Baraba và Đức
Giêsu.
(Trích
trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
Văn
sĩ Fabran Lagerkvist của Thụy Điển đã
đoạt giải Nobel văn chương năm 1966
nhờ quyển tiểu thuyết nổi tiếng có
tựa đề là “Baraba”. Baraba
là một tên cướp được nhắc đến
trong vụ án của Chúa Giêsu. Theo các sách
Tin Mừng kể lại: Baraba là một tên cướp khét
tiếng đã phạm nhiều tội ác và sa
lưới pháp luật. Hằng năm vào những ngày
lễ lớn, quan Tổng trấn đại diện cho
Đế quốc Rôma tại Palestina có thói quen ân xá cho một tội nhân. Năm đó,
Tổng trấn Philatô đã đưa Chúa Giêsu và Baraba ra
trước mặt dân chúng và hỏi họ nên tha cho ai. Toàn
dân đã la lớn: tha cho Baraba và đóng đinh Chúa Giêsu.
Dựa
vào sự kiện lịch sử này, văn sĩ Lagerkvist
đã tưởng tượng ra quãng đời còn lại
của Baraba. Baraba đã trở nên một con
người quyền thế được mọi
người biết đến. Baraba có được
tất cả, bởi vì chính Chúa Giêsu đã chết thay cho
ông. Thế nhưng ông không hề muốn
nhắc đến Chúa Giêsu và cũng không muốn biết
Ngài là ai.
Lý
do khiến văn sĩ Lagerkvist được trao giải
Nobel văn chương là vì qua nhân vật Baraba, ông đã
họa được chân dung đích thực của con người.
Baraba chính là con người được cứu
độ nhờ Chúa Giêsu, nhưng vẫn không hiểu lý do
tại sao. Con người ngày nay không tin vào Chúa Kitô và
nhất là muốn loại bỏ Ngài ra khỏi con
người thời đại. Với những tiến
bộ vượt bực trong khoa học kỹ thuật,
con người chẳng khác nào một thứ Baraba trong tác
phẩm của Lagerkvist: con người tưởng mình là
Đấng cứu độ của chính mình, con
người tưởng mình có thể loại bỏ
mọi chiều kích siêu việt của cuộc sống, con
người tưởng mình có thể sống mà không
cần một Đấng cứu độ nào.
Thưa
anh chị em,
Dưới
cái nhìn lịch sử thì quả thực cái chết của
Chúa Giêsu trên thập giá là hành động tội ác của
những người Do Thái và La Mã cách đây hai ngàn năm.
Những người Do Thái đã cuồng tín kêu gào đóng
đinh Chúa Giêsu vào thập giá. Các binh sĩ La Mã đã
đánh đập, hành hung Ngài và cuối cùng treo Ngài trên
thập giá.
Nhưng dưới cái nhìn của
người có niềm tin, thì cái chết của Chúa Giêsu
trên thập giá là một mầu nhiệm. Mầu nhiệm bởi vì
một cách nào đó, người có niềm tin cũng
cảm thấy mình đã thực sự tham dự vào
việc đóng đinh ấy. Chúng ta tuyên xưng
rằng Ngài đã chịu đóng đinh vì chúng ta và
để cứu rỗi chúng ta, nghĩa là do chính tội
lỗi của chúng ta ngày nay, cho dù cách xa hai ngàn năm,
vẫn là một chối bỏ, một tiếng reo hò,
một sỉ vả hoặc chính là một cái đinh
đóng vào thân thể Chúa Giêsu.
Thử
hỏi nếu tôi là người đương thời có
liên quan đến vụ án Chúa Giêsu, tôi
sẽ đứng trong nhóm người nào và với thái
độ nào? Phải thú nhận rằng tôi
không dễ gì làm được như ông Simon thành Syrênê
đã vác thập giá đỡ Chúa Giêsu. Nhưng
cũng đừng vội vã quả quyết rằng tôi
không thể đứng về phía đám quần chúng
đả đảo Chúa, không thể là Phêrô chối Chúa,
hoặc là nhóm môn đệ trốn chạy, hay là Philatô lên
án người vô tội, hoặc là đám quân lính đánh
đòn và đóng đinh Chúa. Trái lại, kinh nghiệm
bản thân tôi cho thấy rõ ràng tôi rất yếu
đuối, dễ dàng về phe kẻ mạnh thế,
không dám can đảm bênh vực công lý và dễ dàng trung thành
với Chúa trên môi miệng cũng như khi mọi sự
đều xuôi chảy, nhưng lại phản bội Chúa
dễ dàng trong hành động cụ thể và khi gặp
nghịch cảnh.
