Bước vào mùa luyện nhân đức để chiến
thắng tội lỗi
KHAI MẠC MÙA CHAY THÁNH
(Mt 6, 1-6; 16-18)
Lễ Tro, khai mạc
Mùa Chay
Thánh, bằng nghi thức làm phép tro và mỗi người nhận tro trên đầu,
cùng lúc
đó sẽ nghe được một
trong hai câu
Lời Chúa : Hãy ăn năn sám hối và
đón nhận Tin Mừng, hoặc :
Ta là thân
cát bụi sẽ trở về cát bụi (SLRM).
Mỗi khi Mùa Chay về, chúng ta nghe văng vẳng bên tai lời Chúa mời gọi: "Các ngươi hãy
thật lòng trở về với Ta trong chay tịnh, nước mắt
và
than van" (Joel 2,12).
Như thế,
hai ý tưởng trong Mùa Chay Thánh luôn song hành với
nhau, thứ nhất : chúng ta là những
con người yếu đuối, tội lỗi; thứ
hai : Thiên
Chúa là Người Cha giàu lòng thương
xót, Ngài luôn yêu thương chúng ta, Ngài sẵn
sàng tha
thứ và ban cho chúng ta sức mạnh
với tình
thương. Vì yếu đuối nên cần đến ơn Chúa, vì tội lỗi
nên muốn được Chúa thứ tha, nhưng
để lãnh nhận được ơn
tha thứ thì cẩn phải trở về
với Thiên
Chúa trong cầu nguyện, trong chay tịnh
và nước mắt, hướng tới tha nhân. Đó là ba việc phải làm trong Mùa Chay Thánh.
Ăn chay
Cầu nguyện
Và bố thí
Là ba việc
cần phải làm trong Mùa Chay, vì nó diễn
tả ba chiều kích, ba mối tương
quan giữa đương sự với Thiên Chúa và với anh em. Tương quan với Thiên Chúa là cầu nguyện, với tha nhân là bố thí và với chính mình là ăn chay. Ba tương quan này đồng hành với nhau và thể hiện cùng một lúc trong đời sống thường nhật của người
kitô hữu.
Để
ba tương quan này gắn kết với nhau,
điều kiện đã được
Chúa Giêsu
nói rõ đó là : nội tâm. Những việc chúng ta làm trong Mùa Chay xuất
phát từ sâu
thẳm của tâm hồn hướng
lên Thiên
Chúa và hướng đến anh em, chứ
không phải là
hình thức bên ngoài. Vì thế,
ăn chay, cầu nguyện cũng như bố thì là những việc được làm vì đẹp
lòng Chúa,
chứ không phải cho người
ta thấy.
Trước
hết phải khiêm nhường
Ăn chay, tiếng
La tinh là
jejunium, nghĩa là : " Tự
nhịn bất kỳ thức ăn nào". Khi nhịn chay, con người nhận ra mình lệ thuộc vào Thiên Chúa, "hạ mình" trước mặt Chúa, vì cảm thấy mình mỏng giòn, yếu đuối như
tác giả Thánh
vịnh nói : " Phần
tôi, những ngày chúng đau yếu, tôi đã từng khoác áo nhặm vào thân, lại ăn chay để hãm mình phạt
xác, lòng
tôi ấp ủ câu kinh lời nguyện”
( Tv 34, 13).
Khiêm nhường
khi ăn chay còn để Chúa thấy rằng chúng ta chẳng là gì nếu không có Chúa và thiết tha kêu cầu Chúa : " Bấy
giờ tất cả con cái Ít-ra-en và toàn dân đã lên Bết Ên; họ ngồi khóc tại đây trước nhan Ðức Chúa. Hôm ấy họ ăn
chay cho đến chiều. Rồi họ dâng lễ toàn thiêu và lễ kỳ an lên trước nhan Ðức Chúa " (x. Tl 20,
26) ; " Vua Ða-vít cầu
khẩn Thiên Chúa cho đứa trẻ,
vua ăn chay nhiệm nhặt, và khi về
nhà
ngủ đêm thì nằm dưới đất ; Vua trả lời:
"Bao lâu đứa bé còn sống, ta ăn chay và khóc lóc vì ta tự
bảo: "Biết đâu Ðức
Chúa
sẽ thương xót ta và đứa bé sẽ sống! " (2 S 12, 16.22), nhất là nhận
biết mình
là tội lỗi, là hư vô và cầu
xin ơn Chúa
tha : " Tôi ăn chay, mặc
áo
vải thô và rắc tro lên đầu rồi ngẩng
mặt lên Chúa Thượng là Thiên Chúa, để dâng lời khẩn nguyện
nài
van".
