PHÚC
LÀNH THƯƠNG XÓT
Trong lần
thị kiến ngày 20-4-1968 tại Milan (Ý), Mẹ Carmel hỏi: “Lạy Chúa
Giêsu, Chúa muốn con làm
gì?”. Chúa Giêsu nói: “Hỡi
con gái của
Ta, con hãy viết. Con sẽ làm
Tông đồ Tình
Yêu Đầy Thương Xót của Ta. Ta sẽ chúc
lành cho con. Và Cha sẽ
đổ xuống trên con muôn vàn ơn
Thánh, và những ân thưởng lớn lao. Ta cảm ơn con đã phổ biến Thánh
Nhan của Ta. Ta sẽ chúc
lành cho các gia đình trưng bày hình ảnh của Ta, và Ta
sẽ cải hoán những kẻ tội lỗi sống trong các
gia đình đó. Ta sẽ
giúp kẻ lành tự cải tiến thêm,
và những kẻ nguội
lạnh trở nên sốt sắng hơn. Ta sẽ để mắt
đến các nhu cầu của họ, và sẽ giúp họ trong mọi sự cần thiết, vật
chất cũng như siêu nhiên”.
Chúa Giêsu đã xác nhận:
“TA LÀ GIÊSU ĐẦY LÒNG THƯƠNG XÓT”.
Qua Thánh Faustina, Chúa Giêsu đã hứa: “Linh hồn nào
truyền bá
Lòng Thương Xót của
Ta sẽ được Ta bảo bọc suốt đời” (Nhật Ký, 1075). Đồng thời Chúa Giêsu cũng
khuyến cáo: “Nhân loại sẽ không có hòa bình nếu không tín thác vào Lòng Chúa Thương
Xót” (Nhật Ký Thánh Faustina, số 300).
Như chúng ta đã biết, ngày 30-4-2000 là ngày Giáo Hội tuyên thánh cho Nữ tu Maria Faustina Kowalska (OLM, 1905-1938), và cũng
là ngày Thánh GH Gioan Phaolô II chính thức
ấn định Chúa Nhật II Phục Sinh là lễ kính Lòng Chúa Thương Xót
(LCTX). Chúa Giêsu là Đấng
giàu lòng thương xót và cũng chính là Chúa Chiên Lành,
hai cách gọi nhưng vẫn
mang một ý nghĩa. Vả lại, đó cũng chính là ước muốn của Chúa
Giêsu đã mặc khải cho Thánh nữ Faustina, vị Tông
Đồ tiên khởi của LCTX.
Một
điều hợp lý kỳ
diệu, bởi vì chính Chúa Giêsu đã bày tỏ với Thánh Faustina: “Ta muốn một tấm hình
được làm
phép trọng thể vào
Chúa Nhật sau Đại
lễ Phục Sinh, và Ta muốn tấm hình đó được tôn kính công khai để mỗi linh hồn đều biết
đến tấm hình đó” (Nhật Ký, số 341). Tất cả mọi thứ,
dù chỉ là một sợi tóc mỏng manh còn trên đầu hay rụng xuống, cũng không
ngoài Thánh Ý Chúa.
Chúa Nhật
II PS thật đặc biệt vì trong ngày này, “linh hồn nào xưng tội và rước lễ sẽ được ân xá
cả tội lỗi và
hình phạt” (Nhật Ký, số 699). Đó là lời hứa chắc chắn mà Chúa
Giêsu đã xác định:
“Ta muốn ban ơn tha thứ hoàn
toàn cho các linh hồn
nào xưng tội
và rước
lễ trong ngày lễ
kính Lòng Thương Xót của Ta”
(Nhật Ký, số
1109). Ai có niềm tin chân
chính thì thành tâm thi hành điều
mà Thầy Chí
Thánh Giêsu mong muốn, làm như
vậy với lòng
tín thác chứ không
phải là nhắm vào lợi ích riêng, bởi vì không khéo lại trở thành lạm dụng hoặc lợi dụng LCTX.
