Chiến thắng của tình yêu
- McCarthy
Suy Niệm 1. NỖI ĐAU CỦA ĐỨC GIÊSU VÀ CỦA CHÚNG TA
Một buổi
tối, một người đi làm bằng xe
tháng ở Luân Đôn vội vã trở về nhà. Khi nhìn thấy Vương Cung Thánh
Đường Wesminter, tự nhiên anh ta được lôi
kéo đi vào trong đó. Anh không thể giải thích
được nguyên nhân tại sao, bởi vì anh đã
bỏ đạo từ lâu. Vừa bước vào toà nhà,
anh hoảng hốt khi nhận thấy cây thánh giá treo từ
trên mái vòm. Anh sửng sốt khi nhìn vào người đàn
ông ở trên thánh giá, bị tra tấn, bỏ rơi, và
đã chết. Anh đã từng nhìn thấy những
bức hình khủng khiếp của những người
đàn ông, phụ nữ, và trẻ em bị giết
chết ở Bosnia, họ cũng đã bị bỏ
rơi. Ở những nơi khác, anh đã được
xem bức hình của những người dân bị đói
lả, hốc hác, với từng đàn
ruồi bò trên mặt họ, với những đôi mắt
nhìn trừng trừng, không còn chờ đợi sự giúp
đỡ nào nữa, mà chỉ còn chờ đợi cái
chết.
Người đàn ông này ngồi xuống và nhìn
chằm chằm vào cây thánh giá trong một lúc. Dần dần, ý nghĩa nội tại
của cây thánh giá đã tự mặc khải cho anh ta.
Qua nhân vật bị tra tấn và đã chết trên cây thánh
giá, anh bắt đầu nhận ra được sự
chịu đựng nỗi đau đớn về tâm lý và
thể lý của một bà mẹ đang than khóc cái chết
của những đứa con trai bà ở Bosnia, của
một đứa trẻ đang đói lả ở Châu
Phi, của những ông bố bà mẹ đau khổ vì
đứa con thân yêu của họ bị chết vì tai
nạn. Dường như tất cả nỗi đau của nhân loại đều tập họp
ở đây, và đã được người đàn ông
trên cây thánh giá biến thành của mình.
Thế rồi anh ta
nhìn ra xung quanh, và thấy những người đàn ông và
phụ nữ đang im lặng cầu nguyện. Dường như họ chứa đựng
một điều bí mật quý giá nào đó. Trong
Vương Cung Thánh Đường này, họ cảm
thấy thoải mái với chính mình như ở trong nhà. Thế rồi anh nhìn thấy một bà cụ già
tiến lại gần một cây thánh giá được
đặt gần gian cung thánh. Lúc hôn xong những
vết thương của Đức Kitô, bà cụ quay
trở ra, sau khi đã được khích lệ và an
ủi nhờ tình yêu vĩ đại
đó.
Trong lúc quan sát,
dường như tâm trí và cõi lòng của anh
được nâng lên cao, để đưa vào một
thực tại khác. Lần đầu tiên trong cuộc
đời, anh biết cầu nguyện. Cây thánh giá không nói
nhiều về cái chết, cho bằng ca ngợi tình yêu
thương, sự sống và niềm hy vọng. Cây thánh
giá của sự khủng khiếp đã trở thành cây
thánh giá của niềm hy vọng, thân thể bị tra
tấn trở thành thân thể của sự sống
mới, những vết thương rộng toang hoác
trở thành nguồn gốc của ơn tha thứ,
chữa lành và hoà giải. Cuối cùng, khi anh rời
khỏi ngôi thánh đường, và hoà mình vào dòng xe cộ đang lưu thông buổi tối,
anh cảm thấy được bình an với chính mình và
với thế giới.
Cuộc Thương
Khó của Đức Giêsu không phải là một vở
kịch, mà có thật, và được Người tự
do chọn lựa. Người đã
phải chịu đựng nỗi đau bị các bạn
hữu của mình bỏ rơi. Người
đã phải chịu đựng nỗi đau bị
Giuđa –một người trong số họ phản
bội. Người đã phải
chịu đựng nỗi sợ hãi và cơn hấp
hối trong vườn cây dầu, và Người không
hề được một ai nâng đỡ trong suốt
cơn hấp hối của Người.
Người là
đối tượng của một hàng rào gồm
những lời tố cáo gian ác. Người
đã phải chịu đựng những lời xỉ
vả, những trận đòn, khạc nhổ, chế
nhạo, những trận đòn roi, mạo gai và những
cây đinh xuyên thấu da thịt. Người đã
phải chịu đựng nỗi ô nhục vì bị
kết án đến chết, giống
như một tên tội phạm. Khi sắp
chết, Người vẫn còn phải chịu
đựng thêm những lời chế nhạo,
xỉ vả, và giễu cợt. Ai có thể thăm dò
được hết chiều sâu của những
điều mà Người đã phải chịu
đựng?
