Hãy đi, đừng phạm tội nữa.
(Trích trong ‘Tin Mừng Chúa
Nhật’)
Các Kinh sư
và các, đạo sĩ Do Thái cố tìm một lời
tố cáo để hạ uy tín của Chúa Giêsu; và đây là
một sự việc mà họ nghĩ có thể lợi
dụng để đưa Ngài vào ngõ bí. Động
lực của họ không phải là lòng tôn thờ Thiên Chúa,
tuân giữ luật ngài, hay ước muốn sống thánh
thiện, nhưng chỉ muốn gài bẫy Chúa Giêsu. Khi có một
vấn đề khó khăn liên hệ đến luật
pháp xảy ra, theo thói quen, tự nhiên
người ta tìm đến một vị thầy, một
vị ra-bi để nhờ giải quyết. Xem Chúa Giêsu như một ra-bi, các Kinh sư và
đạo sĩ Do Thái đã đem đến Ngài một
phụ nữ bị bắt quả tang đang phạm
tội ngoại tình.
Theo luật
pháp Do Thái, ngoại tình là một trọng tội. Các
ra-bi dạy: “Người Do Thái phải bị xử
tử khi phạm tội thờ hình tượng, sát nhân và
ngoại tình”. Ngoại tình là một trong ba
tội lớn nhất và phạm nhân phải chịu
chết, mặc dù cách xử tử có thể khác nhau.
Kinh Mishnah, bộ luật thành văn của người Do
Thái quy định một phụ nữ đã hứa hôn mà
phạm tội ngoại tình thì phải bị xử tử
bằng cách ném đá. Theo quan điểm
thuần tuý pháp lý thì các Kinh sư và đạo sĩ Do Thái
hoàn toàn đúng. Người phụ
nữ này đáng bị ném đá chết.
Các Kinh sư và đạo
sĩ này muốn Chúa Giêsu phải đối đầu
với một vấn đề nan giải: Nếu Chúa
Giêsu bảo người đàn bà này phải bị ném
đá cho chết sẽ có hai hậu quả: thứ nhất,
Ngài không còn được nổi tiếng là người
đầy yêu thương và nhân từ, sẽ chưa bao
giờ còn được gọi là người đầy
yêu thương và nhân từ, sẽ chưa bao giờ còn
được gọi là bạn thân thiết của
tội nhân. Thứ hai, nếu ra lệnh xử tử, Ngài
sẽ đi ngược với luật pháp La mã, vì
người Do Thái không có quyền kết tội tử hình
hay xử tử bất cứ một ai. Còn nếu Ngài
bảo tha cho người đàn bà ấy thì Ngài sẽ
bị tố cáo là dạy người ta phá bỏ luật
pháp Môsê, là chẳng những dung tha mà còn khuyến khích
người ta phạm tội ngoại tình. Đó
là cách mà các Kinh sư và đạo sĩ đã gài bẫy
Chúa Giêsu. Nhưng Chúa đã khiến
cuộc tấn công này đổ ngay lên đầu họ.
Trước hết Ngài cúi xuống lấy tay
viết trên đất. Tại sao Ngài làm
thế? Có thể có bốn lý do:
1. Ngài muốn trì hoãn trong
chốc lát để khỏi phải quyết định
vội vàng. Trong khoảnh khắc ngắn
ngủi ấy, Ngài có thể vừa suy nghĩ, vừa trình
vấn đề lên Thiên Chúa.
2. Có vài cổ bản Kinh
Thánh thêm câu: “Như thể Ngài không nghe họ nói gì”. Có thể Chúa Giêsu cố tình buộc phải
lập lại lời tố cáo, để trong khi nhắc
lại, họ nhận thức được sự tàn ác
của họ.
3. Trong quyển Ecce Homo,
Seeley có một gợi ý rất hay: “Chúa cảm thấy
xấu hổ vô cùng, Ngài không thể nào chịu
được cái nhìn của đám đông, của
những người buộc tội, và có lẽ ít hơn
hết, của người đàn bà đó. Trong
lúc bối rối và xấu hổ cực độ đó,
Ngài cúi xuống dường như giấu mặt đi và
bắt đầu viết trên đất. Rất có
thể những cái liếc mắt đầy dục
vọng của bọn Kinh sư và đạo sĩ Do Thái,
cái nhìn trừng trợn và tàn bạo của họ, sự
tò mò dâm đãng của đám đông, sự xấu hổ
của người đàn bà, tất cả đã kết
hợp lại giày vò tấm lòng vừa
đau đớn, vừa thương hại của Chúa
Giêsu, cho nên Ngài che giấu đôi mắt của Ngài”.
