Thay đổi bộ
mặt thế giới – Radio Veritas Asia
(Trích
trong ‘Suy niệm Lời Chúa’)
Đời sống con người là
một cuộc chiến đấu liên lỉ không
ngừng. Không tìm đâu ra nơi nào mà không
khỏi chiến đấu.
Một phần lớn dân Chúa đã
phải bị chết trong sa mạc và
không được vào đất Chúa hứa vì không
chiến đấu. Qua tấm gương đó, thánh Phaolô
nhắc nhở tín hữu thành Côrintô: bao nhiêu hồng ân của Thiên Chúa đừng đổ vào
vết xe cũ, đừng tụ phụ mà quên chiến
đấu. Vì ai tưởng mình đứng
vững hãy coi chừng kẻo ngã. Sứ điệp
của thánh Phaolô trong đoạn thánh thư
trên đây thật rõ ràng. Các tín hữu Kitô cần phải
thận trọng và đừng coi việc lãnh nhận phép
Rửa tội và những việc đạo đức
như một bảo hiểm chắc chắn sẽ
được cứu rỗi, để rồi trở nên
bất cẩn và quên chiến đấu với những
yếu đuối, những cám dỗ của ma quỉ và
những đam mê dục vọng của mình. trong bối
cảnh của Mùa Chay, đoạn thư thánh Phaolô gởi
tín hữu Côrintô cũng là một lời mời gọi các
tín hữu Kitô tiến lên mừng lễ Phục sinh trong
tinh thần khiêm tốn, với ý thức mình là
người tội lỗi và luôn tỉnh thức
để chiến đấu, bỏ con người cũ
để mặc lấy con người mới của Chúa
Kitô Phục sinh.
Với Chúa nhật hôm nay, chúng ta đã
tiến vào tuần III của Mùa Chay, chúng ta đã làm gì
để đáp lại lời Giáo Hội kêu mời: Hãy ăn năn thống hối và tin vào Tin Mừng.
Là những người tự xưng là
tín hữu Kitô, là những người tin, những
người sống niềm tin của mình vào Đức
Giêsu Kitô, nhưng thành thật với lòng, chúng ta phải thú
nhận đức tin của chúng ta vẫn còn yếu kém,
cuộc sống đức tin của chúng ta chưa nở
hoa kết quả bằng những việc cụ thể
để nối dài đời sống của Đức
Giêsu như Ngài chờ đợi, như hình ảnh cây
vả trong vườn nho được đề cập
đến trong bài Phúc Âm hôm nay. Vì thế một trong
những phương pháp để củng cố
đức tin, một đức tin có việc làm đi kèm
là nhìn ngắm và dõi theo mẫu
gương của những kẻ có đức tin vững
mạnh.
Bài đọc thứ nhất chúng ta
vừa nghe đọc nhắc lại mẫu gương
đức tin của ông Môisê. Khởi đầu cuộc
hành ttrình đức tin của ngài có thể gom lược
vào những diễn tiến sau đây: Trong lúc chăn dê trên
núi, Môisê thấy dấu lạ, ngài đi để nhìn xem
việc gì xảy ra, và đang lúc đi xem, ngài nghe tiếng
Thiên Chúa gọi dẫn dắt dân tộc Do Thái qua khỏi
cảnh nô lệ lầm than bên Ai Cập. Thấy bụi
gai bốc lửa cháy mà không bị thiêu hủy, đi
đến gần để nhìn cho rõ và nghe tiếng Chúa
gọi. Đó là ba bước tiến xem ra đơn sơ nhưng diễn tả những giai
đoạn xác thực của lịch sử ơn gọi
của nhiều người có đức tin vững
mạnh.
Những người như ông Môisê
trước đó có tổ phụ Abraham và gần đây có
những nhân vật lừng danh như mục sư Martin,
như Đức Gioan XXIII, hay Mẹ Têrêxa Calcutta. Mỗi
người trong họ đều khám phá giữa môi
trường họ đang sống, có một cái gì đó
lẽ ra không nên xảy ra: một dấu lạ, một câu
hỏi khó giải quyết, một vấn đề nóng
bỏng.
Abraham
gặp vấn đề không có đồng cỏ cho
đàn gia súc ngày một sanh sôi, và ngược lại không
có con để nối dòng.
Môisê
chạm trán với vấn đề bất công, bóc lột
và đàn áp mà dân Do Thái phải gánh chịu trong cảnh
sống ăn nhờ ở trên
đất Ai Cập.
Đối
với mục sư Martin, bụi gai cháy với một
giọt nước cuối cùng đã nhỏ giọt trên
cái ly đầy nước, làm phát động phong trào
đấu tranh cho sự bình đẳng của
người da đen trong xã hội Mỹ, là cảnh
một phụ nữ da đen bị bắt giam khi trên
một chuyến xe bus vì tự trọng, bà đã không
đứng dậy để nhường chỗ cho
một hành khách da trắng.
Còn
Đức Gioan XXIII thấy Giáo Hội này có bổn
phận dẫn dắt, cần phải được canh
tân, một đàng để trở về nguồn Phúc Âm
và đàng khác để đáp ứng với những
vấn đề và những hoàn cảnh của cuộc
sống tiên tiến của những thập niên của
thế kỷ XX.