Niềm
tin không cầu kỳ, phức
tạp, chỉ đơn giản là CHẤP NHẬN hay TỪ CHỐI. Thế thôi,
có vẻ rất đơn
giản mà lại
phức tạp, vì khoảng
cách chỉ là một làn ranh mong manh. Vấn đề quan yếu là tin
ai, tin cái gì, và tin như thế
nào? Động từ
TIN có vẻ đơn giản,
nhưng vấn đề TIN lại không hề đơn giản. Cái
khoảng “giằng co” đó cần phải thực sự can đảm
thì mới có thể dứt khoát, sâu sắc, đúng kiểu tin mà Chúa Giêsu vẫn đề cập mỗi khi Ngài chữa lành: “Niềm tin của bạn đã cứu bạn”.
Bằng
cảm nghiệm sâu xa, Thánh nữ Faustina đã tâm sự: “Lạy Chúa
Giêsu, khi con được
đắm chìm vào Ngài, nếu so sánh với Ngài, mọi sự chỉ là
không. Đau khổ,
chống đối, nhục nhã, thất bại, và
hoài nghi trên đường
con đi, tất cả chỉ như viên
đá lửa làm
làm bùng lên ngọn lửa tình
yêu con dành cho Ngài mà thôi” (Nhật Ký, số 57). Cảm nghiệm đau khổ là cảm nghiệm sự thật phũ phàng
mà Chúa Giêsu đã phải
chịu khi những người thân nhất lại nỡ lòng
phản bội, và bị người ta vu oan giáng họa.
Là người
Công giáo, hằng ngày
chúng ta tuyên tín qua kinh Tin (Lạy
Chúa, con tin thật có một Đức Chúa Trời là Đấng thưởng phạt vô
cùng…), và mỗi Chúa Nhật cùng nhau tái tuyên xưng:
“Tôi tin kính một
Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng tạo thành
trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình…”, rồi lại tuyên xưng sau truyền phép (Lạy Chúa, chúng con loan truyền…; Lạy Chúa, mỗi lần ăn bánh…;
Lạy Chúa cứu thế, Chúa đã dùng Thánh Giá…).
Các động thái
tin được lặp lại
nhiều lần trong ngày, đơn giản nhất là khi chúng ta làm Dấu Thánh Giá, nhưng rất quan trọng khi chúng
ta thể hiện lúc
ăn uống ở tiệm.
Thật buồn khi thấy có những người không
dám Làm Dấu, có những người Làm Dấu mà chỉ là Làm Giấu hoặc làm chiếu lệ.
Xuyên suốt
Kinh Thánh, LCTX luôn được
đề cập bằng nhiều cách, đặc biệt trong Phúc Âm
có một số dụ
ngôn “điển hình”
về LCTX: Người Samari Tốt Lành
(Lc 10:30-37), Con Chiên Bị
Mất (Lc 15:4-7), Đồng Bạc Bị Mất (Lc
15:8-10), và Người Cha Nhân Hậu (Lc 15:11-32).
Tuy nhiên, có điều quan trọng cần lưu ý:
Đừng đến với
LCTX với sự tò mò, chỉ
tìm kiếm những “sự
lạ”. Đôi khi chỉ
vì “hiện tượng lạ”
nào đó chứ không
vì “phép lạ của lòng
tin”. Phép lạ thực sự
hằng ngày là Bí tích Thánh Thể nhưng người ta lại không
quan tâm. Kể cũng “lạ”
thật!
Thánh Luca cho biết trong sách Công Vụ: “Nhiều dấu lạ điềm
thiêng được
thực hiện trong dân, nhờ bàn tay các Tông Đồ. Không một ai khác dám nhập đoàn với họ. Nhưng dân
thì lại ca tụng họ.
