Người vẫn
đồng hành – Thiên Phúc
(Trích
trong ‘Như Thầy Đã Yêu’)
Truyện ngụ ngôn kể về
một nhà thiên văn có thói quen mỗi buổi tối
lại nhìn lên các ngôi sao, nghiên cứu các vì tinh tú đang xoay
vần, chuyển đổi trong vũ trụ bao la.
Một lần kia,
đang đi dạo mát quanh vùng, mải mê suy nghĩ
những chuyện trên trời, ông ta vô ý ngã xuống
giếng cạn. Tiếng kêu cứu thất
thanh, khiến một người đi ngang qua đó nghe
được. Ông vội vàng chạy đến
miệng giếng, liền đoán được việc
gì đã xảy ra, bèn nói với nhà thiên văn::Này ông, ông
cứ muốn biết những việc xảy ra trên
trời, còn những việc sờ sờ dưới
đất sao ông không thấy?”
Đêm hôm ấy, Chúa Giêsu cùng với ba
môn đệ thân tín là Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi cầu
nguyện.
Trong lúc Người thân mật cầu
nguyện với Chúa Cha thì các ông lại mê mệt trong
giấc ngủ say. Nhưng khi tỉnh dậy, thấy Chúa
Giêsu vinh quang chói loà, cả hai ông Môsê và Elia
đàm đạo với Người cũng rạng
ngời vinh hiển, thì Phêrô mau mắn thưa::Thưa
Thầy, chúng con ở đây, hay quá!”. Các ông thích ở chốn
vinh quang sáng láng, nhưng lại không tỉnh thức
cầu nguyện. Các ông muốn cắm
lều trên núi cao, nhưng lại chìm sâu trong cơn ngủ
mê. Sau này trong vườn cây dầu,
cũng chính ba môn đệ này vẫn còn mê ngủ, cho
đến khi kẻ thù đến bắt mất thầy.
Đó là thân phận yếu hèn của mỗi người
chúng ta…
Chính vì biết các môn đệ yếu
đuối mà Chúa Giêsu đã cho các ông được chiêm
ngắm vinh quang của Người, dù chỉ trong chốc
lát, để củng cố niềm tin của các ông trong
cuộc khổ nạn mà Ngài sắp thực hiện
tại Giêrusalem. Đồng thời
để các ông có bằng chứng loan báo về việc
Người phục sinh sau này.
Việc biến hình sáng láng hôm nay
cũng là để chứng thực cho lời tuyên xưng
của Phêrô ở Xêdarê cách đây tám ngày: “Thầy là
Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”.
Nếu cuộc biến hình vinh quang
của Chúa Giêsu là sự đáp trả của Chúa Cha qua
việc Người chấp nhận cuộc khổ
nạn, thì sự vâng theo ý Chúa hôm nay, xem
ra vất vả nặng nề, cũng sẽ trở nên
nguồn vui bất diệt cho chúng ta ngày mai.
Nếu đang khi cầu nguyện, dung
mạo Người bỗng biến đổi, thì việc
gặp gỡ, kết hiệp với Chúa trong suy niệm và
cầu nguyện sẽ biến đổi tâm hồn,
cuộc sống và cả con người chúng ta mỗi ngày
để nên giống Chúa hơn.
Nếu sau cuộc biến hình, Chúa Giêsu
trở lại với khuôn mặt bình thường,
Thầy trò lại tiếp tục cuộc sống
thường nhật, thì sau những niềm vui khôn tả
Chúa ban trong cầu nguyện, chay tịnh và bác ái,
Người vẫn tiếp tục đồng hành với
chúng ta trong mọi biến cố của cuộc sống.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã biến hình
sáng láng trên núi Tabo và đã hấp hối bi thảm trên núi
Cây Dầu. Nhưng trong hai lần ấy, Chúa
đều cầu nguyện mật thiết với Chúa Cha.
Xin cho chúng con biết cầu nguyện, lúc hạnh phúc
cũng như khi đau khổ, khi an vui
cũng như lúc gặp thử thách, để chúng con luôn
kết hiệp với Chúa và để Chúa nâng đỡ
chở che. Amen.