4. Nhưng điều
gợi ý thú vị hơn hết phát xuất từ một
số thủ bản sau này. Bản Tân Ước tiếng
A-mê-ri dịch như sau: “Chính Ngài cúi xuống, lấy ngón
tay viết trên mặt đất để tuyên bố
tội lỗi họ, và họ thấy nhiều trọng
tội của họ viết trên đất”. Ý ở đây là Chúa Giêsu đã viết trên mặt
đất các tội lỗi của chính những kẻ
đang tố cáo người phụ nữ ấy. Điều này có thể đúng, vì từ viết
“Katagraphain” được dùng ở đây có nghĩa là
viết (một bản cáo trạng) chống lại
một người nào. Có thể Chúa
Giêsu buộc những kẻ đang tố cáo người
khác phải đối diện với bản liệt kê các
tội lỗi của chính mình.
Dầu
vậy các thầy luật sĩ và đạo sĩ vẫn
một mực đòi hỏi Chúa Giêsu phải trả
lời, và họ đã được trả lời.
Ngài nói đại khái như sau: “Được rồi! Ném
đá đi! Nhưng phải để người nào vô
tội ném đá trước!”. Chữ vô tội chẳng những có một
nghĩa là không có tội, mà còn có nghĩa là không có một
ước muốn tội lỗi nào cả. Chúa Giêsu
nói rằng: “Phải, các ông có thể ném đá bà ta, nhưng
với một điều kiện là chính các ông phải
chưa bao giờ muốn làm như bà này đã làm”. Mọi người đều im lặng, và
những người tố cáo lần lần rút lui.
Chúa Giêsu còn
lại một mình với người đàn bà. Thánh
Âu tinh đã viết: “Bây giờ chỉ còn lại một
nỗi đau khổ tràn đầy và một tấm lòng
thương xót vĩ đại”. Chúa Giêsu nói với
người phụ nữ: không còn ai buộc tội
ngươi sao? Bà ta đáp: “thưa không”. Ngài phán: “Ta
cũng không định tội ngươi. Hãy
đi, làm lại cuộc đời và từ nay
đừng phạm tội nữa”.
Đoạn Kinh Thánh này cho
chúng ta biết hai điều và Kinh sư và đạo
sĩ Do Thái.
1. Quan niệm của
họ về thẩm quyền:
Các Kinh sư
và đạo sĩ Do Thái là những chuyên viên về
luật pháp thời đó. Các vấn
đề khó khăn đều được đưa
tới cho họ quyết định. Đối
với họ, thẩm quyền là để phê phán,
khống chế và kết tội. Họ
hoàn toàn không thể thấy rằng thẩm quyền phải
được xây dựng trên tình thương, thông cảm
và nhằm mục đích cải hoá kẻ phạm tội.
Họ quan niệm vai trò của họ là có quyền
đứng trên mọi người khác, như những giám
thị nghiêm khắc tìm ra từng lầm lỗi, từng
hành động trái pháp luật, và thẳng tay
giáng xuống những hình phạt không dung thứ. Họ chẳng bao giờ thấy họ có
nhiệm vụ cứu giúp tội nhân.
Ngày nay vẫn còn nhiều
người xem địa vị cầm quyền cho mình
quyền kết án và nhiệm vụ
trừng phạt. Họ nghĩ thẩm
quyền của họ đã cho phép họ làm những
người bảo vệ chân lý, được huấn
luyện để trừng trị tội nhân. Nhưng thẩm quyền chân chính phải
được xây dựng trên sự cảm thông. Khi
thấy một tử tù đi trên đường
đến nơi hành quyết George Whitefeld đã thốt ra
lời bất hủ này: “Nếu không nhờ ân
sủng của Chúa thì tôi cũng đi đến đó”.
Nhiệm
vụ đầu tiên của người cầm quyền
là cố tìm động lực thúc đẩy tội nhân
phạm tội, và hoàn cảnh đưa đẩy, lôi
cuốn vào tội lỗi. Không ai có
quyền phê phán kẻ khác, trừ phi đã cố gắng
tìm hiểu hoàn cảnh của kẻ bị phê phán. Nhiệm vụ thứ hai của người cầm
quyền là phải tìm cách cải hoá người làm sai.
