Cuộc khổ
nạn.
Trong suốt ba
năm, Đức Giêsu đã đi từ ngôi làng này
đến ngôi làng khác, làm việc lành, giảng dạy, và
chữa bệnh cho dân chúng. Khi đi đến
bất cứ nơi đâu, Đức Giêsu cũng
đều được đám đông vây quanh lắng
nghe và tìm kiếm nhiều điều nơi Người.
Đây là ba năm mà Người đã
hoạt động một cách trọn vẹn và tích
cực ngoài sức tưởng tượng. Tuy nhiên, trong suốt thời gian đó, Đức
Giêsu vẫn ở thế chủ động.
Người đã đi đây đi đó ít nhiều theo ý của Người. Nhưng khi
Người giao nộp mình vào tay kẻ
thù trong Giệtsimani (Người bị một trong
những môn đệ của Người giao nộp), thì
tất cả thế chủ động của
Người chấm dứt. Điều này
tượng trưng cho một điểm xoay chuyển
trong sứ vụ của Người. Kể
từ đây, Người bắt đầu phải
chịu đựng đau khổ. Và
đó là lúc bắt đầu cuộc khổ nạn
của Người. Từ thời
điểm đó, Người không còn làm chủ những
điều đang diễn tiến nữa. Bấy
giờ, các sự việc được thực hiện
nhắm vào Người, hơn là do người. Từ
đó, Người bị ngăn chặn, giam giữ và
giải đến cho Hêrôđê, Cai pha, Philatô thẩm
vấn, đánh đập, đội mão gai, bắt vác
thánh giá, lột quần áo, đóng đinh, bị chế
nhạo… và cuối cùng, Người đã chịu chết.
Đức Giêsu đã hoàn tất sứ vụ
của Người, không chỉ bằng những hành
động của Người, mà đặc biệt
hơn, còn bằng những điều người ta làm
cho Người nữa – bằng cuộc khổ nạn
của Người. Chúng ta phải hiểu rõ một
điều: Chúa Cha không ném Người vào tay
những kẻ độc ác. Đức Giêsu
đã chịu chết một cách tự nguyện. Người đã hiến mạng sống của
Người.
Nhiều lúc, cuộc sống của
chúng ta được xác định bằng những
điều xảy đến với chúng ta, hơn là
những việc chúng ta thực hiện: theo
một ý nghĩa rất thật, thì đâu chính là cuộc
khổ nạn của chúng ta. Nếu chúng ta có
thể thực sự chấp nhận được
cuộc khổ nạn này, cũng như những hành
động của chúng ta, thì điều đó sẽ
dẫn đến sự cứu độ cho chúng ta. Điều
quan trọng là nhận ra phạm vi mà
chúng ta hoạt động. Khi còn bé, chúng ta chỉ biết
trông cậy vào “lòng thương xót” của những
người lớn. Trong hành trình cuộc đời, chúng
ta còn có số phận, sự phản bội, những
rủi ro, đủ mọi loại bệnh tật,
mất mát tình bạn, thất bại trong các tương
quan, thất vọng đối với người bạn
đời hoặc con cái, cái chết của những người
thân yêu, công việc làm ăn vất vả v.v…
Tất nhiên, chúng ta cũng có những
lúc vui vẻ và những giai đoạn được
sống an bình. Nhưng
sự thật là vẫn có nhiều điều vượt
ra ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Đó là những yếu tố làm nên kiếp
người. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có
sự chọn lựa trong cách thức đáp trả
lại những gì mà cuộc sống gửi đến
chúng ta. Cách đáp trả này có thể làm
nên con người chúng ta, hoặc bẻ gãy chúng ta.
Đức Giêsu
vẫn tồn tại với tư cách là chính bản thân
Người, đầy sức mạnh, trong sạch, và
tốt đẹp. Chúng ta sẽ trở thành con
người nào, nếu cảnh mất mát, khủng
hoảng, hoặc những sự tước đoạt
thì giờ đã lấy đi của chúng ta vẻ bên ngoài
thành công, tầm quan trọng cá nhân, thậm chí ngay cả
nhân cách nữa?
Câu chuyện Cuộc
Khổ Nạn chứng tỏ cách thế Đức Giêsu
đáp trả lại những điều xảy
đến với Người. Người đã
chấp nhận tất cả cảnh bạo lực,
biến đổi chúng, và chuyển chúng thành tình yêu và
ơn tha thứ. Đây là sự
chiến thắng của tình yêu vượt lên trên tất
cả những sức mạnh tàn phá. Không
có gì ngoài tình yêu nơi Đức Giêsu. Ngay cả khi
người ta đóng đinh vào tay chân
Người. Người vẫn yêu
thương. Điều này giúp chúng ta
suy nghĩ đến những lúc chúng ta trải qua cảnh
khó khăn.
|