Đổi mới – Lm. Giuse Trần
Việt Hùng.
Con người được sinh ra hiện
hữu trong thời gian và không gian. Cuộc sống con
người được gắn kết với môi
trường xã hội, văn hóa, chính trị và tôn giáo riêng
biệt. Mỗi người mang một dòng
máu, một quốc tịch và định mệnh khác nhau.
Tiểu sử của mỗi người liên
kết với lịch sử của một bộ lạc,
một dân tộc và một quốc gia. Có một
mối tương quan liên đới số phận chung của con người cùng thời
đại. Vận nước kéo theo
vận người. Vì thế mỗi người có trách
nhiệm và bổn phận chung trong xã
hội, cũng như riêng tư trong đời sống cá
nhân gia đình. Trong chương trình cứu độ, dân
Do-thái trở thành dân tộc trung gian và máng chuyển ân lộc của Thiên Chúa. Một dân tộc
được tôi luyện đã trải qua nhiều gian nan thử thách. Thiên Chúa luôn hiện diện
đồng hành để khuyến khích và thức tỉnh:
Người phán như sau: "Các ngươi đừng
nhớ lại những chuyện ngày xưa, chớ quan tâm
về những việc thuở trước (Is 43, 18). Đây làmột lời khuyến khích yêu
thương đổi đời. Cho dù dân từ
bỏ Chúa chạy theo các thần dân
ngoại và quay lưng lại với tình yêu của Thiên
Chúa, Chúa vẫn giữ mối tình trung kiên.
Dân ngưỡng vọng về một
tương lai tươi sáng, Thiên Chúa sẽ thực
hiện những sự đổi mới và khơi
nguồn những phúc lộc chan hòa. Tiên tri Isaia đã loan
báo cho dân những dự phóng tương lai đầy hy
vọng: Này Ta sắp làm một việc mới, việc
đó manh nha rồi, các ngươi không nhận thấy hay
sao? Phải, Ta sẽ mở một con đường giữa
sa mạc, khơi những dòng sông
tại vùng đất khô cằn (Is 43, 19). Hy
vọng chính là nguồn sống. Hy vọng ngày mai
tươi sáng hơn, thành công hơn và sinh hoa kết
qủa nhiều hơn. Mỗi ngày sống là
mỗi cơ hội tốt để hoàn thành những
ước mơ. Mong chờ Đấng
Cứu Độ đến giải thoát khỏi vòng u mê
tội lỗi và sự chết là mơ ước
tuyệt đỉnh của dân người. Trong cuộc sống, chúng ta thường có
những hy vọng nho nhỏ nối kết từng ngày
giúp chúng ta sống vui. Sống là một
cuộc lữ hành hoàn thành các ước mơ. Kết thúc dự tính này lại hy vọng
ước tính khác. Đời chỉ
đẹp khi còn dang dở.
Chính sự dở dang tạo nên
uẩn khúc cuộc đời. Bài Phúc âm hôm nay kể
truyện người phụ nữ không may bị
người ta bắt gặp đang khi có những liên
hệ tình dục bất chính. Một hành
động trái đạo lý luân lý, không đúng lúc và không
đúng nơi. Chị ta bị phát
hiện khi sự kiện còn dang dở. Chị
ta không thể chối cãi và chỉ biết cúi mặt
xấu hổ. Một phút giây lầm
lỡ đã hủy phá danh dự cả một đời.
Chị biết lỗi mình. Đứng đó, không có nơi nương
tựa để giấu mặt hay trốn lánh. Sự thể đã rồi, biết làm sao bây
giờ. Chúng ta cũng biết chị ta
đâu phạm tội gì đến danh dự của các
luật sĩ, biệt phái hay ai khác. Họ tố cáo
chị với Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, người
đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. Trong sách Luật, ông Mô-sê truyền cho chúng tôi
phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy,
Thầy nghĩ sao?(Ga 8, 4-5). Họ hiểu biết Luật của Môisen,
nhưng vẫn muốn thử sự xét đoán của Chúa
Giêsu. Đá đã cầm sẵn trong tay
và chỉ chờ lời phán quyết kết tội của
Chúa là họ ném đá người phụ nữ cho chết.
Họ giữ luật vị luật và
thiếu lòng nhân ái. Chúa đã cứu chị ta với
một câu hỏi tuyệt vời: "Ai trong các ông
sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném
trước đi."(Ga 8, 7). Ai là người vô tội. Bằng
một lời, Chúa Giêsu dẫn mọi người trở
về với lòng mình.
Những người tố cáo
chị vẫn còn chút lương tâm nhậy cảm. Họ nhận ra ý nghĩa lời chỉ dậy
của Chúa Giêsu ngay. Tâm phục khẩu
phục. Qua vài câu đối thoại với Chúa Giêsu,
mọi người đã thức tỉnh và những
cục đá thù ghét rơi xuống khỏi lòng bàn tay. Họ đã bỏ đi
từ kẻ già đến người trẻ. Có lẽ tâm hồn của họ cũng cảm
thấy vơi bớt nỗi hờn ghen. Cuối cùng,
Chúa Giêsu đầy lòng thương xót đã lên tiếng:
"Tôi cũng vậy, tôi không lên án
chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay
đừng phạm tội nữa! "(Ga 8,
11). Một lời nhắn nhủ
rất nhẹ nhàng và thuyết phục. Về
đi. Như vậy Chúa đã tha thứ
rồi. Chúa có uy quyền trên cả
Luật Môisen. Chúa đã cất nỗi
tủi hổ và nhục nhã cho người phụ nữ
phạm tội. Chúa đã cứu
sống người phụ nữ cả thân xác lẫn linh
hồn.