Càng ngày càng có thêm nhiều
người tin theo Chúa: cả đàn ông, đàn bà rất đông” (Cv
5:12-14). Họ đã chấp nhận lời rao giảng của các
Tông Đồ là thật nên họ mới TIN vào Đức Kitô là Thiên Chúa, và sẵn sàng tín thác vào LCTX. Vô tri
bất mộ.
Không chỉ
vậy, còn có điều đặc biệt hơn nữa: “Người
ta còn khiêng cả
những kẻ đau ốm ra tận đường phố
đặt trên giường trên chõng, để khi ông Phêrô đi qua, ít ra
cái bóng của ông cũng
phủ lên
được một bệnh
nhân nào đó. Nhiều
người từ các thành chung quanh
Giêrusalem cũng lũ lượt kéo đến, đem theo những kẻ ốm
đau cùng những người bị thần ô uế ám, và tất cả đều được chữa
lành” (Cv 5:16). Quả thật là “sự lạ” hiển nhiên!
Ngày xưa, Thánh Vịnh gia đã lên tiếng tuyên xưng: “Ít-ra-en
hãy nói lên rằng: muôn
ngàn đời Chúa vẫn trọn tình
thương. Nhà A-ha-ron hãy nói lên rằng: muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình
thương. Ai kính sợ
Chúa hãy nói lên rằng:
muôn ngàn đời
Chúa vẫn trọn
tình thương” (Tv 118:2-4). Điệp khúc “muôn ngàn đời Chúa vẫn trọng tình thương” thật là tuyệt vời vô cùng!
Đôi khi cái cụ thể vẫn cần thiết. Tương
tự, niềm tin phải được thể hiện
ngay cả trong lúc gian truân, đó mới là đức tin chân thật: “Chúng xô đẩy tôi, xô cho ngã, nhưng
Chúa đã phù trợ
thân này. Chúa là sức
mạnh tôi, là Đấng tôi ca ngợi, chính Người cứu độ tôi.
Kìa nghe tiếng reo mừng
chiến thắng trong doanh trại chính
nhân: Tay hữu Chúa
đã ra oai thần
lực, tay hữu Chúa giơ cao, tay hữu Chúa đã ra oai thần lực” (Tv 118:13-15). LCTX có từ ngàn xưa chứ không phải theo phong trào. Thật vậy, Thiên Chúa vẫn thương xót mặc dù Cain đã phạm tội giết em mình,
Cain lo sợ nhưng Ngài hứa: “Bất cứ ai giết Cain sẽ
bị trả thù gấp bảy” (St 4:15).
Cuộc
sống đời thường mà vẫn khác thường, các sự lạ không ngừng nối tiếp nhau: “Tảng
đá thợ
xây nhà loại
bỏ lại trở nên đá tảng góc tường. Đó chính là công trình
của Chúa,
công trình kỳ diệu
trước mắt chúng ta. Đây là ngày Chúa
đã làm ra, nào ta hãy vui mừng
hoan hỷ” (Tv 118:22-24). Nỗi
vui mừng ấy thật rộn rã, tưng bừng hoan hỉ và không thể diễn tả đầy đủ
bằng phàm ngôn!
Chân thành bộc bạch, Tông-đồ-trẻ-được-Chúa-yêu
cho biết: “Tôi là
Gioan, một người
anh em của anh em, tôi cùng chia sẻ nỗi gian truân,
cùng hưởng vương
quốc và cùng kiên trì chịu đựng với anh em trong Đức
Giêsu. Lúc ấy,
tôi đang ở
đảo gọi là Pát-mô, vì đã rao giảng Lời Thiên
Chúa và lời chứng của
Đức Giêsu. Tôi đã xuất thần vào
ngày của Chúa và
nghe đằng sau tôi có
một tiếng lớn
như thể tiếng kèn nói rằng: ‘Điều ngươi thấy, hãy
ghi vào sách và gửi
cho bảy Hội Thánh: Ê-phê-xô, Xi-miếc-na, Péc-ga-mô, Thy-a-ti-ra,
Xác-đê, Phi-la-đen-phi-a và Lao-đi-ki-a’. Tôi quay lại để xem tiếng ai nói với tôi. Khi quay lại, tôi thấy bảy cây đèn vàng. Ở giữa các cây đèn, có ai
giống như Con Người
mình mặc áo
chùng và ngang ngực
có thắt đai bằng
vàng” (Kh 1:9-13). Số 7 kỳ diệu – được coi
là con số hoàn hảo về số lượng và về tâm linh.
