Đôi mắt cha
(Trích trong ‘Sợi Chỉ
Đỏ’)
Một cô bé đang ngồi trên gối mẹ,
chợt lên tiếng hỏi mẹ: Mẹ ơi, con có thể nhìn thấy lòng mẹ không?
Bà mẹ đáp: Mẹ không biết, nhưng con có
thể nhìn vào mắt mẹ xem có thấy gì trong đó?
Cô bé nhướng mắt nhìn chăm chú vào đôi
mắt người mẹ, rồi sung sướng kêu lên: Mẹ
ơi! Con nhìn thấy lòng mẹ rồi, ở đó có
một cô bé tí xíu là chính con đó mẹ ạ?
Trong đôi
mắt của cha mẹ, con cái là tất cả. Trong
đôi mắt Thiên Chúa chỉ có con người, nhất là
những con người tội lỗi đáng
thương. Vua Đavít đã cầu nguyện cùng Chúa: “Xin
giữ gìn con như thể con ngươi, dưới bóng
Ngài, xin thương che chở”. Vâng, tấm
lòng yêu thương khôn tả của Thiên Chúa đã
được Chúa Giêsu bày tỏ trong dụ ngôn
“Người cha nhân hậu”. Một người cha
rất đỗi hiền từ, luôn tôn trọng tự do
của con cái, sẵn sàng trao phần gia tài
cho người con thứ. Sau khi anh ta đã
“Sống phóng đãng, phung phí hết tài sản” trở
về, người cha ấy cũng không trách mắng nghiêm
phạt, từ con. Trái lại, khi
thấy bóng dáng cậu từ xa, ông đã vội vã chạy
đến ôm chầm lấy cậu hôn hít vui mừng đến
chảy nước mắt.
Lòng nhân hậu, yêu
thương, tha thứ đã khiến ông quên hết
lỗi lầm của đứa con hoang đàng, mà chỉ
còn thấy trước mặt ông, trong vòng tay âu yếm, là đứa
con ông hằng mòn mỏi đợi trông. Đứa con mà
ông tưởng đã mất vĩnh viễn nay lại tìm
thấy được. Ông vui sướng mở tiệc
liên hoan, đàn ca múa hát, ăn mừng người con
trở về. Một cuộc đón tiếp
quá sức nồng hậu, ngoài sức tưởng
tượng của đứa con.
Người anh đi làm
về, chẳng những đã không vui mừng mà con nổi
giận, trách móc cha già, khiến ông lại phải nhẫn
nhục ra tận cổng phân trần, năn nỉ,
mời cậu vào nhà chung vui với ông và gặp lại
đứa em “đã chết nay sống lại, đã
mất nay lại tìm thấy”. Ông khẳng định
với cậu rằng: “Tất cả
những gì của cha đều là của con”.
Đó là câu
chuyện có thật về một Thiên Chúa yêu thương,
quảng đại, và hay tha thứ. Một
Thiên Chúa thích dùng hình phạt nhưng luôn tỏ lòng khoan dung.
Một Thiên Chúa giàu lòng thương xót. “Muôn ngàn đời Chúa vẫn còn tình
thương”. Chỉ tiếc một
điều là người anh cả đã không chịu vào
nhà. Anh không chịu vào vì anh không thể
tha thứ cho người em lầm lỡ. Anh không chịu vào vì anh sợ quyền lợi
của anh bị xâm phạm. Anh không chịu vào vì anh
không hiểu được tấm lòng quá nhân hậu bao
dung của người cha. Hoá ra, bấy lâu
nay anh sống trong nhà cha mà như ở bên ngoài: Anh không trái
lệnh cha chỉ để tròn bổn phận chứ
không phải vì yêu mến cha. Anh không hề
gọi người em mình là “em tôi” mà là “đứa con
của cha kia”. Anh không
cảm thông với người em lầm lỡ, cũng
không chia sẻ nỗi khổ của người cha
mất con.
Anh chỉ
nghĩ về mình, quyền lợi của mình, hạnh phúc
của mình. Anh là người đại
tiện cho nhóm Pharisêu và các kinh sư, luôn tự hào về
đời sống đạo đức của mình, và
muốn cho những kẻ tội lỗi phải chết
hơn là được cứu chữa. Vậy
cả hai người con đều phải quay trở
về với cha, cả hai đều phải bước
vào nhà cha, cả hai đều phải rũ bỏ nếp
sống cũ, nếp nghĩ xưa để về
ẩn mình trong trái tim cha: Nhân hậu, bao dung, tha thứ và
tràn đầy yêu thương.
-
Trở về với cha
là giang tay ôm lấy người em
lầm lỡ.
-
Trở về với cha
cũng là về với anh em, con cùng một
cha.
-
Trở về với cha
để thấy mình là tất cả, trong đôi mắt
cha.
|