Cầm quyền mà chỉ quan tâm tới
việc trừng phạt là sai lầm; cầm quyền mà
khiến kẻ làm sai tuyệt vọng hay ấm ức là
thất bại. Nhiệm vụ của người
cầm quyền không phải là để lưu đày hay
loại trừ kẻ phạm tội ra khỏi xã hội
lành mạnh, nhưng để khiến tội nhân trở
thành người tốt. Người cầm
quyền phải giống như lương y, chỉ có
một ước ao duy nhất là cứu giúp người
khác.
2. Biến cố này cho
thấy cách sống động thái độ thô bạo
của họ đối với dân chúng.
Họ không xem
người phụ nữ này là một con người,
nhưng như một đồ vật, một dụng
cụ nhờ đó họ có được lý cớ
để tố cáo Chúa Giêsu. Họ dùng bà
như một dụng cụ để thực hiện ý
đồ riêng của mình, bà chỉ như một con
chốt trong một ván cờ được dùng để
tìm cách diệt trừ Chúa Giêsu. Đối
với họ, bà không là gì cả, ngoại trừ là một
trường hợp ngoại tình trắng trợn và có
thể được dùng như một dụng cụ
để thoả mãn chủ đích của họ.
Họ sẵn sàng sử dụng bất cứ phương
tiện nào để đạt cho được mục
đích họ mong muốn. Ta thấy tâm tính của con
người thường biểu lộ bằng những phương tiện họ sử dụng
để đạt mục đích.
Biến
cố này cho chúng ta biết nhiều về Chúa Giêsu.
1. Nguyên tắc đầu
tiên Chúa là chỉ người vô tội mới
được quyền đoán xét lỗi lầm của
kẻ khác. Chúa đã phán: “Các ngươi đừng xét đoán
ai, để mình khỏi bị đoán xét” (Mt 7,1). Người đoán xét anh em mình chẳng
khác gì kẻ có cả một cây đà trong mắt mình
lại muốn tìm cách lấy cái rác nhỏ trong mắt
người khác (x.Mt 7,3-5). Một trong
những lỗi lầm thông thường nhất trong
đời sống là, chúng ta đòi hỏi kẻ khác
đạt những tiêu chuẩn mà chính mình không hề
cố gắng đạt tới; nhiều người
trong chúng ta kết án người khác
về những lỗi lầm mà chính mình đã mắc
phạm. Không thể dựa trên kiến
thức để đoán xét người khác, vì ai cũng
có tri thức. Phải dựa trên sự
thành đạt đạo đức để đoán xét,
nhưng không ai trong chúng ta là người toàn thiện
cả. Thực trạng của con người cho
thấy chỉ có một mình Thiên Chúa có quyền đoán xét,
lý do hết sức giản dị là, không một ai lành
đủ để đoán xét người khác.
2. Một nguyên tắc khác
không kém quan trọng đối với Chúa Giêsu là khi
đối diện với người lỗi lầm,
trước tiên phải có lòng thương cảm. Có
người bảo nhiệm vụ của một bác sĩ
là “Thỉnh thoảng chữa lành, thường
thường làm bớt đau đớn, và luôn luôn an ủi”. Khi một bệnh
nhân được đưa đến một bác sĩ,
thì một lương y chẳng bao giờ ghê tởm
bệnh nhân, cho dù người ấy đang mắc
phải chứng bệnh đáng ghê tởm. Thật ra, sự ghê tởm, nhờm gớm
thường khó tránh được, nhưng nó bị lòng
ước muốn trợ giúp, chữa trị lấn át.
Khi đối diện với người phạm lỗi,
trước tiên chúng ta không nên có cảm nghĩ:
“Đối với hạng người như vậy mình
không nên tiếp tục liên hệ” nhưng phải nói “mình có
thể làm gì để giúp người ấy? Mình có
thể làm gì để hoà giải những hậu quả
của lỗi lầm?”. Nói cách
đơn giản, ta phải dành cho người khác sự
thương cảm mà chúng ta vẫn mong chờ
người khác dành cho, khi chúng ta lỡ sa
vào cùng một hoàn cảnh ấy.
