Chúa Giêsu hiển dung -
Hugues Cousin
Cảnh này hiển nhiên là một trong
những lời đáp chủ chốt cho câu hỏi khúc
mắc của Hêrôđê.
Liên hệ của nó với lời tuyên xưng của Phêrô
không phải nhỏ: sau lời loan báo gây hoang mang về
cuộc thụ nạn của Con Người (c,22), Phêrô và hai người bạn
được củng cố khi mặc khải về vinh
quang của Đấng Phục Sinh. Hơn nữa, cảnh
này được gắn liền rõ rệt với cảnh
trước (khoảng tám ngày sau khi nói những lời
ấy (c.28) và thực hiện một phần những gì
Chúa Giêsu vừa mới hứa (9,27).
Cuối cùng nó khai mở một cách rõ rệt con
đường hướng về Giêrusalem đối
tượng cho phần tiếp theo
của Tin Mừng Luca.
Thể văn khác biệt một cách sâu
sắc với những gì chúng ta đã gặp cho tới bây
giờ: chuyện phép rửa của Chúa Giêsu cũng là
một dịp cho một cuộc hiển linh, một
cuộc Thiên Chúa bày tỏ mình. Tuy nhiên ở đây, việc
hiển linh cho ta nghe (cc.34-35), lại theo
sau một loại hiển linh của Chúa Giêsu cho ta nhìn
thấy (cc. 29-33). Như trong cuộc hiển linh ở phép
rửa, chính căn tính của Chúa Giêsu là vấn đề
được đặt ra từ đầu đến
cuối.
Phần nhập đề (c.28) gồm
hai nét cho thấy, nơi Luca, tính cách quan trọng của
hoạt cảnh và sự gần gũi của Chúa Giêsu
với Cha Ngài: núi và việc cầu nguyện (x. 6,12). Việc chọn Phêrô, Gioan và Giacôbê
được giải thích bởi sự kiện họ
đã từng là nhân chứng việc chiến thắng
của Chúa Giêsu trên sự chết (8,31-35).
Chính trong khi cầu nguyện ban đêm
mà dung mạo Ngài bỗng đổi khác (c.29) và ba môn
đệ nhìn thấy vinh quang của Ngài (c. 32). Khác với
Maccô, Luca không dùng từ “biến đổi” hình dạng
những vẫn ở trên một bình diện; đó là
một trong những cách diễn tả theo
một vài phái của Do Thái giáo, niềm tin vào sự
sống lại của những người công chính. Sau
ngày phán xét “vẻ huy hoàng của những người công
chính sẽ chói ngời khi được biến
đổi: gương mặt họ sẽ biến
đổi thành một vẻ đẹp sáng ngời
để họ có thể chiếm hữu thế giới
không hề chết… Họ sẽ giống
như các thiên thần, họ sánh được với các
tinh tú. Họ sẽ mang lấy tất cả mọi
dáng vẻ tuỳ theo ý họ, từ cái
đẹp đến vẻ huy hoàng, từ ánh sáng
đến chói ngời vinh quang” (Khải huyền Syria của Baruch, 51 –cuối thế kỷ
thứ nhất của kỷ nguyên ta). Mặc lấy vinh
quang đó là tham dự ánh sáng huy hoàng của Thiên Chúa
hằng sống, được nâng lên tới một
phẩm giá tuyệt vời, còn y phục trắng tinh, chói
loà, nó cũng nói lên rằng Chúa Giêsu đang đi vào lĩnh
vực thiên giới. Bằng cách đó, Chúa
Giêsu như đã mặc lấy, bằng việc tham dự
trước và một cách tạm thời, vinh quang
vượt qua mà Ngài sẽ thừa hưởng như
Đấng Phục Sinh. Nhưng có lẽ Luca cũng
nghĩ rằng vinh quang này đã ngự trị nơi Chúa
Giêsu trước lễ Vượt Qua, và rằng, do
hiệu quả của lời cầu nguyện, Ngài không
thể ngăn cản nó chiếu toả ra từ thân xác
Ngài.
