Người con trai đi hoang
Dụ ngôn “Người
con trai đi hoang” này thật quý báu, chỉ được
một mình Luca ghi lại, vì nó đặc biệt phù
hợp với mục đích và tinh thần của sách Tin
Mừng này. Không phải là không có lý do khi người ta
gọi truyện này là truyện ngắn vĩ đại
nhất thế giới, vì trong đó thể hiện
tất cả những gì như văn chương hoa
mỹ, nhân tính sâu đậm, cảm tình rộng lớn,
bức tranh toàn bích về ân điển và tình yêu của
Thiên Chúa.
Theo luật của
người Do Thái, người cho không được
tự do phân chia tài sản mình tuỳ ý thích, đứa con
cả đương nhiên được hai phần ba,
đứa con thứ một phần ba (Đnl 21,1). Không phải là việc
lạ khi một ông cha phân chia gia tài ngay khi còn sống
nếu ông ta muốn được nghỉ ngơi
khỏi hoạt động kinh doanh. Nhưng có
một sự vô tâm tráo trở nơi đứa con thứ
khi nó đề xuất việc chia gia tài này. Thực
ra nói đã nói “cha hãy cho tôi ngay bây giờ phần gia tài mà
trước sau gì tôi cũng được lãnh khi cha
chết, và hãy để tôi ra khỏi nơi này”. Người cha không tranh luận gì, ông hiểu
rằng nếu con ông cần được một bài
học thì nó phải có một bài học đắt giá, và
ông đã cho nó như ý nó xin. Tức khắc
đứa con lấy phần riêng của nó và bỏ nhà ra
đi…
Hắn nhanh chóng tiêu xài
hết tiền và kết thúc bằng việc chăn heo,
một công việc cấm kỵ đối với
người Do Thái vì luật pháp nói: “Đáng nguyền
rủa kẻ nào chăn heo”. Và Chúa Giêsu cho nhân loại
tội lỗi một lời khen lớn nhất chưa
từng có: “Khi nó trở về với chính mình (tỉnh
ngộ). Chúa Giêsu tin là bao lâu con người còn xa cách và
chống nghịch Thiên Chúa, thì con người không thực
sự là con người. Con người chỉ thực
sự là chính mình khi con người đang đi con
đường về nhà. Có một điều kỳ
diệu nơi Chúa Giêsu là Ngài không tin rằng con người
hư hỏng hoàn toàn. Ngài không bao giờ tin rằng ai
đó có thể tôn vinh Thiên Chúa bằng cách phỉ báng con
người. Ngài tin rằng con người không bao giờ
được thực sự là mình cho đến khi nào con
người trở về nhà với Thiên Chúa. Cho nên
đứa con đã nhất định trở về nhà và
xin cha nhận lại mình không phải để làm con,
nhưng làm một tên nô lệ mạt hạng trong nhà,
một tên đầy tớ ở thuê, một tên lao
động công nhật trong nhà cha. Theo một
nghĩa thì người nô lệ là một phần tử
của gia đình, nhưng tên đầy tớ
ở thuê thì có thể bị đuổi sau khi chủ báo
trước một ngày vì nó không thuộc về gia đình
chút nào. Vậy khi đứa con đã về nhà, cha
chàng không để chàng kịp mở miệng xin làm
đầy tớ. Ông đã lên
tiếng trước. Chiếc áo dài tượng
trưng cho việc được tôn trọng, chiếc
nhẫn tượng trưng cho quyền bính, vì nếu ai
cho kẻ khác chiếc nhẫn ấn tín của mình thì
cũng như uỷ quyền cho người đó thay
thế mình; đôi giày là dấu hiệu làm con khác với nô
lệ vì con cái trong gia đình mới mang giày, còn nô lệ
thì không. Và một yến tiệc được bày ra
để mọi người ăn
mừng đứa con đi hoang trở về nhà.
Chúng ta dừng lại
đây để thử nhìn xem chân lý trong dụ ngôn này:
1. Một hình ảnh
đầy đủ về tính chất và hậu quả
của tội lỗi: Tội lỗi thường do
sự lựa chọn tự ý và do lòng muốn hưởng
lạc của con người. Kết quả là tội nhân
thấy ảo ảnh của nó: nỗi khổ, ách nô
lệ, niềm thất vọng; về phương
diện hậu quả ta không thể thêm gì vào cái cảnh
người con trai ở xứ xa, sau khi tiêu xài nhẵn túi,
nạn đói kém đến, chàng ta bán thân đi giữ heo,
phải ăn cả những món khó nuốt dùng cho heo ăn
mà cũng chẳng được no.
2. Nhưng dụ ngôn này
phải gọi là dụ ngôn Người Cha Nhân Lành mới
đúng, vì nó cho ta biết vê tình yêu của
người cha hơn là về tội của người
con.