Người vẫn
đồng hành – Thiên Phúc
(Trích
trong ‘Như Thầy Đã Yêu’)
Truyện ngụ ngôn kể về
một nhà thiên văn có thói quen mỗi buổi tối
lại nhìn lên các ngôi sao, nghiên cứu các vì tinh tú đang xoay
vần, chuyển đổi trong vũ trụ bao la.
Một lần kia,
đang đi dạo mát quanh vùng, mải mê suy nghĩ
những chuyện trên trời, ông ta vô ý ngã xuống
giếng cạn. Tiếng kêu cứu thất
thanh, khiến một người đi ngang qua đó nghe
được. Ông vội vàng chạy đến
miệng giếng, liền đoán được việc
gì đã xảy ra, bèn nói với nhà thiên văn::Này ông, ông
cứ muốn biết những việc xảy ra trên
trời, còn những việc sờ sờ dưới
đất sao ông không thấy?”
Đêm hôm ấy, Chúa Giêsu cùng với ba
môn đệ thân tín là Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi cầu
nguyện.
Trong lúc Người thân mật cầu
nguyện với Chúa Cha thì các ông lại mê mệt trong
giấc ngủ say. Nhưng khi tỉnh dậy, thấy Chúa
Giêsu vinh quang chói loà, cả hai ông Môsê và Elia đàm
đạo với Người cũng rạng ngời vinh
hiển, thì Phêrô mau mắn thưa::Thưa Thầy, chúng con ở
đây, hay quá!”. Các ông thích ở chốn vinh quang sáng láng,
nhưng lại không tỉnh thức cầu nguyện. Các ông muốn cắm lều trên núi cao, nhưng
lại chìm sâu trong cơn ngủ mê. Sau
này trong vườn cây dầu, cũng chính ba môn đệ
này vẫn còn mê ngủ, cho đến khi kẻ thù
đến bắt mất thầy. Đó là thân
phận yếu hèn của mỗi người chúng ta…
Chính vì biết các môn đệ yếu
đuối mà Chúa Giêsu đã cho các ông được chiêm
ngắm vinh quang của Người, dù chỉ trong chốc
lát, để củng cố niềm tin của các ông trong
cuộc khổ nạn mà Ngài sắp thực hiện
tại Giêrusalem. Đồng thời
để các ông có bằng chứng loan báo về việc
Người phục sinh sau này.
Việc biến hình sáng láng hôm nay
cũng là để chứng thực cho lời tuyên xưng
của Phêrô ở Xêdarê cách đây tám ngày: “Thầy là
Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”.
Nếu cuộc biến hình vinh quang
của Chúa Giêsu là sự đáp trả của Chúa Cha qua
việc Người chấp nhận cuộc khổ
nạn, thì sự vâng theo ý Chúa hôm nay, xem
ra vất vả nặng nề, cũng sẽ trở nên
nguồn vui bất diệt cho chúng ta ngày mai.
Nếu đang khi cầu nguyện, dung
mạo Người bỗng biến đổi, thì việc
gặp gỡ, kết hiệp với Chúa trong suy niệm và
cầu nguyện sẽ biến đổi tâm hồn,
cuộc sống và cả con người chúng ta mỗi ngày
để nên giống Chúa hơn.
Nếu sau cuộc biến hình, Chúa Giêsu
trở lại với khuôn mặt bình thường,
Thầy trò lại tiếp tục cuộc sống
thường nhật, thì sau những niềm vui khôn tả
Chúa ban trong cầu nguyện, chay tịnh và bác ái,
Người vẫn tiếp tục đồng hành với
chúng ta trong mọi biến cố của cuộc sống.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã biến hình
sáng láng trên núi Tabo và đã hấp hối bi thảm trên núi
Cây Dầu. Nhưng trong hai lần ấy, Chúa
đều cầu nguyện mật thiết với Chúa Cha.
Xin cho chúng con biết cầu nguyện, lúc hạnh phúc
cũng như khi đau khổ, khi an vui
cũng như lúc gặp thử thách, để chúng con luôn
kết hiệp với Chúa và để Chúa nâng đỡ
chở che. Amen.
|