Sau đó, Thánh Gioan còn cho biết thêm: “Lúc thấy Người, tôi
ngã vật xuống dưới
chân Người,
như chết vậy. Người đặt tay hữu lên
tôi và nói: Đừng
sợ! Ta là Đầu và là Cuối. Ta là Đấng Hằng Sống, Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn
thuở muôn
đời; Ta giữ chìa
khoá của Tử thần
và Âm phủ. Vậy
ngươi hãy viết những gì
đã thấy, những gì
đang diễn ra và những gì sẽ xảy ra sau này” (Kh
1:17-19). Đó là điều
tiên tri, đã đúng, đang đúng và sẽ đúng đến từng chi tiết, dù một chấm một phẩy cũng không
sai (x. Mt 5:18).
Một
điều minh nhiên mà Giáo Hội đang hân hoan tin kính là Chúa
Giêsu Phục Sinh. Là hậu sinh, chúng ta không được chứng kiến sự kiện trọng
đại này, nhưng chúng ta vẫn TIN. Đó là sự may mắn mà chúng ta có được niềm hạnh phúc kỳ diệu như vậy. Và
đó là phép lạ thực sự,
bởi vì không thấy mà vẫn tin – đức tin có lý
trí kiểm chứng chứ
không nhẹ dạ cả
tin hoặc mê tín dị
đoan.
Theo lời
chứng trong Kinh Thánh (Ga 20:19-31), vào chiều ngày ấy – ngày thứ nhất trong tuần, nơi các
môn đệ ở đều
đóng kín các cửa, vì các
ông sợ người Do
Thái quấy rầy, kiếm
chuyện. Bất ngờ Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các
ông và nói: “Bình an cho anh em!”. Cửa đóng, then cài, thế mà Chúa Giêsu vào một cách dễ dàng. Vẫn Con Người đó, nhưng
hoàn toàn khác nhau giữa lúc
còn là xác thể trần tục
(cũ) và xác thể đã biến đổi (phục sinh, nên mới). Thân xác chúng ta mai mốt cũng được trở nên như
vậy – sau khi chết và sống lại. Thế thì kỳ diệu quá, thật tuyệt vời biết bao!
Vừa
chúc bình an xong, Ngài cho các ông xem tay và cạnh sườn để minh chứng
là Ngài đã sống
lại thật như Ngài đã nói trước. Các môn đệ vui mừng vì được gặp lại Thầy như vậy.
Rồi Ngài lại
nói với các
ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy thì Thầy cũng sai anh em”. Hai lần Ngài chúc bình an, đồng thời Ngài cũng trao sứ vụ cho những người tin
theo Ngài: Làm nhân chứng
loan báo Tin Mừng và
Lòng Thương Xót. Ngài còn trao quyền tha tội khi Ngài thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh
Thần. Anh em tha tội
cho ai thì người ấy được tha; anh em cầm
giữ ai thì người ấy bị cầm giữ”. Đó là Bí tích Hòa Giải, một bí tích liên quan Lòng Thương
Xót. Thiên Chúa yêu thương nhân loại đến cùng nên Ngài tìm mọi cách để cứu độ chúng
ta.