3. Điều quan
trọng chúng ta phải thấu triệt là cách Chúa Giêsu
đối xử với phụ nữ này. Từ việc này, chúng ta dễ rút ra bài học
hoàn toàn sai lầm là Chúa Giêsu tha thứ cách nhẹ nhàng,
dễ dàng như tội này chẳng có gì đáng quan tâm.
Điều Ngài nói: “Lúc này Ta cũng không định tội
ngươi, hãy đi và đừng phạm tội
nữa”. Trong một cách Chúa Giêsu đã không huỷ bỏ
việc xét đoán và nói: “Đừng lo, không sao đâu!”. Điều Ngài làm là hoãn lại lời
kết án, Ngài phán: “Bây giờ Ta chưa xét đoán
ngươi. Hãy đi và chứng minh rằng
ngươi có thể sống tốt lành hơn. Ngươi đã phạm tội, hãy đi và
đừng tái phạm. Ta sẽ luôn giúp đỡ
ngươi. Đến ngày tận thế Ta
sẽ xét lại xem ngươi đã sống như
thế nào.” Thái độ của Chúa Giêsu đến
với tội nhân bao giờ cũng bao gồm một
số điều sau đây:
a. Một dịp thuận tiện thứ hai.
Chúa ban cơ hội
để sửa chữa lỗi lầm, như thể
Người đến bảo người đàn bà ấy
rằng: “Ta biết ngươi lộn xộn lắm,
nhưng cuộc đời vẫn chưa chấm dứt. Bây giờ Ta cho ngươi thêm một cơ
hội để chuộc lấy mình”. Trong Chúa Giêsu,
có Tin Mừng về một dịp thứ hai, Ngài luôn tha
thiết quan tâm đến một người, không
những đã sống như thế nào, mà còn có thể
trở nên như thế nào. Ngài không hề
bảo những gì người ta đã làm là không quan
trọng. Vi phạm luật pháp và
làm người khác đau khổ luôn luôn là việc hệ
trọng. Nhưng Chúa Giêsu biết rõ mỗi
người đều có một tương lai cũng
như đã từng có một quá khứ.
b. Một sự thương cảm.
Điều khác nhau căn
bản giữa Chúa Giêsu và nhóm Do Thái là họ muốn
kết tội, còn Chúa Giêsu muốn tha thứ. Nếu đọc kỹ câu truyện chúng ta
sẽ thấy họ chỉ muốn ném đá người
đàn bà này cho chết, và họ cảm thấy rất
thích hợp được làm điều này. Họ cảm thấy vui sướng khi hành
quyền kết tội, còn Chúa Giêsu vui sướng khi hành
quyền tha thứ. Chúa Giêsu nhìn tội nhân với
sự cảm thương phát xuất từ tình yêu
thương, còn các Kinh sư và đạo sĩ Do Thái nhìn
tội nhân với thái độ ghê tởm, bắt
nguồn từ việc coi mình là thánh thiện.
c. Một niềm tin vào bản tính con người.
Nghĩ cho kỹ chúng ta
phải bàng hoàng khi nghe Chúa Giêsu nói với người
đàn bà xấu nết: “Hãy đi, đừng phạm
tội nữa”. Điều lạ lùng và phấn khởi là
Chúa Giêsu tin vào con người. Đối
diện với một người từng làm ác, Ngài không
bảo “ngươi thật là một kẻ xấu xa,
chẳng còn hy vọng gì nữa”. Ngài tin rằng
với sự trợ giúp của Ngài, tội nhân có thể
trở thành bậc thánh. Phương pháp của Chúa Giêsu
không phải là tống cho con người, ý thức, mà họ
đã có, rằng họ là tội nhân khốn nạn,
nhưng ban cho họ một niềm hứng khởi
để khám phá một điều mà trước đây
họ chưa hề trông thấy, đó là toàn năng
trở thành thánh nhân.
d. Một hàm ý cảnh cáo.
Tại
đây chúng ta đối diện với sự kiện
vĩnh cửu, đời đời. Ngày
hôm ấy Chúa Giêsu bắt người đàn bà phải
lựa chọn, hoặc trở về đường
lối cũ, hoặc cùng Ngài tiến trên con
đường mới. Đây là câu
truyện chưa kết thúc, vì mỗi đời sống
chưa kết thúc cho đến khi ra đứng hầu
toà trước mặt Thiên Chúa.