Người cha hẳn
đã mỏi mắt trông chờ đứa con trở
về nhà, vì ông trông thấy con từ đàng xa. Khi con
gặp cha thì cha liền tha thứ cho con và không một lời
trách móc. Có nhiều cách tha thứ, có sự tha thứ
được ban cho như một ân huệ, và tệ
hơn nữa là khi một kẻ nào đó được
tha thứ nhưng bao giờ cũng kèm theo một dấu
hiệu, một lời nói, một ngăm đe rằng
tội kẻ ấy vẫn còn giữ đó. Một
lần kia, Lincoln được hỏi ông sẽ
đối xứ thế nào với quân phiến loạn
miền Nam, khi họ thua trận và trở lại liên
hiệp với Hoa Kỳ. Người hỏi câu ấy
nghĩ rằng ông sẽ báo thù họ ghê gớm, nhưng
Lincoln trả lời: “Tôi sẽ đối xử với
họ như chưa bao giờ họ ly khai với chúng ta”.
“Khi
được yêu bằng thứ tình yêu này, thì kẻ là
đối tượng của lòng nhân từ sẽ không
cảm thấy bị hạ nhục, nhưng như
thể được tìm thấy lại và “thêm giá trị”.
Trước hết người cha tỏ bày cho đứa
con niềm vui của ông vì nó đã được “tìm
thấy lại” và “sống lại”. Niềm vui này cho
thấy rằng một sự thiện vẫn
được giữ gìn nguyên vẹn: một đứa
con, dù đi hoang, vẫn thực sự là con của cha nó. Hơn nữa niềm vui này là dấu chỉ
của một sự thiện đã tìm thấy lại,
trong trường hợp của đứa con hoang đàng,
đây là việc trở lại với sự thật
của chính nó”. (ĐTC Gioan Phaolô II, DM6).
Nhưng câu
truyện đến đây vẫn chưa chấm dứt.
Người anh cả bước về và anh
thực sự buồn rầu vì em của anh đã trở
về. Người anh cả đại
diện cho các đạo sĩ Do Thái tự kiêu, tự mãn,
họ thà xem thấy tội nhân bị tiêu diệt hơn là
được cứu. Có mấy
điều nổi bật nơi
người anh cả.
Œ Tất cả thái
độ của anh chứng tỏ rằng bao nhiêu năm
anh vâng lời cha chẳng qua chỉ là bổn phận
buồn rầu, chứ không phải là công việc của tình
yêu.
Thái độ của anh
là thái độ thiếu hẳn sự cảm thông. Anh nói về người em nhưng không dùng
tiếng “em tôi” mà dùng chữ “thằng con của cha”.
Chàng là thứ người tự tôn, sẵn sàng đạp
kẻ nào đã ngã xuống rãnh bùn hôi thối càng ngã sâu
hơn nữa.
Ž Tâm địa của chàng rất
dơ bẩn. Câu truyện không nói tới gái
điếm cho đến khi chính miệng chàng nói ra. Hẳn chàng đã nghi ngờ, tố cáo em chàng
về thứ tội chính chàng rất muốn làm. Dụ ngôn này trình bày khuôn mặt người anh
cả từ chối dự tiệc. Anh
ta trách em và những lầm lạc của nó, và trách cha mình
về việc đón tiếp mà ông dành cho nó. Đây là một dấu chỉ cho thấy anh ta
không hiểu lòng tốt của cha. Bao lâu người
anh này còn quá tự tín vào bản thân và những công trạng
của mình, ganh ghét và khinh bỉ, đầy chua xót và
giận dữ, không hoán cải và giao hoà với cha và với
em mình, thì bữa tiệc chưa thể hoàn toàn là bữa
tiệc liên hoan mừng cuộc gặp gỡ và tái ngộ.
Sự mô tả chính xác tâm
trạng của đứa con hoang đàng giúp ta hiểu
một cách đúng đắn thế nào là lòng nhân từ
của Thiên Chúa. Không thể nghi ngờ được
rằng, trong hình ảnh đơn sơ và sâu sắc này,
gương mặt của người cha gia đình
mạc khải cho chúng ta Thiên Chúa như là Cha. Lối ứng xử của người cha trong
dụ ngôn, cách hành động của ông biểu lộ thái
độ nội tâm ông. Người cha
của đứa con đi hoang luôn trung thành với phụ
tính của ông, trung thành với tình yêu lai láng mà ông vẫn có
đối với con ông. Sự trung thành
của người cha đối với chính bản thân
mình được diễn tả
đặc biệt, khi nhìn thấy đứa con trở
về ông chạy ra ôm cổ hôn lấy hôn để.
Tuy nhiên lý do của niềm xúc động này phải
được tiến triển sâu xa hơn nữa:
người cha ý thức rằng sự thiện cảm lo
âu đã được cứu, đó là tính người
của con ông. Mặc dù nó đã phung phí tài
sản, nhưng tính người của nó vẫn còn nguyên
vẹn. Hơn nữa, nó như được tìm
thấy lại: “Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỉ
vì em con đây đã chết nay sống lại đã
mất mà nay lại tìm thấy” (DM 6)
Ở đây một
lần nữa, chúng ta lại gặp một chân lý kỳ
diệu là ăn năn, xưng tội
với Thiên Chúa dễ hơn xưng tội với loài
người. Thiên Chúa đoán xét nhân từ hơn những
người ngoan đạo, tình yêu của Thiên Chúa rộng
lớn hơn tình yêu của loài người, Chúa có thể
tha thứ khi loài người không muốn tha thứ. Đứng trước một tình yêu như
vậy, chúng ta không thể không trân trọng kinh ngạc,
ngợi khen và yêu mến Ngài hơn.
|