THIÊN CHÚA
ĐỐI VỚI NGƯỜI HỐI CẢI McCarthy
Gandhi kể lại lúc lên 15 tuổi, ông đã lấy
cắp vài đồng tiền vàng từ người anh
của ông. Tuy nhiên, ông cảm thấy hành động đó
thật xấu xa, đến nỗi ông quyết
định tự thú với cha của ông. Ông viết
tội của mình lên một tờ giấy, cầu xin
được tha thứ và chịu bị phạt, và
hứa sẽ không bao giờ tái phạm nữa.
Lúc cha ông còn nằm liệt giường, Gandhi
đưa tận tay cho ông cụ tờ giấy đó,
rồi ngồi ở bên cạnh giường chờ
đợi bị xét xử. Cha ông nằm ở trên
giường, và bắt đầu đọc tờ thú
tội. Trong khi đọc, những giọt nước
mắt cứ chảy xuống chan hoà từ đôi mắt
ông. Gandhi cũng khóc. Thay vì tức giận và trừng
phạt ông, người cha đã ôm lấy đứa con
trai đã biết hối cải.
Cảm nghiệm rằng
mình vẫn được yêu thương trong khi đang có
tội đã có tác dụng sâu xa đối
với Gandhi. Sau này, ông nói: “Chỉ người nào đã
trải qua kinh nghiệm về tình yêu này, mới có thể
nhận biết được tình yêu là gì”.
Đây là loại tình yêu mà
người con thứ đã cảm nhận
được, khi anh trở về nhà. Không có gì thắc
mắc về việc anh ta đã cư xử tồi
tệ. Tuy nhiên, khi anh quay trở về, thì điều gì
đã xảy ra? Cha anh không chỉ chấp nhận cho anh
trở về, mà còn đón tiếp anh nữa. Và đó không
phải là sự đón tiếp hằn học hoặc
nửa vời, mà là sự đón tiếp nồng ấm,
với tất cả tâm tình, và đầy sự rộng
lượng.
Trong sự tiếp đón
mà người con thứ đã nhận được,
Đức Giêsu cho chúng ta thấy thái độ của Thiên
Chúa đối với các tội nhân. Nếu chúng ta là
tội nhân –và ai trong chúng ta không phải là tội nhân?- thì
Thiên Chúa vẫn yêu thương chúng ta, không phải là ít
đi, mà càng yêu thương nhiều hơn nữa.
Điều này không làm cho chúng ta sống tốt đẹp
hơn, để được yêu thương vì mình là
người hoàn hảo. Chúng ta cần được
đón nhận và yêu thương thực sự, ngay khi chúng
ta còn là tội nhân.
Thái độ của
người anh cả đối với người em trai
phản ánh lại thái độ của người Pharisêu
đối với các tội nhân. Mặc dù là những
người rất đạo đức, nhưng họ
vẫn cho rằng người tội lỗi xứng
đáng bị kết án hơn là cứu độ. Nhưng
lòng đạo đức có công dụng gì, nếu nó không
làm cho người ta trở nên thương cảm hơn
đối với những kẻ bị sa ngã? Nếu chúng
ta tự nhận thấy mình thông cảm với người
anh cả, thì điều này càng chứng tỏ rằng tính
cách người Pharisêu đang ở trong chúng ta.
Theo phạm vi rộng
lớn hơn hoặc hạn hẹp hơn tất cả
chúng ta chưa đáng xách giầy cho người con
thứ. Bởi ai trong chúng ta có thể nói rằng mình luôn
luôn trung thành? Phải chăng tất cả chúng ta
đều đã từng lãng phí và sử dụng ân sủng
của Thiên Chúa? Ai trong chúng ta thích được Thiên Chúa
đối xử theo lẽ công bằng nghiêm khắc?
Phải chăng tất cả chúng ta đều cần
đến lòng thương xót hơn là lẽ công bằng?
Chính ở trong và thông qua
tội lỗi của mình, mà chúng ta cảm nhận
được lòng từ ái và tình thương xót của
Đức Kitô. Nếu không bao giờ phạm tội, thì
chúng ta sẽ không bao giờ nhận biết
được ơn tha thứ của Người. Đây
không phải là lời biện hộ cho tội lỗi.
Nhưng thật là điều tốt đẹp, khi chúng ta
nhận biết được cách Thiên Chúa đón nhận
các tội nhân. Các thánh là chứng nhân cho ân sủng và sự
trung tín của Thiên Chúa. Các tội nhân là chứng nhân cho tình
yêu thương và lòng thương xót của Người.
“Khi một người
cha cứ than thở rằng con trai của ông đã đi
theo con đường xấu xa, thì ông nên làm gì? Hãy yêu
thương anh ta nhiều hơn nữa” (Baal Shem Tov)
|