ĐỪNG
ĐOÁN XÉT NGƯỜI KHÁC, HÃY TỰ XÉT CHÍNH MÌNH
Câu
hỏi gợi ý:
1. Tại sao có người cho
rằng những người bị giết hay bị
chết trong bài Tin Mừng là những kẻ tội
lỗi? Đức Giêsu có quan niệm như thế không?
Ngài có đồng ý với việc xét đoán người
khác kiểu đó không? Lập trường Ngài thế nào?
2. Áp dụng dụ ngôn cây
vả vào đời sống người Kitô hữu hôm nay,
thì hoa trái mà Thiên Chúa mong muốn nơi chúng ta là gì? Là
việc tham dự những nghi thức tôn giáo cho đầy
đủ, hay là tình thương phải có đối
với nhau?
Suy tư
gợi ý:
1. Đừng xét lỗi kẻ khác, hãy
xét lỗi chính mình
Thời Đức Giêsu, dân Do Thái bị
đế quốc Rôma đô hộ. Nhiều người
nổi dậy chống lại chính quyền Rôma và đã
bị giết. Một số nhà giải kinh cho
rằng những người bị Philatô giết ở
đây cũng vì lý do ấy. Mặc dù không
ủng hộ chính quyền Rôma, người Pharisêu phản
đối việc dùng vũ lực chống lại chính
quyền. Vì thế, theo quan
điểm của họ, những người bị
giết này là đáng tội chết. Còn nhóm
Dêlốt, một đảng chính trị chuyên khủng
bố người Rôma, chủ trương bất hợp
tác với chính quyền đế quốc. Vì thế,
khi thấy 18 người Do Thái đào đường
dẫn nước thuê cho người Rôma và bị tháp
Silôác đổ xuống đè chết, họ cũng
kết án những nạn nhân này là đáng tội chết.
Thấy họ thích xét đoán và kết án người khác như vậy, Đức
Giêsu lên tiếng phản đối. Theo Ngài, khi ta kết án
người khác, thì chính ta lại là kẻ đáng bị
kết án hơn cả: «Anh em đừng xét đoán
để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán» (Mt 7,1; x. Lc 6,37). Ngài muốn
đừng ai xét đoán ai, mà mỗi người hãy tự
xét về lầm lỗi của chính mình, đồng
thời sám hối và sửa đổi mình trước
đã. Vì thói đời thường «thấy cái rác
trong mắt người khác, còn cái xà trong mắt mình thì
lại không thấy» (Mt 7,3). Vả lại, mỗi người một hoàn
cảnh, mình không phải là Thiên Chúa nên không thể biết
rõ hoàn cảnh phạm lỗi của người khác
để có thể kết án họ. Càng kết án người khác, ta càng bị Thiên Chúa
kết án: «Anh em xét đoán (người khác) thế nào,
Thiên Chúa cũng sẽ xét đoán anh em như vậy. Anh em
đong (cho người khác) bằng đấu nào, thì Thiên
Chúa sẽ dùng chính đấu ấy để đong
lại cho anh em» (Mt 7,2). Vậy,
ta đừng dại gì mà xét đoán người khác?
Khi người ta dẫn một phụ
nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại
tình đến để tố cáo với Đức Giêsu,
thì thái độ của Ngài là không kết án chị ta, mà
mời gọi mọi người hãy xét tội lỗi
của bản thân mình trước đã: «Ai trong các ông
sạch tội, thì cứ việc lấy đá ném
trước đi!» (Ga 8,7).
Khi được mời gọi xét lại chính mình,
những kẻ tố cáo người phụ nữ
ngoại tình ấy đã từ từ «bỏ đi
hết, kẻ trước người sau, bắt
đầu từ những người lớn tuổi» (Ga
8,9). Tại sao vậy?
Vì họ vẫn còn liêm sỉ để nhận ra chính mình
cũng chẳng phải vô tội! Nếu ta có thái
độ «tiên trách kỷ, hậu trách nhân», hay «tiên xét
kỷ, hậu xét nhân», thì ta sẽ không bao giờ dám
kết tội ai. Vì khi xét mình, ta sẽ luôn
luôn nhận ra mình cũng có lỗi. Do đó, kẻ hay
kết án người khác chỉ tự
chứng tỏ rằng mình rất ít khi xét lỗi của
mình. Vì một khi đã xét lỗi mình thì ta sẽ không dám
kết án ai.