Anh
chị em thân mến,
Với Chúa Nhật hôm nay, Tuần Thánh
đã bắt đầu.
Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem để hoàn tất
mầu nhiệm Vượt Qua đem lại ơn cứu
độ cho loài người. Bề ngoài, cuộc
tiến vào thủ đô Giêrusalem giữa tiếng tung hô của đám đông nô nức phất
cao càch lá “Hoan hô con Vua Đavít” có vẻ một cuộc toàn
thắngvang dội. Thực ra đây là
một cuộc mở màn thương khó mỉa mai nhất
và có lẽ cũng là giai đoạn bi thương nhất
của cuộc thương khó. Bởi vì chúa biết
rõ trong niềm phấn khởi chóng qua của dân chúng đã
chất chứa một sức phản bội sẽ bùng
nổ dữ dội trước mặt Tổng trấn
Philatô, trong tiếng kêu gào với những bàn tay
nắm chặt đưa lên: “Đả đảo!
Đóng đinh nó đi! Đóng đinh nó vào
thập giá!”
Rước
là đi theo Chúa Giêsu trong vài giờ không
phải là một điều khó khăn cho lắm. Đi theo Chuá giữa lúc Ngài được
tung hô chúc tụng là điều dễ dàng. Nhưng tiếp
tục đi theo Ngài khi Ngài đã bị
mọi người bỏ rời và lên án, điều
đó khó hơn nhiều. Tin Mừng không
thấy nói đến một ai dám lên tiếng bênh vực
cho Chúa Giêsu vào lúc đó, mà chỉ thấy lên tiếng
đòi phóng thích cho tên đạo tặc Baraba. nếu kitô hữu được
định nghĩa là người đi theo Chúa kitô thì
chắc chắn chúng ta sẽ có lúc nghiệm thấy
nỗi khó khăn khi phải đến nơi mà mình không
muốn đến. Con đường bước theo Chúa có lúc vui, lúc buốn. Chúng
ta phải có mặt ở trong đám đông hoan hô Chúa khi
vào thành và cũng không được vắng mặt khi Ngài
hấp hối trên thập giá.
Trong
những ngày thánh này, chúng ta hãy tìm thời giờ
đọc lại chậm rãi chương 14 và chương
15 của Tin Mừng theo Thánh Marcô. Hãy để cho tâm tình, lời nói và hành
động của Chúa Giêsu thấm nhuần và biến
đổi chúng ta. Trong cuộc khổ nạn của
Chúa, chúng ta bắt gặp rất nhiều tình huống
tăm tối của đời thường: vu khống,
phản bội, ghen tương, bất công, nhục nhã,
đau khổ, sợ hãi, cô đơn, hèn nhát, cái chết. Nhưng trên hết, chúng ta bắt gặp một
tình yêu. Tình yêu vô cùng lớn của Chúa
Giêsu đối với Chúa Cha và nhân loại. Chỉ có tình yêu mới làm cho mọi khổ
đau có giá trị cứu độ.
Đừng đọc vội vã, hãy ngừng
lại khi Chúa có điều muốn nói với chúng ta,
đừng ngắt lời Ngài. Chúng ta có thể thấy mình giống với Giuđa,
Phêrô hay Philatô. Chúng ta không ai vô tội trước cái
chết của Con Thiên Chúa. Ngài vẫn còn
hấp hối cho đến tận thế.
Đừng
theo Chúa như một người quay
vidéo cho đám tang, bởi lẽ mọi sự Ngài chịu
là vì chúng ta và cho chúng ta. Sau khi đã suy
niệm lâu dài về cuộc khổ nạn, chúng ta sẽ
thấy mình yêu Thánh giá của Chúa hơn, yêu thánh giá của
mình hơn và trân trọng thánh giá của người khác hơn.
|