Hôm đó, khi Chúa Giêsu hiến ra với Nhóm Mười Hai, không hiểu vì lý do gì mà vắng mặt Tôma – cũng gọi là Điđymô. Sau
đó, các môn đệ khác
nói với ông rằng “đã được thấy Chúa”, nhưng Tôma thản nhiên nói: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người,
nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin”. Rồi tám ngày sau, các môn đệ Đức Giêsu lại có mặt trong nhà, lần này có cả ông Tôma. Các cửa cũng vẫn đóng
kín. Đức Giêsu lại hiện đến, đứng giữa
các ông và nói: “Bình an cho anh em”. Rồi Ngài bảo ông Tôma: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy
nhìn xem tay Thầy. Đưa
tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng
lòng nữa, nhưng
hãy tin”. Ông Tôma hết hồn hết vía
bèn sụp lạy mà thưa:
“Lạy Chúa của con, lạy Thiên
Chúa của con!”. Đức Giêsu bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên
anh tin. Phúc thay những
người không thấy mà tin!”.
Không thấy mà vẫn tin, vậy mới đáng
nói. Chúa Giêsu xác định
điều đó mới
là diễm phúc.
Đức tin quan trọng
lắm, bởi vì người
ta nên công chính cũng nhờ
đức tin – cụ thể như Tổ Phụ Ápraham
và Đức Dưỡng Phụ
Giuse.
Ngoài ra, Thánh sử Gioan còn xác định: “Đức Giêsu
đã làm nhiều dấu lạ
khác nữa trước
mặt các môn đệ; nhưng những dấu lạ đó
không được
ghi chép trong sách này. Còn những điều đã
được chép ở đây là để anh em TIN rằng Đức Giêsu
là Đấng Kitô là
Con Thiên Chúa, và để
anh em TIN mà ĐƯỢC SỰ SỐNG nhờ danh Người”. Động từ TIN cứ được
lặp đi lặp lại nhiều lần, điều này
càng chứng minh rằng
TIN là điều thực
sự vô cùng quan trọng. Tin Chúa là
tin vào tình yêu của Ngài,
tin vào Ơn Cứu Độ của
Đức Kitô, và tín thác vào Lòng Thương Xót vô
biên của Thiên
Chúa – Đấng Tam Vị Nhất
Thể.
Tin tưởng
và tín thác được
cụ thể bằng việc cầu nguyện. Nhưng cầu
nguyện như thế nào? Thánh Faustina cho biết cách cầu nguyện hiệu quả và
đẹp lòng
Thiên Chúa: “Khi cầu
nguyện, chúng ta ĐỪNG NÀI ÉP CHÚA ban cho điều chúng ta muốn, mà chúng ta NÊN TUÂN PHỤC Thánh Ý Ngài” (Nhật Ký, số 1525). Vâng ý Cha chứ không phải theo ý riêng mình.
Niềm
tin cũng cần được lưu ý, bởi vì Thánh Phaolô đã từng cảnh báo: “Lạ gì đâu! Vì chính satan cũng
đội lốt thiên thần sáng láng! Vậy có gì là khác thường khi kẻ phục vụ nó
đội lốt người
phục vụ sự công chính. Chung cục, chúng sẽ lãnh nhận hậu quả công
việc chúng
đã làm” (2 Cr 11:14-15). Đừng lẫn lộn giữa phép lạ và sự
lạ, vì có thể rất dễ lầm
tưởng!
Lạy
Thiên Chúa hằng
hữu, xin cho chúng con được ngụp lặn trong Đại Dương
Thương Xót của
Ngài và được
tắm gội trong Máu và Nước tuôn ra từ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Vì cuộc khổ nạn đau thương của
Đức Giêsu Kitô, xin thương xót dân Việt chúng con và toàn thế giới. Xin Thánh
Faustina và Thánh Gioan Phaolô II cầu thay nguyện giúp
cho chúng con, hôm nay và mãi mãi. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô Phục Sinh, Đấng Cứu Độ
duy nhất của nhân loại. Amen.
TRẦM THIÊN THU
|