Hai
ngọn núi.
Có một cuốn phim mang tựa đề “Mặt nạ”, kể lại một câu chuyện về chú bé
16 tuổi, tên là Rocky. Chú mắc
phải một chứng bệnh kỳ lạ khiến cho sọ và xương
mặt chú phát triển khác thường, làm cho khuôn
mặt chú bị biến dạng thật khủng khiếp. Nhiều người trông thấy chú, phải vội vã quay đi vì sợ
hãi. Có kẻ
lại chọc ghẹo, chế nhạo chú. Riêng chú thì
chẳng bao giờ cảm thấy tủi thân, vì chú
chấp nhận nó như một
phần cuộc sống mình. Ngày nọ, chú và vài
người bạn đi thăm khu công viên
vui chơi. Họ vào một ngôi
nhà được ráp kiếng và bật cười
vì khuôn mặt họ bị những tấm gương làm cho biến
dạng. Còn chú thì giật
mình khi nhìn vào một
tấm gương đã biến khuôn mặt méo mó của
chú thành một khuôn mặt bình thường, nếu không muốn nói là rất
đẹp trai. Lần đầu tiên trong đời,
bè bạn chú đã nhìn
thấy chú trong một trạng thái hoàn toàn mới
mẻ. Họ đã nhìn thấy
con người thực
sự xinh đẹp bên trong của chú được bộc lộ ra bên ngoài.
Một điều tương tự như thế đã xảy ra cho Chúa
Giêsu quan đoạn Tin Mừng sáng hôm nay. Trong lúc
Ngài biến hình, các môn
đệ đã nhìn thấy Ngài trong một
trạng thái hoàn toàn mới
lạ. Lần đầu
tiên họ được trông thấy sự vinh quang tươi
đẹp bên trong của Con Thiên Chúa được
bộc lộ ra bên ngoài.
Điều này khiến chúng ta tự hỏi:
Tại sao cuộc biến hình lại được xếp vào Mùa Chay
là mùa vốn
mang màu sắc ảm đạm?
Để trả
lời cho câu hỏi này,
chúng ta phải đọc lại toàn bộ bài Phúc
Âm nói đến
cuộc biến hình. Việc này xảy ra
ngay sau khi Chúa Giêsu
báo cho các
môn đệ rằng Ngài phải lên Giêrusalem để chịu nạn chịu chết. Khi nghe Chúa
nói thế, Phêrô liền la lớn: Lạy Thầy, xin đừng để điều đó xảy ra cho
Thầy. Lập tức Chúa Giêsu trả lời cho Phêrô
một cách gay gắt: Hỡi Satan, hãy xéo đi,
đừng cản trở Ta. Ngươi không suy nghĩ
theo đường
lối Thiên Chúa mà chỉ
theo đường lối của con người. Có lẽ Phêrô,
Giacôbê và Gioan cần được chích một mũi thuốc bổ thiêng liêng sau
khi bị cú sốc Chúa
hướng các ông về cuộc
tử nạn. Và đó cũng
là lý do khiến Giáo Hội nói về
cuộc biến hình vào Mùa
Chay như một trợ lực cần thiết cho chúng ta trước
khi bước vào tuần thánh.
Nếu để ý một chút chúng ta sẽ
thấy được
sự tương phản giữa cuộc biến hình và cơn
hấp hối trong vườn Cây Dầu. Cả hai đều xảy ra trên
những ngọn núi, trước sự chứng kiến của ba môn đệ
thân yêu. Và cả hai sẽ
bổ túc cho nhau. Thực vậy, trên đỉnh Tabor ba môn đệ nhìn thấy Ngài xuất thần, và qua đó được chiêm ngắm thiên tính của
Ngài. Còn trên núi Cây Dầu họ
nhìn thấy Ngài hấp hối và qua đó nhân tính
của Ngài được bộc lộ một cách rõ nét
hơn cả.
Tabor và Cây Dầu mạc
khải nét tương phản sinh động giữa nhân tính và thiên
tính của Ngài. Hai biến cố này không thể
tách lìa nhau như hai
mặt của một đồng bạc, và như
thế cho chúng ta thấy
Ngài vừa là người thật vừa là Thiên Chúa
thật.
Hãy chấp
nhận thập giá cuộc đời để nhờ đó chúng ta sẽ
được chia sẻ phần vinh quang phục
sinh với Ngài.
|