buồn thảm, và người ta luôn hẹn gặp lại nhau. Nhưng cũng có những cuộc chia tay khiến người
ta vui mừng và hy vọng,
đặc biệt nhất là cuộc chia tay giữa Chúa
Giêsu và các môn đệ vào
ngày Ngài về trời. Chúng
ta vui mừng và hy
vọng, vì chính Ngài đã hứa: “Anh em đừng xao xuyến! Hãy
tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy.
Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không,
Thầy đã nói
với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu
Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và
đem anh em về
với Thầy, để Thầy ở đâu,
anh em cũng ở
đó” (Ga 14:1-3). Lời hẹn “tái ngộ” của Chúa Giêsu là sự thật chắc chắn.
Khi hẹn
gặp lại nhau, người ta luôn nôn nóng chờ đợi tới ngày
đó – nhất là
đối với đôi
nam nữ yêu
nhau mà ở xa nhau. Vương
quốc của Chúa Giêsu không phải ở thế gian này,
nhưng người ta lại
tưởng Ngài là nhà cách mạng, đang tìm cách khôi phục vương quốc trần gian. Do
đó, người ta đã hỏi dò Chúa Giêsu: “Thưa
Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quốc Ít-ra-en
không?” (Cv 1:6). Thế nhưng
không phải vậy và
không là vấn đề, rồi
Ngài xác định: “Anh
em KHÔNG CẦN BIẾT thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn
quyền sắp đặt,
nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh
của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên
anh em. Bấy giờ anh em sẽ
là CHỨNG NHÂN của Thầy tại Giêrusalem,
trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho
đến tận cùng
trái đất” (Cv 1:7). Vấn đề quan trọng là sống đời chứng nhân chứ không là gì khác.
Và rồi
vừa nói xong, Ngài được
cất lên ngay trước
mắt họ, có đám mây quyện lấy Người, khiến các
ông không còn thấy Ngài nữa. Đang lúc các ông còn đăm
đăm nhìn lên trời,
về phía Ngài đi mất
hút, bỗng có hai
người đàn
ông mặc áo trắng đứng bên cạnh và nói: “Hỡi những người Galilê,
sao còn đứng nhìn
lên trời? Đức Giêsu,
Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y
như các ông đã thấy Người lên trời” (Cv
1:11). Thật mà như mơ, mơ mà là thật. Nhớ Thầy và thương
phận mình lắm, nhưng hy vọng rất nhiều.
Ôi thật
lạ lùng quá chừng! Đối
với phàm nhân, kể
ra thì cũng thấy buồn
khi Ngài đã đi xa, thế
nhưng chúng ta không hề thất vọng, vẫn tràn trề hy vọng, và chúng ta cũng
chẳng mồ côi.
Ngài đi để dọn chỗ
cho chúng ta, và Ngài còn gởi
Chúa Thánh Thần đến
nâng đỡ chúng
ta từng ngày,
Đấng ấy là
Đấng Bảo Trợ
– Ngôi Ba Thiên Chúa.
Chúa Giêsu đi mà chúng ta không hề buồn chi. Hy vọng tràn
đầy, Thánh Vịnh gia mời gọi: “Vỗ tay
đi nào, muôn dân hỡi! Mừng Thiên
Chúa, hãy cất tiếng
hò reo! Vì Đức
Chúa là Đấng
Tối Cao, Đấng khả uý, là Vua Cả thống trị khắp địa cầu” (Tv 47:2-3). Ôi, thật hạnh phúc khi chúng ta được nhận biết và tôn
thờ một Thiên
Chúa như vậy.
Vui tiếp
vui, mừng nối mừng, niềm hy vọng như được
kéo dài và lan tỏa
kỳ lạ: “Thiên Chúa ngự lên, rộn rã tiếng hò reo, Chúa ngự lên, vang dội tiếng tù và.
