Từ
Đức Kitô đến chúng ta.
Đoạn Tin Mừng hôm nay kể lại
sự việc Chúa Giêsu biến hình vinh quang trên đỉnh
Taborê. Biến cố này
làm cho tôi nhớ tới cơn hấp hối của
Ngài trong vườn cây dầu. Cả hai
đều xảy ra trên những ngọn núi dưới
sự chứng kiến của ba môn đệ thân tín.
Một biến cố thì cho chúng ta chiêm
ngưỡng thiên tính của Ngài. Còn
một biến cố cho chúng ta thấy rõ nhân tính của
Ngài. Tuy nhiên cả hai đều bổ túc cho nhau,
để rồi chúng ta tin nhận Ngài vừa là
người thật; lại vừa là Thiên Chúa thật.
Từ đó chúng ta rút ra một sứ
điệp quan trọng, đó là giống như
Đức Kitô, mỗi người chúng ta cũng có hai
chiều kích, một thuộc về nhân tính, một
thuộc về thiên tính. Mỗi người chúng ta đều mang trong mình
một nét giống Adong và một nét giống Thiên Chúa.
Cũng như Đức Kitô trên
đỉnh Tabor, chúng ta từng cảm nhận những giây
phút xuất thần, khi mà nét giống Chúa được
toả sáng khiến chúng ta cảm thấy Ngài thật là
gần gũi dường như chúng ta
có thể đụng chạm được. Trong những giây phút quý giá này, chúng ta ngạc nhiên
thấy cuộc sống sao mà tươi hồng, sao mà
đẹp đẽ thế. Chúng ta
cảm thấy muốn yêu thương mọi
người, muốn tha thứ tất cả.
Thế nhưng xét theo
mặt khác, cũng như Đức Kitô trong vườn
cây dầu, chúng ta từng cảm nghiệm được
những giây phút hấp hối, khi mà đường nét
giống Adong rực cháy trong chúng ta khiến cho
đường nét của Chúa bị nhạt nhoà gần
như mất hẳn.
Trong những giờ phút đen tối
ấy, chúng ta cảm thấy cuộc sống thật
tồi tệ làm sao. Chúng ta cảm thấy ai cũng khó
thương, khiến chúng ta nghi ngờ bạn bè, gây
gổ với người chung quanh và trả đũa
đích đáng kẻ thù của chúng ta. Ngay
cả đến sự hiện diện của Thiên Chúa
chúng ta cũng muốn chối bỏ.
Thế nhưng, dù ở trong giờ phút
hấp hối hay xuất thần, chúng ta hãy nhớ
đến hình ảnh hai ngọn núi Tabor và Cây Dầu. Chúng ta cũng hãy nhớ lại Chúa Giêsu đã
từng cảm nghiệm được cả hai
khoảnh khắc vinh quang và thê thảm nhất trong
cuộc đời Ngài. Và quan trọng hơn, đó là
chúng ta cần phải nhớ rằng: Cả hai khoảnh
khắc ấy Chúa Giêsu đều ở trong trạng thái
cầu nguyện.
Nếu cầu nguyện là cách thức
Ngài dùng để đáp lại những khoảnh khắc
ấy, thì chúng ta cũng nên làm giống như Ngài, nhờ
đó chúng ta cũng sẽ nghe được Thiên Chúa Cha
nói với chúng ta như đã nói với Chúa Giêsu trong lúc
biến hình: Này là con Ta yêu dấu. Cũng như Đức
Kitô từng chịu hấp hối trên núi câu dầu, chúng ta
cũng sẽ cảm nhận được Thiên Chúa Cha
đang chạm đôi tay của Ngài
để chữa lành chúng ta.
|