Chiến thắng
Mỗi năm, vào ngày này, Giáo Hội
đọc lại bài thương khó của Đức
Giêsu. Khi nghe bài
đọc này, chúng ta được nhắc nhở về
sự nhút nhát của các môn đệ đã từng đi
theo Người, mà lại từ bỏ Người trong
giây phút gay go nhất, về sự thâm độc của
những nhà lãnh đạo tôn giáo, đã bày mưu giết
Người, và về sự tàn nhẫn của quân lính
đã hành hình Người. Chúng ta cần
được nhắc nhở những điều này,
bởi vì chúng ta có quan hệ với họ. Nhưng
đó không phải là mục đích của bài đọc
thương khó, qua đó, chúng ta phải lắng nghe quá
nhiều tin xấu.
Bài đọc này không nhấn mạnh
đến những tin xấu đó, mà nhấn mạnh
đến Đức Giêsu, nhân vật trung tâm của câu
chuyện. Chúng ta đang
nhớ đến lòng trung thành, đức can đảm,
và lòng nhân ái tuyệt đối của Đức Giêsu.
Ngược lại với cảnh tối tăm của đồi
Canvê, lòng nhân ái của Người lại càng tỏa sáng ra
trên vạn vật nhiều hơn. Ngày
chết của Người không được gọi là
“Ngày thứ sáu buồn thảm”, nhưng là “Ngày thứ sáu
tốt đẹp”. Yếu tố làm cho
ngày đó trở thành tốt đẹp chính là nhờ tình
yêu của Đức Giêsu. “Không có tình yêu
nào lớn lao cho bằng tình yêu của người dám
hiến mạng sống mình vì bạn hữu”. Tuần này, chúng ta đang nhớ đến tình
yêu đó.
Các Kitô hữu tiên khởi đã nhìn vào
cuộc thương khó và cái chết của Đức
Giêsu như là cuộc chiến thắng của sự
thất bại. Nhờ Kinh thánh, họ đã đi đến
chỗ thấu hiểu được rằng đây chính
xác là cách Đức Giêsu chiến thắng và đi vào vinh
quang của Người. Không thể tách
rời vinh quang với cuộc thương khó của
Người.
Xét về bề mặt, thì dường
như thể đó là sự thất bại của
Đức Giêsu. Nhưng
thật ra, đó không là sự thất bại, mà là cuộc
chiến thắng, chiến thắng của sự tốt
lành vượt lên trên sự dữ, của tình yêu
vượt lên trên lòng hận thù, của ánh sáng vượt
lên trên bóng tối, và của sự sống vượt lên
trên cái chết.
Câu chuyện về cuộc thương
khó cho thấy cách thế Đức Giêsu đáp trả
những gì người ta làm cho Người. Người đã
nhận lấy tất cả cảnh bạo lực,
biến đổi nó, và xoay chuyển thành tình yêu
thương và sự tha thứ. Đây
chính là chiến thắng của tình yêu vượt lên trên
tất cả những sức mạnh hủy diệt.
Nơi Người, không có gì cả, mà chỉ có tình yêu. Ngay
cả khi người ta đóng đinh tay
chân Người, thì Người vẫn cứ yêu
thương. Suy nghĩ về điều này
sẽ mang lại ích lợi, khi chúng ta đang phải
trải qua thời kỳ khó khăn.
Thật
là niềm an ủi cho chúng ta, khi biết
rằng chính Đức Giêsu cũng đã từng chịu
đau khổ. Tuy nhiên, nỗi đau khổ
của Người sẽ bị lãng phí, nếu
Người không chịu đựng đau khổ vì tình
yêu. Không phải nỗi đau khổ
của Đức Giêsu cứu độ thế gian, mà chính
nhờ tình yêu của Người. Bất
cứ ai giả vờ yêu mến nỗi đau khổ
đều là kẻ điên rồ. Đau
khổ là điều gì đó mà bạn nên hết sức
tránh né. Tuy nhiên, chúng ta lại vui mừng
được chịu đau khổ vì người mình yêu
thương. Chính tình yêu của chúng ta
đã đem lại ý nghĩa cho nỗi đau khổ
của chúng ta. Đức Giêsu là vị
Mục Tử nhân hậu đã chịu chết vì yêu
thương đàn chiên của Người.
Nếu
chỉ đơn thuần chịu đựng đau
khổ mà thôi, thì chẳng làm được gì cho linh
hồn của chúng ta, ngoại trừ việc chất thêm
gánh nặng. Chính nhờ tinh thần mà chúng ta
mang vác gánh nặng của mình. Tất
cả than và gỗ trên thế giới này đều không
thể sử dụng được, nếu không có
ngọn lửa.
Không phải việc chịu
đựng đau khổ mới giải thoát
được thế giới, nhưng là tình yêu. Thiên Chúa không muốn chúng
ta phải đau khổ, nhưng Người muốn tình
yêu của chúng ta. Tuy nhiên, tình yêu không
tránh khỏi việc mang lại đau khổ.
Nhưng tình yêu còn đưa đến niềm vui vĩ đại nữa. Người
Kitô hữu không được chấp nhận đau
khổ, mà phải biến đau khổ thành sự thánh
thiện. Chính tình yêu làm cho nỗi đau
khổ trở nên thánh thiện.
|