Hãy đàn ca, đàn ca lên mừng
Thiên Chúa, đàn ca lên nào, đàn ca nữa kính Vua ta! Thiên Chúa là Vua
toàn cõi địa cầu,
hãy dâng Người
khúc đàn ca tuyệt
mỹ. Thiên Chúa là Vua thống trị chư dân,
Thiên Chúa ngự trên
toà uy linh cao cả” (Tv 47:6-9). Cuộc chia tay nào cũng
mặc vẻ buồn, không
nhiều thì ít, dù mặc nhiên hoặc minh nhiên, nhưng cuộc chia tay của Chúa
Giêsu với chúng
ta lại không u
buồn, ngược lại rất hân
hoan.
Đất
thấp, trời cao. Khác mà không lạ. Xa mà vẫn gần. Thánh Phaolô cho chúng ta biết: “Đức Kitô
đã chẳng vào một cung thánh do tay người phàm làm ra, vì cung thánh ấy chỉ là hình bóng của cung thánh thật. Nhưng Người đã vào
chính cõi trời, để
giờ đây ra đứng trước mặt Thiên
Chúa chuyển cầu cho chúng
ta. Người vào
đó, không phải
để dâng chính mình làm của lễ nhiều lần, như vị
thượng tế mỗi năm phải đem theo máu của loài khác mà vào cung thánh” (Dt
9:24-25). Tại sao vậy? Thánh
Phaolô giải thích: “Người đã phải chịu khổ hình
nhiều lần, từ
khi thế giới được tạo thành.
Nhưng nay, vào kỳ
kết thúc thời gian, Người đã xuất hiện chỉ một lần, để
tiêu diệt tội lỗi
bằng việc hiến tế chính
mình. Phận con người
là phải chết
một lần, rồi sau đó chịu phán xét. Cũng vậy, Đức Kitô
đã tự hiến tế
chỉ một lần, để xoá bỏ tội lỗi muôn người. Người sẽ xuất hiện
lần thứ hai, nhưng lần này
không phải để xoá bỏ tội lỗi, mà
để cứu độ
những ai trông đợi Người” (Dt 9:26-28).
Chính vì vậy,
“nhờ máu Đức
Giêsu đã đổ
ra, chúng ta được
mạnh dạn bước vào cung thánh” (Dt 10:19).
Chúng ta chẳng là gì,
hoàn toàn bất xứng, thế
mà được diễm
phúc vô cùng, bởi vì
chính Chúa ban cho “quyền sống”
đó. Và còn hơn như thế
nữa, cũng chính Người đã “mở cho chúng ta một con đường mới và sống động qua bức màn, tức là chính thân xác của Người. Chúng
ta lại có một vị tư tế cao trọng đứng
đầu nhà Thiên Chúa” (Dt 10:20-21). Vì thế, Thánh Phaolô khuyên các tín
nhân: “Hãy tiến lại gần
Thiên Chúa với
một lòng chân thành và một đức tin trọn vẹn, vì
trong lòng đã được
tẩy sạch mọi vết nhơ của lương tâm,
còn ngoài xác đã được
tắm rửa bằng nước tinh tuyền. Hãy tiếp tục tuyên xưng
niềm hy vọng của
chúng ta cách vững
vàng, vì Đấng
đã hứa
là Đấng
trung tín” (Dt 10:22-23). Đối với Thiên Chúa, tất cả đều tuyệt đối.
Bất cứ ai có đức
tin càng mạnh và
đức mến càng
sâu thì càng được
Ngài độ trì.
Đức
tin là điều không
thể đụng chạm nhưng có thể cảm nghiệm, nhưng cần phải
cụ thể hóa bằng
việc làm, nếu
không thì đó chỉ
là “đức tin chết”
(Gc 2:17 và 26). Sống đức tin
là hành động cần
thiết, luôn phải
kiên trì và không ngừng
canh tân. Vì sống đức tin
là mối phúc
đặc biệt mà
chính Chúa Giêsu đã xác nhận:
“Phúc thay những người không
thấy mà
tin!” (Ga 20:29).
