Ý nguyện của Đ.G.Hoàng đã thực hiện được một phần. Việc Tôn Vương được
bành trướng ngày một hơn, mặc dầu gặp những chống đối và khó khăn không
thể tránh được, thường
xảy ra trong những việc vĩ đại. Những việc phi thường xảy ra khắp
nơi, những ơn trở lại vang dội, làm như ấn tín Thiên Chúa
đóng trên sứ mệnh của Cha, khiến cho người ta phải nghĩ
rằng đây thực là một
Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống mới để canh tân mặt
địa cầu.
Được Thánh Tâm
Chúa phác họa kế hoạch, được
Đấng cầm đầu Hội Thánh phê chuẩn
sứ mệnh, Cha Matêô, như một Thánh Phaolô mới, xông pha vào
cuộc chinh phục muôn dân. Là tông
đồ theo đúng nghĩa, không khăn gói, không tiền
bạc, không có một sức
mạnh nào khác ngoài lòng
nhiệt thành và sự quên
mình trọn vẹn, cha đã rảo khắp năm châu, khuất phục các linh hồn,
lấy lửa nóng trong tim
mình mà hun
đốt họ; làm như thế
một cách rất tự nhiên, rất đơn giản, mà cũng rất
êm đềm thấm thía khiến chẳng ai cưỡng lại được.
Về lại Chilê năm 1908, cha
được gặp ĐTG Mục Santiago và
được Ngài chấp thuận công việc Tôn Vương.
Công việc đạt được rất nhiều
kết quả, nhưng Mỹ châu (kể cả Chilê, Pêru,
Ác-hen-tina và U-ru-gây) chưa làm cạn hết năng lực
và nhiệt thành tông đồ của cha, cha trở lại
Âu châu năm 1914 và đi ngang dọc khắp miền đó
để giảng khoảng 20 năm trời. Không có gì có
thể cản ngăn việc tông đồ của cha, nào
sự nghi kỵ, sự lãnh đạm, sự nguội
lạnh, ngay cả ngôn ngữ, vì cha sử dụng
được cả tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha,
tiếng Anh, tiếng Ý, tiếng Bồ đào Nha; và cử
tọa nào bất kỳ, cha đều có thể thích nghi
với họ cách dễ dàng.
Từ khắp nơi trên thế giới,
người ta gửi thư mời cha, từ Phi Châu, Úc châu, Á châu…Nhất
là năm 1935, lúc ấy cha đã 60 tuổi, các Giám mục
ở Viễn Đông mời cha. Cha đến thỉnh
vấn Đ.G.Hoàng Piô XI và được Ngài khích lệ,
thế là trong 6 năm, cha dảo qua khắp các nước
Nhật Bản, Triều Tiên,
Mãn Châu…, Phi Luật Tân. Ở Trung Quốc, cha giảng
ở Thượng Hải, Hồng Kông, Ma Cao...
Cha đến Đông Dương, và
đối với giáo hữu Việt Nam, thì đáng chú ý
nhất là cha có giảng ở
Hà Nội, Huế, Đà Lạt và Sàigòn.
Sau đó cha đến Mã lai, Bangka (một
đảo của Nam Dương), đảo Tích Lan
rồi ghé vào Ấn Độ. Năm 1940, cha đến
Đại Dương châu, giảng ở các đảo Hạ
Uy di (Hawai) trước khi
về lại Mỹ. Cha tiếp tục việc tông
đồ tại Hoa Kỳ
rồi Canada. Chính tại nơi này bệnh tật
đã chấm dứt công cuộc tông đồ của cha
năm 1947.
Năm 1956, cha trở về Valparaiso, cái nôi khởi
đầu công việc tông đồ đặc biệt
của cha. Cuối cùng chứng bạch huyết đã
đánh gục vị Tông đồ hùng dũng rao giảng
việc Tôn Vương. Ngày
4-5-1960, sau khi chịu các Bí tích sau hết, cha an
nghỉ nhẹ nhàng trước mặt cộng đoàn
đang sốt sáng cầu nguyện cho cha.
Vĩnh biệt trần thế, cha
để lại cho gia đình thiêng liêng của cha một
gia tài vĩ đại, với lời
trối trăng là phải đem hết năng lực
để truyền bá việc tôn sùng Trái tim Chúa Giêsu và Mẹ
Maria, với khẩu hiệu : “Chinh phục từng gia
đình của toàn thế giới về suy phục
Vương quyền Trái tim Chúa Giêsu!”
Qua những điều
kể trên, chúng ta chắc
đã nhận thấy
NGUỒN GỐC
SIÊU NHIÊN
CỦA PHONG
TRÀO TÔN VƯƠNG!
|