CHÚA NHẬT LỄ LÁ
Đối Diện Với Lửa
Thù Hừng Hực, Đức Giêsu Tỏa Ra Ánh Sáng Của
Lòng Thương Xót.
Trong trình thuật khổ nạn,
qua khối lượng to lớn chi tiết, Luca đã nêu bật
thái độ của Đức Giêsu, trước lửa hận
thù hừng hực, đã chiếu tỏa
ánh sáng của lòng thương xót đến cùng. Bữa tiệc ly đã cho thấy sự
tương phản giữa một người tự hạ
mình làm tôi tớ, tự hiến toàn thân cho bạn hữu với
các môn đệ mù quáng khép kín trong hưởng thụ, lại
còn mâu thuẩn chống bán nhau. Tương
phản nữa, giữa các tông đồ, là những
người đang chống lại bọn lính đến
tấn công, với người Thầy chữa lành vết
thương cho đầy tớ vị thượng tế.
Thánh sử nêu bật sự dịu hiền của
người bị tố cáo khi đứng trước những
kẻ tố cáo Người.Trên đường lên núi Sọ,
Người vẫn lo âu cho sự khốn khổ của
đám dân đã chối bỏ Người. Trên thập giá, Người tha thứ cho anh trộm
hối cải. Philatô quả đã không lầm: Ông nhận
biết Người vô tội. Nhưng vì yếu đuối,
ông đành cộng tác với các kẻ thù của Đức
Giêsu mà kết án Người. Sau khi
đóng đinh Người, cả một viên sĩ quan ngoại
đạo cũng thốt lên chân lý hiển nhiên, chân lý mà
tòa án Do Thái phá huỷ: “Quả thật,
Người này là Con Thiên Chúa”.
Thánh Giá, Công Trình Hoà Giải.
Luca là thánh sử của
tình yêu Thiên Chúa và lòng thương xót của Người. Chẳng lạ gì mà thánh nhân
đã đọc và giải thích các biến cố của cuộc
Khổ nạn khởi đi từ hai thái độ ấy.
Tin Mừng thứ ba, khi dõi theo đường thánh giá
Đức Giêsu, đã khám phá ra tình yêu của Thiên Chúa dành
cho Con của Người và cho tất cả mọi người,
kể cả những kẻ thù nghịch.
Chính vì thế Luca không giữ lại những món nợ
đè nặng trên vai người Do Thái và trên các môn đệ
Đức Giêsu: tìm trách nhiệm làm gì khi máu Đức Giêsu
đã chuộc tội tất cả? Vì thế thánh nhân chẳng
nhắc đến chuyện các môn đệ thiếp ngủ
trong vườn Giệtsêmani, hay chuyện các ông đào tẩu
lúc Người bị bắt; không giữ lại những
lời nguyền rủa của vị thượng tế,
những lời nhục mạ của quân lính. Thánh nhân không
muốn thấy Đức Giêsu cô đơn trên thập giá
nên đã lo cho bạn hữu và các môn đệ vây quanh
để tham dự vào sự đau khổ của Người.
Cuộc khổ nạn trở nên một phép lạ hàm chứa
ơn tha thứ: người lính có vành tai
bị cắt được chữa lành tức khắc;
Đức Giêsu vẫn còn thời gian nhìn Phêrô sau khi ông phản
bội để giúp ông sám hối. Ngay cả những lời
Đức Giêsu thốt ra trên thập giá cũng
đươc thay thế bằng những lời tha thứ
và xót thương đối với anh ăn trộm, với
những người Do Thái nhạo cười và với
chính viên sĩ quan. Hoà giải hiện diện
khắp nơi. Ngay cả kẻ cừu địch bất
cộng đái thiên như Hêrôđê và Philatô cũng lợi dụng
cuộc khổ nạn của Đức Giêsu để làm
bắt tay nhau, cũng như trong Giáo Hội, hai phe Do Thái và
dân ngoại cũng đã làm như thế.
Chúa Cha không ngừng bày tỏ tình yêu với Chúa Con: Luca thay
đổi bản văn tả cảnh cầu nguyện của Đức Giêsu tại
vườn Giệtsêmani, biến nó thành một mạc khải
về sự kết hiệp mật thiết giữa Đức
Giêsu và Cha Người. Thánh nhân lưu ý ta về mối quan
tâm của Thiên Chúa: khích lệ Con của Người trong
cơn hấp hối.
Thật bất ngờ, nhưng thử thách lớn lao vẫn là sự hiện diện của
Thiên Chúa và bí tích tình yêu cùng sự tha thứ lạ lùng của
Người. Thánh giá là công trình hòa giải và lễ
dâng của Đức Giêsu hiệu quả ở điểm
qui tụ được tất cả những kẻ thù
địch ác liệt nhất trong một mối hiệp
nhất.
|