Chống lại cám dỗ - McCarthy
Suy Niệm 1. CHƯỚC CÁM
DỖ CỦA ĐỨC GIÊSU
Một số người cho
rằng thật khó mà tin rằng Đức Giêsu có thể
bị cám dỗ. Mặc dù có bản chất thần thánh,
nhưng Người cũng có một bản chất
của con người. Ngoài ra, tự thân chước cám
dỗ không phải là một tội lỗi. Có phải ma
quỷ đã thực sự hiện ra với Người
không? Chúng ta không biết. Điều chính yếu là
những chước cám dỗ của Người
đều có thật, giống như chúng ta vậy,
mặc dù quỷ sứ không hiện ra với chúng ta trong
hình dạng của một con người. Nhưng
những chước cám dỗ của Người chứa
đựng cái gì?
Chước cám dỗ đầu
tiên là biến hòn đá thành bánh. Ngoài ý nghĩa rõ rệt,
chữ “bánh” có thể mang ý nghĩa là những thứ
vật chất nói chung. Ma quỷ đang nói với
Đức Giêsu là hãy sử dụng những quyền
năng đặc biệt của Người, để
mang lại cho con người tất cả những thứ
vật chất mà có thể họ mong muốn. Nhưng
Đức Giêsu biết rằng tự thân những thứ
vật chất đó sẽ không bao giờ thoả mãn
được con người. Công việc chính của
Người là nuôi dưỡng tâm trí và tấm lòng con
người bằng lời của Thiên Chúa.
Đây là chước cám dỗ mang
lại cho con người những điều họ mong
muốn, hơn là những nhu cầu của họ.
Chước cám dỗ chính là thoả mãn đám đông,
bằng cách cho họ những gì sẽ thoả mãn các mong
muốn nhất thời của họ, khi họ không
biết điều gì mình thực sự cần
đến.
Chúng ta có những nhu cầu và
những khát vọng lớn lao hơn. Tâm hồn con
người thực sự khát khao cái gì? Chắc hẳn
rằng đó không phải là cơm bánh. Cơm bánh là cái mà
cơ thể thèm khát. Sau phép lạ ban bánh và cá, ngày hôm sau,
dân chúng trở về với mong muốn sao cho có thêm bánh
nữa. Nhưng Đức Giêsu đã từ chối ban thêm
bánh cho họ. Người nói “Các ngươi đừng
lạm việc vì của ăn không thể tồn tại
được, nhưng hãy làm việc để tìm
kiếm lương thực kéo dài cho đến cuộc
sống đời đời”.
Đối với một vị
thầy về mặt thiêng liêng, thì tinh thần chiếm
vị trí ưu tiên vượt lên trên lương thực
của cơ thể. Khi đặt ưu tiên cho những
nhu cầu thân xác, điều đó có nghĩa là giảm giá
trị con người, là đối xử với họ
không hơn gì một con vật. Chúng ta cũng bị cám
dỗ chỉ sống cho những thứ vật chất mà
thôi. Không phải là chúng ta khước từ đời
sống thiêng liêng, nhưng chúng ta bỏ qua đời
sống đó.
Chước cám dỗ thứ hai là
tạo dựng một vương quốc chính trị, là
việc dẫn đến quyền lực hơn là tình yêu.
Quyền lực tạo ra một sự thay thế dễ
dàng cho công việc khó khăn mà có thể tình yêu đòi
buộc. Người ta dễ dàng muốn làm chủ
người khác, hơn là yêu thương họ, dễ dàng
thống trị người khác, hơn là trở thành
người phục vụ họ. Đức Giêsu không
đến để cai trị, nhưng để phục
vụ. Người không hề nại vào quyền lực
thần thánh của Người, nhưng đã tự
huỷ mình ra không, và trở thành người tôi tớ
đầy yêu thương đối với tất cả
mọi người. Chúng ta luôn luôn bị cám dỗ thay thế
tình yêu bằng quyền lực.
Chước cám dỗ thứ ba
cốt ở việc làm được một điều
gì đó kỳ lạ (tự gieo mình xuống khỏi
Đền Thờ) nhằm khơi gợi lòng tin –giống
như một ảo thuật gia có thể khơi gợi
được lòng tin, qua nghệ thuật làm một
số chuyện mang tính cách quảng cáo phô trương. Ý
tưởng này nghe thật hấp dẫn. Một kiểu
quảng cáo như vậy sẽ làm cho mọi người
đồn thổi về Người tại Giêrusalem. Nhưng
lối gây giật gân lại đưa đến vinh quang
cho bản thân mình, hơn là vinh quang cho Thiên Chúa. Đức
Giêsu khước từ việc gieo mình này. Người
không muốn tìm kiếm những kẻ ái mộ mình.
Người mong muốn có những kẻ đi theo
Người, nghĩa là những kẻ muốn bắt
chước lối sống của Người.
Trong suốt sứ vụ của
Người, Đức Giêsu đã khước từ
việc ban cho dân chúng những kiểu dấu lạ, ngay
cả khi người ta ép buộc Người phải làm
như vậy. Những loại dấu lạ này không có ích
lợi gì cả, không đòi hỏi điều gì tốt
đẹp nhất nơi chúng ta, mà chỉ hạ thập
giá trị của lòng tin. Lòng tin không phải là ma thuật.
Sự thánh thiện không hệ tại ở việc cố
gắng ép buộc Thiên Chúa phải làm theo ý muốn của
chúng ta, nhưng là nỗ lực bắt buộc chính bản
thân mình phải làm theo thánh ý Thiên Chúa.
Các chước cám dỗ là đòn
tấn công trên tất cả những yếu tố cơ
bản đối với sứ vụ của Đức
Giêsu. Vâng, Người đến để thiết
lập một vương quốc, nhưng không phải là
loại vương quốc mà Satan đề nghị. Và
Người đã khước từ chước cám
dỗ đạt được vương quốc
bằng phương tiện trần thế.
Cả ba chước cám dỗ
cuối cùng đều quy hướng về cùng một
điều: đặt những thứ vật chất và
vinh quang bản thân lên trước hết, kế đó,
mới đến các điều thiêng liêng và Thiên Chúa. Nói
chung, đây là những chước cám dỗ chủ
yếu trong Giáo Hội của Người, và nơi mỗi
người chúng ta là các thành viên trong Giáo Hội. Chúng ta
phải luôn hướng mắt về Đấng đã
khước từ biến những hòn đá thành bánh,
tự gieo mình xuống khỏi nóc Đền Thờ, và cai
trị bằng quyền lực.
Kinh nghiệm này đã giúp cho
Đức Giêsu tự thấu hiểu sứ vụ của
Người là gì, và làm thế nào để hoàn tất
sứ vụ đó. Và một khi đã biết
được sứ vụ của mình là gì, thì
Người quyết định hoàn toàn tận hiến cho
sứ vụ đó.
Chước cám dỗ không phải
là những thứ chỉ xảy ra một lần mà thôi,
không bao giờ chúng kết thúc, mà có thể trở lại
một lần khi có cơ hội. Trong suốt cuộc
đời của Đức Giêsu, chước cám dỗ
vẫn tiếp tục xảy ra, bởi vì ma quỷ
vẫn cứ tìm mọi cách để xói mòn sứ vụ
của Người, mặc dù là vô hiệu. Ngay cả khi
Người đã bị treo trên thánh giá, chúng ta vẫn nghe
thấy tiếng vang vọng của chước cám dỗ
thứ hai “Nếu ông ta là Đấng Mêsia, thì ông ta hãy
xuống khỏi thánh giá, rồi chúng ta sẽ tin ông
ấy”.
Tất cả những ai đang
đấu tranh để sống một cuộc sống
tốt đẹp, đều có thể ghi lòng tạc
dạ điều này: Việc chống trả lại
chước cám dỗ không hề dễ dàng đối
với Đức Giêsu, cũng không dễ dàng đối
với chúng ta. Nhưng nơi Đức Giêsu, chúng ta có
được một người anh, Đấng biết
được rằng chúng ta đang phải chiến
đấu với cái gì. Người tha thứ cho chúng ta,
và nâng chúng ta lên, khi chúng ta vấp ngã. Người ban cho
chúng ta khả năng tuân theo lời của Thiên Chúa, tin
tưởng nơi Người và chỉ thờ
phượng một mình Người mà thôi.
Suy Niệm 2. KHÔNG CHỈ BẰNG
CƠM BÁNH
Con người không chỉ
sống bằng cơm bánh. Cơm bánh chỉ là một trong
những thức ăn chủ yếu của cuộc
sống –cuộc sống thân thể. Để nuôi
dưỡng một con người, không giống như
vỗ béo một con vật. Cơ thể của chúng ta
cần có lương thực. Những linh hồn của
chúng ta cũng vậy. Linh hồn của chúng ta đang khao
khát lương thực nuôi dưỡng. Câu chuyện
về Elvis Presley minh hoạ hùng hồn cho chân lý này.
Elvis trở nên rất giàu có. Ông ta
sở hữu 8 xe hơn, 6 xe máy, 2 máy bay, 16 T.V., một toà
lâu đài rộng lớn, và nhiều tài khoản ngân hàng.
Vượt lên trên tất cả những thứ đó, anh
ta còn là thần tượng của nhiều người
hâm mộ. Tuy nhiên, anh không hề có hạnh phúc. Giữa
tất cả sự giàu có và thành công của mình, anh ta
đã phải trải qua tình trạng bất ổn về
tinh thần, và thường than phiền về nỗi cô
đơn, buồn chán.
Anh giãi bày tâm sự với một
phóng viên “Tiền bạc gây ra nhiều chuyện nhức
đầu”.
Mẹ của anh rất lo lắng
cho anh. Không bao giờ bà muốn anh bị những
chuyện đó. Bà chỉ đơn giản mong muốn anh
trở về nhà, mua một cửa hàng bán vật dụng
trong nhà, cưới vợ và có con.
Càng ngày, anh càng trở nên sợ hãi
và trầm cảm. Năm lên 22 tuổi, anh nhận thấy
là không còn thế giới nào để chinh phục nữa.
Tình trạng bất ổn này có thể là một cơ
hội. Đây là một lời nhắc nhở rõ ràng
rằng “con người không chỉ sống nguyên bằng
bánh”, nghĩa là chỉ sống bằng những thứ
vật chất mà thôi.
Thông điệp này vang lên lớn
tiếng và rõ rệt trong bài Tin Mừng hôm nay. Đây là
một thông điệp quan trọng, và có lẽ thích
hợp với ngày nay hơn bao giờ hết. Mặc dù
chúng ta có thể nhận thấy được lẽ
phải của bức thông điệp này, nhưng trên
thực tế, thật không dễ dàng thực hiện.
Chúng ta không chỉ sống bằng cơm bánh –ít nhất là
không, nếu chúng ta mong muốn được sống
dồi dào, và hoàn toàn được nuôi dưỡng
với tư cách là con người và con cái của Thiên Chúa.
Vậy chúng ta còn cần đến điều gì khác
nữa. Chúng ta cần đến Lời Chúa.
Bạn hãy thử tưởng
tượng cảnh cha mẹ nuôi dưỡng con cái
của họ, mà không bao giờ nói một lời nào
với con trẻ, không hề hướng dẫn, khích
lệ, xác nhận, an ủi. Không bao giờ họ nói
một lời để truyền đạt sự bình an
và đón nhận, hoặc tình yêu thương và niềm vui.
Cơ thể của con trẻ có thể được
nuôi dưỡng, nhưng tâm trí và linh hồn của chúng
bị trống rỗng. Chúng ta là con cái của Thiên Chúa.
Chúng ta cần được nghe Lời của
Người.
Nếu chỉ có cơm bánh, không
phải lúc nào cũng sẽ đảm bảo
được sự sống còn, ngay cả về mặt
thể lý. Thi sĩ Irina Ratushinkaya đã sống một
thời gian trong nhà tù cộng sản ở Ngài (với
tư cách là tù nhân chính trị). bà nói
“Nhiều người phụ nữ có nhiều thức
ăn hơn tôi, tuy nhiên, họ vẫn bị chết”.
Điều gì đã giữ cho bà còn sống
được. Chắc hẳn là nhờ đức tin Kitô
giáo của bà.
Không phải chỉ có cơ
thể con người mới đói khát. Tâm hồn và tinh
thần con người cũng biết đói khát nữa.
Chúng ta sẽ không được nuôi dưỡng
đầy đủ, cho đến khi chúng ta thừa
nhận sự đói khát của tâm hồn và tinh thần.
Đức Giêsu thách đố chúng
ta hướng tới những nỗi khát khao sâu xa hơn
và những nhu cầu lớn lao hơn của chúng ta. Tâm
hồn thực sự khát khao điều gì? Thưa
rằng tâm hồn khát khao lương thực không thể
hư nát –Lời Chúa. Lời Chúa có sức mạnh nuôi
dưỡng chúng ta. Lời Chúa nuôi dưỡng chúng ta
bằng tấm bánh của cuộc sống có ý nghĩa,
tấm bánh của niềm hy vọng, và vượt lên trên
tất cả, đó là tấm bánh của tình yêu.
CÂU CHUYỆN KHÁC.
Đức Giêsu đã trải qua 40
ngày trong sa mạc, trong sự suy niệm và cầu
nguyện. Sa mạc có thể là một nơi khắc
nghiệt, nhưng đó lại là một chỗ lý
tưởng để suy niệm và cầu nguyện.
Kinh nghiệm sa mạc đến
vào giây phút quan trọng trong cuộc đời của
Đức Giêsu, thời gian của sự thức tỉnh
lớn lao. Không thể nào gọi là cường
điệu, khi nói về tầm quan trọng của sa
mạc đối với Đức Giêsu. Thật vậy,
càng ngày, Người càng yêu thích sự cô tịch, và có thói
quen tìm đến với sa mạc, vào những lúc khó
khăn trong cuộc đời của Người. Khi dân
chúng và các sự kiện tìm cách vây bọc lấy
Người, thì Người sẽ lẻn vào nơi hoang
vắng, để tự phục hồi và lại hiến
thân cho Chúa Cha. Hiện tại, Người đang đào
sâu cảm nhiệm sa mạc đầu tiên này.
Chúng ta cũng cần có một
nơi yên tĩnh để suy niệm và cầu nguyện.
Thông thường, chúng ta hay sống một cách điên
rồ và thiếu mất đời sống thiêng liêng,
cứ để mặc cho những ước muốn ngu
xuẩn đưa dẫn, và những thói quen ích kỷ
đầu độc. Chúng ta bị những tiếng
ồn ào và những sinh hoạt liên tục vây hãm. Chúng ta
đặt sai những thứ tự ưu tiên. Chúng ta không
thể hoặc không muốn sự cô tịch, không muốn
được yên tĩnh, không muốn cảnh tĩnh
mịch. Và chúng ta lại thắc mắc tại sao mình không
có hạnh phúc tại sao mình cảm thấy không dễ dàng gì
trong việc tiếp cận với người khác, và
tại sao mình không thể nào cầu nguyện
được.
Chúng ta cần đến sự
cố tích. Khi ở một mình, chúng ta bắt đầu
đứng trên đôi chân của mình, trước mặt
Thiên Chúa và thế giới, và hoàn toàn chấp nhận
chịu trách nhiệm đối với cuộc sống
của bản thân. Các ẩn sĩ đi vào sa mạc, không
phải để tự để tự đánh mất,
nhưng là để tìm được chính mình. Trong sự
cổ tích, chúng ta gặp gỡ những trò quỷ quái
của chúng ta, những đam mê, thú tính, cơn tức
giận, nhu cầu được nhìn nhận và
được tán thành của chúng ta.
Và chúng ta không đi vào nơi hoang
vắng để tránh khỏi người khác, mà
để tìm thấy họ trong Thiên Chúa. “Chỉ khi ở
nơi cô tịch và thinh lặng, tôi mới có thể tìm
thấy sự tử tế mà nhờ đó, tôi có
được khả năng để yêu mến các anh
chị em tôi” (Thomas Merton).
|