Rất nhiều lần khi thấy con
cái mình phạm một lỗi nặng, tôi muốn nổi
trận lôi đình với chúng, dự định la
mắng chúng một trận nên thân. Nhưng khi bỗng
nhận ra mình ngày xưa cũng phạm những lỗi y
hệt chúng ngày nay, thì tôi hết giận ngay. Và tôi chỉ trách mắng chúng một cách nhẹ
nhàng; nhờ vậy, việc giáo dục chúng có kết
quả hơn. Nhiều lần ra
đường bị một ai đó chạy ẩu làm tôi
bị té hoặc bị thương, tôi giận muốn
điên lên. Nhưng khi nhận ra chính mình
cũng đã từng làm cho người khác khốn khổ
y như vậy, tôi bèn mỉm cười và cơn giận
lập tức tiêu tan.
2. Hãy tự xét lỗi mình và cải
thiện theo đúng đường
lối Chúa
Ta chỉ có trách nhiệm xét lỗi
của ta, chứ không có trách nhiệm xét lỗi
người khác: «Chỉ có một Đấng ra Lề
Luật và xét xử, đó là Đấng có quyền cứu
thoát và tiêu diệt. Còn anh là ai mà dám xét đoán người
thân cận?» (Gc 4,12).
Nếu thấy mình có lỗi thì ta phải sám hối và
tự sửa chữa, nếu không, e rằng ta sẽ
bị Thiên Chúa trừng phạt: «Nếu các ông không chịu
sám hối, các ông cũng sẽ chết hết y như
vậy».
Rất nhiều người cảm
thấy mình vô tội, không cần sám hối, vì thấy
rằng mình chẳng bao giờ làm điều ác cho ai. Mình vẫn được mọi
người cho là ngoan đạo: vẫn đi lễ,
rước lễ hàng ngày, xưng tội hàng tháng, vẫn
đóng góp vào nhà thờ… Nhưng tới ngày phán xét, rất
có thể họ sẽ bật ngửa khi nghe Chúa nói: «Ta
không hề biết các ngươi; xéo đi cho khuất
mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác» (Mt 7,23). Lúc ấy họ sẽ phân bua: «Lạy
Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên
tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều
phép lạ đó sao?» (Mt 7,22). Chúa sẽ
nói lại: «Quân bị nguyền rủa kia,
hãy đi cho khuất mắt Ta. Vì xưa Ta đói, các
ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã
không cho uống…» (Mt 25,41-44).
Quả thật, rất nhiều Kitô
hữu không biết được cốt tuỷ
của tinh thần Kitô giáo nằm ở đâu. Họ tưởng
nằm ở trong các nghi thức tôn giáo, trong việc lễ
lạy, rước sách. Nhưng Đức Giêsu đã
nói thật rõ ràng: «Ta muốn lòng nhân chứ không cần
lễ tế» (Mt 9,13; 12,7), và
«điều quan trọng nhất trong Lề Luật là công
lý, tình thương và lòng thành thật» (Mt 23,23) chứ không
phải mấy chuyện «nộp thuế thập phân
về bạc hà, thì là, rau húng» cho đền thờ,
thậm chí cả việc dâng lễ vật lên Thiên Chúa
nữa. Thật vậy, thánh Phaolô nói: «Những lễ
vật và hy lễ dâng tiến Thiên Chúa không thể làm cho
lương tâm người cử hành việc phụng
tự trở nên hoàn thiện» (Dt 9,9).
Điều làm cho con người nên hoàn thiện và nên
giống Thiên Chúa là tình thương, vì tình thương chính
là bản chất của Thiên Chúa (x. 1Ga 4,8.16).
Nhiều người không hiểu
cốt tuỷ của tinh thần Kitô giáo
nằm ở đâu, nên họ hay lên án
những ai không giữ những luật lệ giống
như họ. Họ hành xử không khác gì những
người Pharisêu xưa lên án Đức Giêsu và các tông
đồ: nào là vi phạm ngày sabát
(chữa bệnh, bứt bông lúa mì…), nào là không giữ
luật lệ tiền nhân (ăn không rửa tay, nhậu
nhẹt với phường tội lỗi…). Nhưng
Đức Giêsu trả lời họ: «Nếu các ông
hiểu được ý nghĩa của câu này: Ta muốn
lòng nhân chứ không cần lễ tế, ắt các ông đã
chẳng lên án kẻ vô tội» (Mt 12,7). Trước mặt Đức Giêsu, những
người Pharisêu này mới chính là kẻ có tội.