(Dn 9, 3). Việc giữ chay thể
xác chỉ có
ý nghĩa khi nhịn ăn đi kèm với việc trách xa tội lỗi : " Chúng nói: "Chúng
tôi ăn chay, sao Ngài không thấy,
chúng
tôi hãm mình, sao Ngài chẳng hay?"... Phải chăng đó là cách ăn chay mà Ta ưa chuộng trong ngày con người
phải thực hành khổ chế? Cúi rạp đầu như cây sậy
cây
lau, nằm trên vải thô và tro bụi, phải
chăng như thế mà gọi
là
ăn chay trong ngày các ngươi muốn
đẹp lòng Ðức Chúa? Cách ăn chay
mà Ta ưa thích chẳng phải là thế này sao: mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc,trả
tự do cho người bị áp bức,
đập tan mọi gông cùm? " (x. Is 58, 1-12), nếu không nó chỉ là phô trương.
Đừng
phô
trương
Chính Chúa Giêsu đã cảnh báo : "Các người
hãy cẩn thận, đừng phô trương công đức trước mặt người ta để cho
thiên hạ trông
thấy…khi các người
bố thí,
thì đừng thổi loa báo trước, như bọn giả hình làm ở nơi hội
đường và phố xá, để cho người ta ca tụng… Các ngươi có bố thì,
thì làm sao đừng để tay trái biết việc tay phải làm, để
việc ngươi bố thí được
giữ kín.
Và Cha ngươi, Đấng thấu suốt
mọi bí
ẩn, sẽ trả công cho người " (Mt 6, 1-6).
Trong Kinh Thánh, Chúa tố cáo
mạnh nhất cái vẻ bề ngoài, hay là giả hình.
Vi khi giả hình, con người
giáng cấp Thiên Chúa, họ đặt Ngài xuống hàng thứ hai, đặt tạo
vật, công
chúng lên chỗ nhất: "Người
phàm chỉ thấy điều mắt thấy, còn Đức Chúa thí thấy tận đáy lòng" (1Sm 16,
7). Trau dồi dáng vẻ
bên ngoài
của chúng ta hơn tâm hồn
chúng ta
có nghĩa là coi người phàm trọng hơn Thiên Chúa.
Như vậy,
vẻ bề ngoài hay sự giả hình tự bản chất là một sự thiếu
đức tin: nhưng đó cũng là một
sự thiếu đức bác ái đối
với tha nhân theo nghĩa nó có xu hướng
qui những con người thành những kẻ
say mê. Sự giả hình không công nhận phẩm giá thích đáng của họ, nhưng thấy họ tùy thuộc hình
ảnh của chính mình. Thiếu
đức tin và thiếu đức bác ái, việc làm
sẽ trở nên vô ích, nên không có được công
phúc gì.
Thực
hành
bác ái
Sống mùa Chay Thánh, ngoài việc ăn chay, cầu nguyện, chúng ta còn phải thực hành bác ái. Ăn chay để
giảm bớt những chi tiêu, giảm bớt
những ham muốn của xác thịt... Cầu
nguyện để gặp được Chúa, để hướng về hạnh phúc đời sau. Làm việc bác ái để cảm nhận, để xót xa và để
làm xoa dịu những nỗi thống khổ vất vả nơi
những mảnh đời thật sự đau thương
cần ta trợ giúp.
Tóm lại, mùa Chay hàng năm
là dịp để ta hướng lòng lên Thiên Chúa và mở lòng
ra với tha nhân trong tình yêu thương. Như vậy ăn chay mà lòng không hướng về
Chúa,
không cầu nguyện thì chưa phải là
ăn chay đúng ý hướng của Giáo hội. Vừa ăn chay vừa cầu nguyện mà không làm việc bác
ái thì thiếu đi tình người, thiếu đi lòng thương xót đối với những mảnh đời đang thật
sự cần ta trợ giúp. Vì thế, chủ
đề của sứ điệp Mùa Chay năm nay lấy từ thư của thánh Phaolô gởi
giáo
đoàn Rôma: “Muôn loài thọ
tạo những ngong ngóng đợi
chờ ngày Thiên Chúa mặc khải
vinh quang của con cái Người.” (Rm 8,19). Đức Giáo hoàng Phanxicô dạy
: “Chay tịnh, nghĩa là học
cách
thay đổi thái độ của chúng ta đối với
người khác và tất cả những
loài
thọ tạo, học cách từ bỏ cám dỗ “nuốt chửng”
mọi thứ để thỏa mãn lòng khao khát tham
lam của chúng ta và sