BAI 5: DẤU CHÂN ĐỊA ĐÀNG.
Cũng vào mùa giáng sinh năm nào cố nhạc sỹ họ Trịnh đã trở về vùng trời kỷ niệm thuở ấu thơ tại Ban Mê Thuôt để cảm nhận sự hiện hữu của mình giữa cảnh thiên nhiên, giữa vùng trời tây nguyên, Trịnh Công Sơn đã sáng tác nhạc phẩm DẤU CHÂN ĐỊA ĐÀNG để nhìn thấy còn lại trong mình một chút giọt đắng cô đọng giọt càfe đắng kết tủa của nỗi cô đơn. Có thể nói rằng nỗi cô đơn là không khí tản mạn trong từng giòng nhạc Trịnh, và là “tội tổ tông” con người phải gánh chịu từ thuở sơ sinh, và không thể nói gì khác. Có thể nói ngay rằng nỗi cô đơn của phận người là một đóng góp quí báu của nhạc sĩ ho Trịnh. Ông đã cảm hứng từ cô đơn da diết ấy của tiếng đạn nổ của của đại bác đêm khuya vọng về. Trong khi mãi dồn sức cho cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, nhiều người đã quen với những lời hô hùng tráng mà quên đi rằng con người là một gã lữ hành đi trong sa mạc cô đơn của cuộc đời. Khi một nền nghệ thuật đánh rơi mất nỗi cô đơn của phận người chưa phải là một nền nghệ thuật hoàn hảo.
Trong khi mãi dồn lực cho cuộc cho cuộc đấu tranh thắng thua, nhiều người đã quen với lối sống đắc thắng mà quên đi rằng con người là một gã lữ hành đi trong sa mạc cuộc đời. Nhưng một nền văn minh đánh mất sự tương quan là đánh mất chính mình, đánh mất chính mình là sống ngoài mình và cảm thấy nỗi cô đơn của phận người.
Bóng dáng nhân loại gần gũi và thân thiết nhất đối với con người trong sự tương quan, chính Đức Giêsu khi xuống làm người đã tạo mối tương quan với con người.
Một vị thiên sư hỏi đệ tử mình: khi nào là ngày, khi nào đêm, làm sao để phân được ngày và đêm. Các đệ tử trả lời nhiều cách, khi chúng ta nhận rõ bằng cách phân biệt con bò, con trâu. Cuối cùng vị ẩn sỹ trả lời:" Khi con người nhận ra nhau". Cho nên có nơi sống trên đời cần có một tấm lòng.
Đúng vậy nghệ thuật hoàn hảo là nghệ thuật nhận ra nhau trong kiếp người. Mà nhận ra nhau trong kiếp người thì phải nhận ra nỗi cô đơn cùng quẫn đã, rồi mới nói lên: "ngày mai sỏi đá cũng cần có nhau".
Xuân Nhàn.
Mùa noel 2018
(Tưởng nhớ nhạc sỹ Trịnh Công Sơn.)
Trinh Công Sơn sinh tại thành phố Buôn Ma Thuột 28-02-1939
DẤU CHÂN ĐỊA ĐÀNG
Trời buông gió và mây về ngang bên lưng đèo
Mùa xanh lá loài sâu ngủ quên trong tóc chiều
Cuộc đời đó nửa đêm tiếng ca lên như than phiền
Bàng hoàng lạc gió mấy miền
Trùng trùng ngoài khơi nước lên sóng mềm
Ngựa buông vó người đi chùng chân đã bao lần
Nửa đêm đó lời ca dạ lan như ngại ngùng
Vùng u tồi loài sâu hát lên khúc ca cuối cùng
Một đời bỏ ngõ đêm hồng
Ngoài trời còn dâng nước lên mắt em
Tiếng ca bắt nguồn từ đất khô
từ mưa gió từ vào trong đá xưa
Ðến bây giờ mắt đã mù
Tóc xanh đen vầng trán thơ
Dòng sông đó loài rong yên ngủ sâu
Mới hôm nào bão trên đầu
Lời ca đau trên cao
Ngàn mây xám chiều nay về đây treo lững lờ
Và tiếng hát về ru mình trong giấc ngủ vùi
Rồi từ đó loài sâu nửa đêm quên đi ưu phiền
để người về hát đêm hồng
địa đàng còn in dấu chân bước quên.
|