Trong khi
đó thì Mẹ Têrêxa Calcutta khi đã thấy, Mẹ cảm
nghiệm được tiếng gọi Mẹ phải làm
một cái gì đó cho những người nghèo đói,
bệnh tật kiệt sức đến đổi
chỉ còn biết nằm chờ chết ở các vỉa
hè của thành phố Calcutta, những người mà Mẹ
Têrêxa thông cảm sâu xa, vì trong suốt cuộc đời
họ chưa bao giờ kinh nghiệm được
một nụ cười yêu thương, hay một tia hy
vọng.
Tất cả những nhân vật
kể trên và nhiều người khác nữa không chạy
trốn khỏi những kẻ thương tâm, những
vấn đề nóng bỏng. Ngược lại họ đã nhìn
thẳng vào những vấn đề ấy, cố
gắng tìm những biện pháp để giải
quyết.
Như ông Môisê họ đã tự nói
với mình: "Ta hãy lại xem cảnh tượng kỳ
lạ này" Để rồi sau đó, họ càng xác tín
là những hoàn cảnh thương tâm ấy cần
phải thay đổi tận gốc rễ. Trong
những tiếng kêu gào đòi phải có những biện
pháp để thay đổi, họ nghe được
tiếng nói của Thiên Chúa. Họ
cảm nghiệm được mệnh lệnh không
thể cưỡng lại được, một mệnh
lệnh không cho phép họ chạy trốn trách nhiệm.
họ cảm thấy như một con
đường đã được vạch ra giữa
những hoàn cảnh khó khăn, kêu gọi họ phải
theo đó mà hành động. Abraham đã
bỏ quê cha đất tổ để lên
đường đi tìm một quê hương Thiên Chúa
sẽ chỉ cho ông. Môisê đã tìm Pharaôn
để tranh đấu cho cuộc xuất hành khỏi
ách nô lệ lầm than của dân Do Thái. Martin đã
đi phát động phong trào giải phóng người da
màu ở Hoa Kỳ. Đức Gioan XXIII triệu tập Công
đồng chung Vatican II và nữ tu Têrêxa
đã trở thành bà Mẹ của những người
nghèo.
Lắng tai nghe
tiếng gọi vang lên từ những hoàn cảnh, chạm
trán với cuộc sống hằng ngày, những nhân
vật trên đây và nhiều người khác đã cảm
thấy họ có trách nhiệm để sửa
đổi. Vâng lời, cậy trông và nhất là đầy
lòng tin và can đảm, họ đã lên đường
khởi đầu một cuộc hành trình, một cuộc
hành trình không thiếu những khó khăn vất vả, và
nguy hiểm. Nhưng càng tiến bước
họ càng nghe rõ tiếng gọi của Chúa. Họ
càng khám phá Thiên Chúa không phải là Đấng ngự trên
chín từng trời cao thẳm, nhưng Thiên Chúa là
Đấng luôn quan tâm và thiết tha đến vận
mạng của nhân loại và của từng cá nhân.
Thiên Chúa là Đấng tuyên bố
với ông Môisê: "Ta đã thấy dân chịu cơ
cực ở Ai Cập. Ta đã nghe tiếng chúng kêu than
bởi kẻ bất công áp bức. Ta biết nỗi
đau khổ của chúng". Và Thiên Chúa là Đấng
đã quyết định giáng tai họa xuống trên
người Ai Cập để cứu dân Do Thái và
đưa chúng ra khỏi đất ấy, đến
miền đất tốt tươi, đất tràn
trề sữa và mật ong.
Ngay trong những hoàn cảnh xã hội
chúng ta đang sống, chúng ta có thể khám phá ra những
điều khác lạ với điều bị lửa cháy
mà không thiêu hủy.
Những vấn đề nóng bỏng chưa
được giải quyết, những trạng
huống kêu gào sự sửa đổi, những hoàn
cảnh thương tâm kêu gọi những bàn tay băng bó
những vết thương, những vấn đề khó
khăn xảy ra cả trong chính gia đình hay ngoài thôn xóm.
Để sống niềm tin Kitô
của chúng ta, chúng ta không thể bưng tai
giả điếc, ngoảnh mặt làm ngơ. Chúng ta càng
không có quyền chạy trốn thực tại, nhưng
chúng ta hãy noi gương ông Môisê và những người có
đức tin vững mạnh khác để đến
gần xem cho rõ và nghe tiếng Chúa kêu gọi, hầu chung
tay sửa đổi, chung sức tìm cách giải quyết
những vấn đề nóng bỏng hay tỏ tình liên
đới và rộng tay chia sẻ những gì mình có cho
những kẻ không có gì. Và ít ra là trao tặng
cho những người đang gặp những hoàn
cảnh thương tâm một câu nói khích lệ, một
nụ cười thông cảm. Đây có
thể là tiếng Thiên Chúa gọi chúng ta. Để đặc biệt làm trong Mùa Chay, chúng
ta tham gia vào quá trình thay đổi mới bộ mặt xã
hội chúng ta đang sống. Nhưng thiết
nghĩ, trong bầu khí ăn năn
thống hối và trong trung tâm cuộc sống của Mùa
Chay, chúng ta không nên quên câu châm ngôn: "Hãy thay đổi bộ
mặt thế giới, nhưng hãy bắt đầu
bằng cuộc sống thay đổi chính mình".
|