Khi cầm đất hay đá ném
người khác thì tay chúng ta đã dơ
và lòng đã bẩn. Tâm chúng ta đã thuận theo
để kết án người khác. Có
biết bao lần chúng ta đã xét đoán và kết tội
người khác, trong khi chúng ta chỉ nghe có một
chiều và biết một phần rất nhỏ của
câu truyện. Vấn đề này
xảy ra thường ngày như cơm bữa. Chúng ta nghe truyện xấu và rồi thêm mắm
thêm muối cho câu truyện thêm đậm đà ý vị.
Truyện xấu giật gân lây lan nhanh
chóng như một thứ vi khuẩn xâm nhập. Cục
đá kết án đã nằm sẵn trong tay
chỉ chờ cơ hội là ném. Ném mạnh,
ném nhanh và ném cho chết, thế là hả dạ. Chúng
ta chẳng muốn tìm hiểu nguyên nhân, lý do hay hoàn cảnh
xung quanh ảnh hưởng thế nào. Chúng ta
biết rằng ai cũng có nhiều tâm tư nỗi
khổ cần được thông cảm và giãi bầy chia
sẻ. Hãy học lời khuyên của
Chúa Giêsu trong mọi hoàn cảnh, ai trong anh chị em
sạch tội, thì ném đá trước đi.
Chúng ta không nên nghi ngờ và
đổ lỗi vội vàng. Có khi sẽ bị bé cái
lầm. Truyện kể: Có người mất cái búa,
ngờ cho đứa con nhà láng giềng lấy trộm. Anh
ta trông dáng nó đi, rõ ra đứa ăn
trộm búa. Nhìn vẻ mặt nó, rõ ra đứa ăn cắp búa. Mọi cử
động của nó, tỏ rõ là tên đạo tặc.
Ông bị yên trí. Sau khi ông tìm thấy búa,
thì từ đó lại thấy thằng bé hiền lành, không
có vẻ chi là ăn cắp, ăn
trộm nữa. Ở đời không nên
vội nghi ngờ, kẻo gây chia rẽ hay làm mất thanh danh
người khác. Càng nghi kỵ thì càng
nhen nhúm sự dữ trong lòng. Sự
đời dối trá dễ lôi kéo chúng ta vào cuộc. Giống như câu truyện của chị phụ
nữ, có thể chúng ta không dám ném đá người khác
trước đâu. Một mình tôi thì chẳng dám ném,
nhưng có vài người vào hùa, tôi sẽ hùa theo.
Và cuối cùng chúng ta lại đổ lỗi
cho người khác, tôi thấy người ta nói và làm
như vậy. Kiểu ném đá giấu tay.
Người ta là ai chứ! Dùng chữ
‘người ta’ làm hỏa mù để dấu tội mình
và trốn tránh trách nhiệm. Như thế, truyện
của người khác mà lại làm cho chúng ta trở nên
dơ tay, bẩn lưỡi và xấu
lòng. Thật là không đáng!
Thánh Phaolô đã có Chúa Kitô làm gia
nghiệp. Ngài có thể hy sinh và từ
bỏ tất cả vì danh Chúa. Mối
lợi của ngài là chính Chúa Kitô. Đôi khi chỉ vì
cái tôi kiêu ngạo và vì tự ái, nhiều người
lấy danh nghĩa Chúa Kitô để kết án
và loại trừ lẫn nhau. Lịch sử
Giáo Hội đã minh chứng qua sự ly khai của các giáo
phái và các nhóm trong lòng giáo hội. Niềm tin của
chúng ta là chỉ có một Chúa, một phép rửa và niềm
hy vọng. Thánh Phaolô đã xác tín: Hơn nữa, tôi coi
tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với
mối lợi tuyệt vời là được biết
Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi. Vì Người, tôi
đành mất hết và tôi coi tất cả như rác,
để được Đức Kitô(Phil
3, 8). Dù sống đạo hay hành đạo cách nào, nếu
chúng ta chưa kết hợp được với Chúa
Kitô, chúng ta vẫn còn lang thang chưa có
đích điểm.
Sau khi gặp gỡ Chúa Kitô
phục sinh, Phaolô đã trở thành một con người
hoàn toàn mới. Một sự đổi mới
đức tin kỳ diệu: Thưa anh em, tôi không nghĩ
mình đã chiếm được rồi. Tôi chỉ chú ý
đến một điều, là quên đi chặng
đường đã qua, để lao
mình về phía trước (Phil 8, 13). Saulôthay đổi
từ một người hăng say bắt bớ và giam tù
các Kitô hữu, đã trở thành tông đồ Phaolô rao
giảng tin mừng nhiệt tình cho Nước Chúa. Ngài
đã cam chịu cực khổ trăm bề để làm
cho danh Chúa Kitô cả sáng. Mùa Chay là cơ
hội cho mỗi người chúng ta thay đổi cách
sống. Học hỏi, lắng nghe
lời Chúa và đem ra thực hành. Gắn
bó kết hợp với Chúa qua các Bí tích và việc cử
hành phụng vụ. Chúa Kitô là trung tâm
của tất cả các sinh hoạt sống đạo.
Lạy Chúa, chúng
con đang còn lữ hành dưới trần thế
để hướng về quê thật. Xin cho chúng con
biết chuẩn bị những hành trang cao quí xứng
hợp với cõi thiêng. Niềm hy vọng chính là ánh sao soi
đường dẫn chúng con đạt tới sự
sống bên Chúa đời đời. Amen.
|