NGƯỜI MÙ -- CON MẮT
Suy niệm của Noel Quesson
Trong bản văn Lc 6, 34-49, ta thấy một
chuỗi những phán quyết của Đức Giêsu hơi
bất thường, được nối kết giữa
những phán quyết này với những phán quyết kia nhờ
những từ mốc nối (“mức độ”, “mắt”,
“cây”, “miệng”, “nhà”). Sự lặp đi lặp lại những
từ thường được gọi là “tiếng này gợi
lại tiếng kia”, là một cách thức
được sử dụng trong các nền văn minh truyền
khẩu, không có chữ viết, để ghi nhớ một
số lời nói nào đó. Nhờ đó, ta mới có một
bằng chứng tốt về sự nắm giữ Lời
Chúa Giêsu mà các thế hệ đầu tiên của Kitô giáo đã
bảo trì, không phải ở trong “sách vở”, nhưng ở
trong “ký ức và trong lòng họ”.
Còn tôi, tại sao tôi không biết
học thuộc lòng một số câu nào của Chúa Giêsu?
Mù mà lại dắt mù được
sao? Lẽ nào cả hai lại không sa
xuống hố?
Qua hình ảnh cụ thể này, Đức Giêsu
muốn cảnh giác: hãy có thái độ sáng suốt. Anh em đừng
để người ta lôi cuốn mà không kiểm chứng
mình đang đi đâu, đang theo ai? Có những người hướng dẫn giả,
những ngôn sứ giả, làm dân chúng lầm lạc … Anh em
hãy mở to mắt mà nhìn.
Sao ngươi thấy cái rác trong con mắt của
anh em, mà cái xà trong con mắt của mình lại không thấy?
(Từ móc nối: người mù, con mắt).
Qua hình ảnh cụ thể khác, Đức
Giêsu dạy: anh em hãy tỏ ra sáng suốt đối với
chính mình. Anh em biết phòng ngừa biết bao người
hướng dẫn giả, các ngôn sứ giả … Anh em thường
phẩm bình những vị có trách nhiệm hay các người
anh em khác dễ dàng … Vậy anh em hãy nhìn kỹ vào đời
sống riêng tư của mình cách sâu xa hơn … Hãy mở to
mắt trên chính mình! Hãy tự phê bình mình trước
đi.
Anh em rất dễ nhìn thấy khiếm khuyết
của Giáo Hội, của các linh mục, các Kitô hữu, thường
không đồng lập trường với anh em về một
số điểm nào đó … Thế thì, thỉnh thoảng
anh em hãy để ý nhìn ra những khiếm khuyết riêng của
mình xem sao.
Sao ngươi lại dám nói với người
anh em: “Này anh, hãy để tôi lấy cái rác trong con mắt
anh ra”… Đồ giả hình! Lấy cái xà ra khỏi mắt
ngươi trước đã …
Chúng ta không thường làm giảm nhẹ sắc
thái của Tin Mừng sao! Ta không ưa những lời nói
thẳng nhặt! Nhất là chúng lại nhắm
thẳng vào ta. Đức Giêsu có thể
đang nói với tôi, tôi thật là giả hình khi mở miệng
phẩm bình kẻ khác.
Cuộc sống chung quanh chúng ta sẽ vui thú hơn
biết bao, nếu ta đối xử nghiêm chỉnh với
mình hơn với người khác, nếu chính ta biết áp
dụng cho mình những lời khuyên tốt mà ta thường
nhiều lần nhắc nhở kẻ khác, nếu ta cùng mau
mắn cải thiện mình, đồng nhịp với việc
cải thiện tha nhân.
Ta không luôn đổ thừa rằng, chính vì lỗi
lầm của “kẻ khác” mà mọi sự trở nên xấu
hơn sao! Chẳng hạn như: Vì chính quyền làm điều
này … Các nghiệp đoàn đã không thực hiện việc
kia … Giá kể các chủ nhân tăng cường hơn ở
lãnh vực này … Giá kể các thợ thuyền tích cực hơn
ở vấn đề đó … Nếu các Cha sở đã làm
việc tốt hơn … Nếu chồng tôi khá hơn ở
điểm này … Nếu những người lối xóm của
tôi …
Lấy cái xà ra khỏi mắt
ngươi trước đã, rồi ngươi sẽ thấy
rõ, để lấy cái rác trong con mắt anh em.
“Nhìn lại đời sống” là một tập
luyện thiêng liêng phản ánh tinh thần Tin Mừng rất
cao: đó là đặt lại vấn đề về chính
mình, là ngắm lại, nhìn lại đời sống cá nhân
và những dấn thân riêng tư của mình. Nhưng thay vì duyệt
xét lại đời sống của mình, ta lại chỉ nhắm
đến việc phẩm bình kẻ khác; thì đó là một
bức hí họa đáng ghét!
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết sáng suốt,
biết nhìn rõ, nhờ đó chúng con có thể giúp đỡ
anh em chúng con nhìn rõ hơn.
|