Chúng ta có thể tìm
được sự bình an, bằng cách liên kết nỗi
đau khổ của Đức Giêsu. Không có nỗi cô
đơn, đói khát, bị áp bức, khai thác, tra tấn,
tù tội, bạo lực hoặc đe doạ nào mà Đức
Giêsu đã không phải chịu đựng. Bởi
vì Thiên Chúa đã trở thành Emmanuen, Thiên Chúa ở cùng chúng
ta, trong và thông qua Đức Giêsu, nên không một
người nào có thể phải hoàn toàn bị cô
độc trong nỗi đau khổ của mình.
Cuộc Thương Khó của
Đức Giêsu đem lại lòng can đảm, sức
mạnh và niềm hy vọng cho tất cả những
người đau khổ. Điều này có
nghĩa là chúng ta không còn cô độc nữa.
Suy Niệm 2. LÀM CHỨNG CHO ĐỨC KITÔ
Trong ngày Chúa Nhật
Lễ Lá, các môn đệ của Đức Giêsu đã hoàn
toàn nhận ra được lòng tin của họ nơi
Người và lòng trung thành đối với Người. Điều làm cho
việc bày tỏ sự ủng hộ của họ càng
trở nên đáng khen hơn, đó là vì hành động này
được thực hiện trong sự nghiến răng
cay đắng chống đối của người
Pharisêu. Khi một số người Pharisêu đến
phản đối Đức Giêsu, Người phán
rằng: “Họ mà làm thinh, thì chính những viên sỏi
đá cũng sẽ kêu lên”.
Có những cơ
hội đòi hỏi một sự minh chứng công khai. Đây
là một trong những trường hợp này. Đây là trường hợp duy nhất, mà
Đức Giêsu chấp nhận một điều gì đó
tương tự cảnh được dân chúng sùng bái
như một vị anh hùng. Người
biết rằng các môn đệ của Người có
quyền và có nhu cầu được công khai diễn
tả lòng tin của họ nơi Người. Nhưng người ta lại nghi ngờ về
lời cam kết của các môn đệ. Không
phải là người ta nghi ngờ về sự chân thành
của họ, nhưng đó là một sự đáp ứng
của công chúng, và khi dân chúng hùa theo
như vậy, thì thường có tính cách ồn ào hơn là
có chiều sâu.
Thật dễ dàng
trong việc làm chứng cho Đức Giêsu ở nơi
đây, trong nhà thờ. Chúng ta đang ở
giữa những người cùng vây cánh với chúng ta.
Nhưng không phải là chuyện dễ dàng,
để làm chứng cho Người trong một thế
giới hững hờ và đôi khi còn thù địch
nữa. Có những lúc chúng ta cần phải tuyên
xưng lòng tin của mình nơi Đức Giêsu một cách
công khai. Và có những khi hoàn cảnh đòi
buộc chúng ta phải làm như vậy.
Những viên đá
sẽ không biết nói ra. Chỉ có con người mới có
thể làm được điều đó. Chúng ta
đừng nên giữ im lặng nữa, khi có một
tiếng kêu đòi hỏi chúng ta phải nói ra: lời nói
ủng hộ, để bảo vệ một người
nào đó, mà sự đóng góp của họ đang bị
quên lãng; hoặc lời nói lên sự thật, ở nơi
nào mà người ta cố tình nói dối. Nhưng
nói ra không phải là điều dễ dàng. Giữ im
lặng thì dễ dàng hơn và an toàn
hơn nhiều. Như vậy, chúng ta hãy cẩn thận,
trong khi tuyên xưng lòng tin của mình vào Đức Kitô
ở nơi đây, trong nhà thờ, sao cho chúng ta không
phớt lờ hoặc chối từ Người tại
nơi công cộng. Đức Giêsu nói với
chúng ta “Bất cứ kẻ nào tuyên xưng về Ta
trước mặt những người khác, thì Ta cũng
sẽ nhìn nhận người đó trước mặt
Cha Ta, Đấng ngự trên trời”.
Chúng ta có thể rút
ra được nguồn cảm hứng từ các môn
đệ đầu tiên của Đức Giêsu. Trong Tin Mừng,
họ được biết đến như là những
người không e ngại trong việc thừa nhận
những hoài nghi, nhu cầu và sự thiếu lòng tin của
mình. Tuy nhiên, trong ngày Chúa Nhật Lễ Lá
đầu tiên, họ đã mạnh mẽ và gan dạ trong
việc làm chứng cho Đức Giêsu.
Xin Chúa rủ lòng thương xót trên
chúng ta, là những người môn đệ nhút nhát và
đầy sợ hãi của Người, và ban cho chúng ta
lòng can đảm, để cuộc sống của chúng ta
có thể mang lời chứng về lòng tin mà chúng ta tuyên
xưng.
|