Đức
tin sống nhờ “hơi thở” yêu thương. Sống đức tin là thể hiện đức tin một cách sống động và cụ thể. Sống đức tin là sống đạo, chứ không
chỉ dừng lại ở việc
giữ đạo hoặc chỉ giới hạn từ cửa
nhà thờ vào
phía trong. Giữ đạo thì
không khó, có thể nói là
dễ, nhưng sống đạo thì
không dễ chút
nào và phức tạp lắm,
cần phải thực sự can đảm và dứt khoát. David Coperfield có biệt tài ảo thuật thế nào cũng
chẳng hơn chúng
ta: Là con chiên hiền lành
khi vào trong nhà thờ, nhưng
hóa con cọp dữ dằn
khi ra ngoài nhà thờ. Đúng
là “siêu” thật!
Chúa Giêsu nói: “Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Kitô phải chịu khổ hình,
rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại; phải nhân
danh Người mà rao
giảng cho muôn
dân, bắt đầu từ
Giêrusalem, kêu gọi
họ sám hối
để được ơn tha tội” (Lc 24:46-47). Chẳng có niềm hạnh phúc nào mà vắng bóng đau khổ, chẳng có niềm vui nào thiếu khoảng buồn. Chúa
Giêsu là Thiên Chúa mà còn chịu
đau khổ đến tột cùng mới có thể vinh thắng, thế thì
chúng ta không thể không
đau khổ khi sống
đạo một cách chân thành đúng nghĩa, tích
cực chứ không
chỉ theo luật buộc những
điều tối thiểu (đi lễ Chúa Nhật, xưng tội và rước lễ trong Mùa Phục Sinh).
Giữ
đạo không hẳn
là giống như sống
đạo – giống mà khác. Sống đạo là làm chứng về Đức Kitô, về Tình Yêu và Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, vì chính Ngài
đã truyền lệnh: “Chính
anh em là chứng nhân về những điều này” (Lc
24:48). Và chắc chắn mệnh
lệnh này không miễn
trừ bất kỳ ai.
Ngày ấy,
khi Chúa Giêsu chia tay các môn đệ
để về trời, cuộc chia tay không
buồn thảm mà lại chứa chan niềm hy vọng: “Thầy
sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa. Còn anh em, hãy ở lại trong thành
cho đến khi nhận
được quyền năng từ trời cao ban xuống” (Lc 24:49). Nói xong những lời đó, Ngài dẫn các ông tới gần Bêtania, rồi giơ tay chúc lành cho các ông.
Đang khi chúc lành, Ngài rời
khỏi các ông và được đem lên trời. Thầy đi rồi!
Thầy
về trời thì trò phải
vào đời, không
thể khác được. Thánh Luca tường thuật rõ ràng: “Bấy giờ các ông bái lạy Người, rồi trở lại
Giêrusalem, lòng đầy
hoan hỷ, và hằng
ở trong Đền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa” (Lc
24:52-53). Đức Kitô chịu chết nhưng đã phục sinh khải hoàn và lên trời, chúng ta cũng hy vọng được sống lại và lên
trời để vĩnh cư với
Ngài. Đó là niềm
hy vọng đích thực
và niềm hạnh phúc
khôn tả đối với
các tín nhân.
Chúa Giêsu đã hẹn “see you again” với chúng
ta, thế thì lẽ nào chúng ta lại không muốn hẹn tái ngộ với Ngài? Chắc chắn chúng ta cũng hẹn gặp Ngài để đoàn tụ tại Quê Nhà – nhưng trong ngày
sum vầy đó, hy
vọng chúng ta không bị xếp đứng bên bầy dê lông đen ngòm hoặc xám xịt, mà được xếp đứng bên
đàn chiên lông trắng toát.
Lạy
Thiên Chúa tối
thượng duy nhất và giàu lòng thương
xót, xin ban thần khí can
đảm để chúng
con sống đạo và thể hiện đức tin trong mọi khoảnh
khắc của cuộc sống tạm này.
Để nhờ đó,
chúng con chắc chắn
được về trời đoàn tụ với Thiên
Chúa Ba Ngôi, với Đức
Mẹ cùng chư thần chư thánh, sau khi chúng con
hoàn tất nhiệm vụ
sống nơi trần gian. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô Phục Sinh, Đấng Cứu Độ
duy nhất của nhân loại. Amen.
TRẦM THIÊN THU
|