Môsê và Êlia từ nay cũng thuộc
về thế giới thiên quốc (cc.30-31). Hai nhân vật ngôn sứ này
tượng trưng cho Luật và các ngôn sứ, hai cánh
cửa chính của Thánh Kinh trong đó đã loan báo Chúa Kitô
phải chịu khổ hình rồi mới vào trong vinh quang
của Ngài (24,26-27). Các ông không bày tỏ với Chúa Giêsu
về cuộc xuất hành sự việc thụ nạn và
lên trời của Ngài –những điều mà Thầy
vừa nói với các kẻ thuộc về Ngài (9,22). Các ông bày tỏ cho Ngài
thấy rằng những điều đó phù hợp
với chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
Các ông cũng tiết lộ cho Chúa Giêsu và cho
độc giả, nhưng không cho các môn đệ, vai trò
trung tâm của Giêrusalem trong chương trình cứu
độ ấy. Giấc ngủ mà ba môn
đệ thoát ra được cách khó khăn muốn nói
lên rằng họ thoáng nhận ra được cuộc
mặc khải –Phêrô biết được lai lịch
của các người nói chuyện- nhưng không đón
nhận được hoàn toàn. Bài đọc Kinh Thánh
về cuộc thụ nạn họ không hiểu nổi;
họ còn phải đợi Chúa Giêsu mở trí cho họ
hiểu Kinh Thánh (22,44-45). Họ chỉ
thấy vinh quang, mà không hiểu rằng phải qua đau
khổ mới có thể đạt tới được
(x.24,26). Và việc Môsê và Êlia ra đi cho
thấy cuộc thị kiến làm họ hứng khởi
sắp kết thúc, người phát ngôn mới tìm cách kéo dài
giây phút ưu đãi này bằng lời đề nghị
dựng lên những cái lều, là đặc điểm
của Lễ Lều (Lv 23,33-36). Với tính
cách Mêsia của nó, lễ này là thời gian vui mừng,
như một tham dự trước vào thời tận cùng
của lịch sử. Khi Phêrô
ước mong cuộc hiển linh này kéo dài, ông không
biết mình đang nói gì; chắc chắn viễn ảnh
cuộc thụ nạn chưa ở trong tầm nhìn của
ông.
Đám mây chỉ sự hiện diện
của Thiên Chúa (x. Ds 9,15-22) –điều
này giải thích sự hoảng sợ thánh xâm chiếm các
môn đệ. Trái với lần hiển linh ở phép
rửa, khi ấy tiếng nói của Thiên Chúa phán bảo với
Chúa Giêsu (3,22), ở đây chính ba ông được mặc
khải rằng Chúa Giêsu là Con tiền hữu của Thiên
Chúa (x.1,35): “Đây là Con Ta, Người đã
được Ta tuyển chọn; hãy vâng nghe Lời Ngài”.
Tiếng nói ấy quy chiếu về Israel, đầy
tớ được Thiên Chúa tuyển chọn (Is 42,1), và đặc biệt là quy về vị
ngôn sứ giống như Môsê (Đnl 18,15); để
được thuộc về dân Chúa cứu độ,
từ nay chính Chúa Giêsu mà họ phải nghe lời bởi
vì Ngài nói với một uy thế lớn hơn Môsê và Êlia
(x. trích dẫn Đnl trong Cv 3,22-23). Trình thuật không
dạy rằng tước hiệu “Con” là tước
hiệu duy nhất thích hợp với Chúa Giêsu, ngay lúc nói
lên tước hiệu đó, Luca cũng làm nổi bật
con người ngôn sứ của Chúa Giêsu. Cùng
với tước hiệu đó, cũng trong Lc 9, còn có
tước hiệu Kitô và Con Người đau khổ.
Nói Chúa Giêsu là ai thực ra đòi hỏi
người ta không được chỉ dừng lại
ở một kiểu nói. Chỉ còn
thấy một mình Chúa Giêsu. Ghi chú này
nhắc ta dù có những câu 34-35 rằng chính Chúa Giêsu chứ
không phải các môn đệ là nhân vật chính của trình
thuật. Về vinh quang thần linh giải toả
từ Chúa Giêsu, thì chưa phải lúc để ba nhân
chứng phổ biến, phải đợi tới khi Chúa
Thánh Thần đến và khi Giáo Hội đã
được thành lập.
|