Đau KhỔ và SỰ SỐng
Is
50,4-7; Pl 2,6-11; Mt 26,14-27
Lm Bùi Quang Tuấn, CSsR
Sau bao nhiêu công phu trên động
vật, các nhà sinh vật học cho biết: một con cá sấu
có thể sống được 250 năm; con quạ hay
con két có thể sống được 200 năm; cá chép thọ
được 100 năm, riêng loài rùa, 100 tuổi vẫn còn
rất xuân vì chúng có thể sống được đến
300 năm.
Tôi tự hỏi: những con vật chẳng đáng giá là
bao mà sao được hưởng đời lâu thế,
đang khi con người là loài cao quí mà sự sống
nơi dương gian lại không bằng một góc các con
vật kia vậy?
Đành rằng cũng có người sống
được đến tuổi 100, nhưng con số
đó đâu có nhiều. Cộng đi tính lại,
người ta có được bản thống kê: năm
1900 tuổi thọ trung bình của nhân loại là 49; năm
mươi năm sau, tuổi trung bình là 67; đến
năm 2000 thì cao hơn 70 một chút.
Cuộc đời kéo dài 60,70 năm
nhưng có phải tất cả đều được
an lành vui sướng hết chăng? Những tháng ngày mình
sống đều là những mùa xuân tươi thắm,
hay vừa vào xuân đã thấy thu, mới
được thanh bình đã gặp khổ đau?
Không ít người cảm thấy đời
người sao có quá nhiều bất hạnh, tiếng khóc
dường như nhiều hơn tiếng cười, khổ
đau tràn đầy hơn niềm vui. Thế
rồi phản kháng nảy sinh. Không chỉ
nơi kẻ vô thần, nhưng còn từ những người
tin nhận có Thượng đế. Không ít người
uất ức đặt câu hỏi: Tại sao Thiên Chúa không
loại trừ sự dữ và khổ đau? Phải chăng Ngài bất lực?
Trước
những đau khổ và mất mát, một câu trả lời
triết lý thế nào đi nữa cũng khó xoa dịu lòng
người. Chi bằng cứ nhìn vào khổ
đau và cái chết của một con người có tên
Giêsu hầu tìm gặp một sự cảm thông chia sẻ,
hơn là một sự tránh né hay phản kháng.
Doãn qua cuộc đời Chúa Giêsu, tôi thấy Ngài cũng từng
trải qua một cuộc vượt biên gian nan và vĩ đại. Vượt từ thế
giới vô hình sang thế giới hữu hình,
từ cao sang tột đỉnh qua nghèo hèn cùng đinh, từ
Nước Trời vào nước Palestine.
Ngài vượt biên không phải để tìm tự do, hạnh
phúc, hay sự sống, nhưng đúng hơn, là để
trao ban tự do, hạnh phúc và sự sống phong phú cho con
người. Để làm nên chuyện đó, Ngài đã phải
đánh đổi tự do và cả sự sống rất
xuân của mình.
Đức Giêsu chấp nhận cái chết
để mầm sống được nảy sinh.
Nhưng cái chết của Ngài đâu có oai phong hay yên lành cho
cam. Trái lại đó là một cái chết đầy tính bạo
động, đau đớn, đơn côi, và quằn quại
trên thập giá với những vết thương sâu hoắm
hận thù.
Ngay trong chính khổ đau tận cùng của Đức
Giêsu trên thập giá lại bừng lên chân lý sống của
Tin Mừng: "Ai mất sự sống vì Ta thì sẽ sống."
Điểm then chốt trong chân lý này không phải
là "mất sự sống," bởi vì ai lại không bị
mất sự sống. Và sự mất mát
đó đâu phải chỉ thuần túy xảy đến
trong giờ chết, nhưng còn ngay trong giờ sống hàng
ngày của con người. Mỗi ngày sống
là một ngày chết. Người ta
đang mất sự sống từng giờ, từng phút,
từng giây. Thế nên "mất sự
sống" là điều không thể tránh khỏi. Đau khổ vì phải chết hàng ngày là điều
tất nhiên. Thế nhưng, trong sự tất nhiên và
không tránh khỏi đó vẫn ánh lên một niềm hy vọng:
tìm gặp sự sống mới, không phải chỉ kéo
dài 60,70 năm, nhưng là vĩnh hằng
trong Đức Kitô.
Hy vọng đó được kết tinh khi con người
chấp nhận "mất sự sống" hàng ngày trong
tâm tình phó thác tuyệt đối vào Thiên Chúa. Đây chính là
bài học diệu kỳ nơi thập giá: ngay lúc sắp
chết, với những hơi thở thoi thóp, cùng những
cơn co giật nhức buốt, vậy mà Đức Giêsu
đã thốt lên: "Lạy Cha, Con phó thác mạng sống
con trong tay Cha."
Sự sống gần như tắt ngấm, đau khổ
đã tiến đến đỉnh cao, cuộc đời
của con người như thế thì còn gì nữa! Vậy mà vẫn còn đó một tâm tình tín thác, gắn
bó trọn vẹn với Thiên Chúa. Phải chăng từ
khởi điểm của sự phó thác này mà mầm phục
sinh hay sự sống mới đã bắt đầu thành
hình, và như thế, u sầu tang thương không còn sức
mạnh thống trị, nhưng bắt đầu nhường
chỗ cho niềm vui phục sinh lên ngôi?
Khi không thể tránh khỏi đau khổ và mất mát sự
sống mỗi ngày thì sự bình an sâu thẳm và mầm Phục
sinh vinh quang chỉ có thể đến được với
tâm hồn nếu con người biết
sống
và chết vì Chúa, với Chúa, trong Chúa.
Thế nên, dù đang phải
vất vả lăn lộn với bệnh tật, tai ương,
khốn khó cuộc sống, hay bao trái ý do tha nhân mang lại,
cho dù ngày đời bị pha trộn với bao buồn
vui, sướng khổ, thành công, thất bại, hoặc
chết chóc chia ly, tôi vẫn quyết giữ mãi cho mình một
niềm cậy trông tín thác vào Thiên Chúa.
Chính khi biết đón nhận
tất cả trong tin yêu và phó thác vào Đấng đã từng
gánh vác, chia sẻ, để thánh hóa khổ đau, nước
mắt con người, tôi sẽ tìm thấy ý nghĩa của
sự sống trong những cái chết đang xảy ra.
Lm
Bùi Quang Tuấn, CSsR
|