Nhưng tiếc thay cho họ: tội mình thì không thấy,
mà lại thấy tội của những kẻ vô tội!
Thời nay, nhiều Kitô hữu trách cứ những
người khác là khô khan, nguội lạnh chỉ vì
những người này không sốt sắng giữ
đạo theo kiểu của họ,
đang khi những người bị trách cứ này
lại giữ luật yêu thương của Đức
Giêsu gấp nhiều lần họ. Thiết tưởng
câu của thánh Phaolô trong bài đọc II hôm nay đáng cho họ
suy nghĩ: «Ai tưởng mình đang đứng vững,
hãy coi chừng kẻo ngã» (1Cr 10,12). 3.
Thiên Chúa kiên nhẫn chờ con người hối cải
Điều Thiên Chúa mong đợi
nơi con người là sự hối cải. Hối
cải là quay trở về với Ngài: quan niệm
giống như Ngài, nói và hành động theo
gương Ngài. Theo quan niệm của Ngài,
yêu thương là điều quan trọng nhất, cốt
yếu nhất, nền tảng nhất. Nhưng rất nhiều Kitô hữu lại quan
niệm khác với Ngài, họ coi chuyện yêu thương
là thứ yếu, mà coi những nghi thức tôn giáo mới
là quan trọng. Họ đã đi vào đúng vết xe đã đổ của các kinh sư,
của giới lãnh đạo Do Thái giáo xưa.
Đức Giêsu đến trần gian
đã 2000 năm nay để chỉnh đốn lại
quan niệm sai lầm xưa. Nhưng cho đến hôm nay, biết bao kẻ mang
danh theo Đức Giêsu vẫn coi
thường việc chỉnh đốn đó, vẫn
tiếp tục đi theo con đường Ngài đã
đả phá từ thời đó. Ngài thì đặt
nặng quan hệ yêu thương giữa con người
với con người, còn họ vẫn tiếp tục coi
trọng những nghi thức tôn giáo hơn quan hệ
đó. Ngài nói: «Nếu khi anh sắp dâng lễ vật
trước bàn thờ mà sực nhớ có người anh
em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy
để của lễ lại đó trước bàn
thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã,
rồi trở lại dâng lễ vật của mình» (Mt
5,23-24). Hãy xem Ngài quan trọng hoá quan hệ
yêu thương giữa con người với con
người hơn các nghi thức tế tự như
thế nào! Nhưng rất nhiều Kitô hữu, kể
cả những người có trách nhiệm dạy dỗ
Kitô hữu, đã quan trọng hoá theo chiều ngược hẳn lại
với Ngài!
Thiết tưởng dụ ngôn cây
vả không ra trái trong bài Tin Mừng là một lời
cảnh tỉnh cho tất cả mọi Kitô hữu ngày nay. Thiên Chúa đang chờ đợi thêm
một thời gian nữa trước khi ra tay
trừng phạt chúng ta. Ngài chờ
đợi chúng ta sinh hoa kết trái yêu thương,
nhưng cho đến nay, phải nói rằng người
Kitô hữu chúng ta đã sống với nhau thiếu tình
thương một cách trầm trọng. Chúng ta không ý
thức được tình trạng nguy hiểm đang
chờ chúng ta: «Cái rìu đã đặt sát gốc cây:
bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều
bị chặt đi và quăng vào lửa» (Mt 3,10; Lc 3,9). Các Kitô hữu quan niệm không
đúng một phần khá quan trọng là do những
người có trách nhiệm giáo dục họ đã không
chỉ dạy họ cho đúng, hoặc đã không nhấn
mạnh đủ điều nào là điều Đức
Giêsu đã nhấn mạnh trên tất cả những
điều khác.
CẦU
NGUYỆN
Lạy Cha, Đức Giêsu kêu gọi sám
hối, nếu không sẽ bị trừng phạt tất
cả. Nhưng chúng con phải sám hối điều gì
đây? Chúng con phải thay đổi điều gì
trước tiên? Hoa trái mà Cha mong mỏi nơi chúng con là gì?
Đọc kỹ Tin Mừng, chúng con thấy hoa trái mà Cha
mong đợi nơi chúng con chính là tình thương.
Nhưng chúng con lại quan trọng hoá
chuyện khác. Chúng con lại đi đúng vào vết xe đã đổ của người Pharisêu
xưa, là quan trọng hoá các nghi thức tôn
giáo mà coi thường luật yêu thương của Cha.
Xin giúp chúng con sửa đổi lại quan niệm cho
đúng.
|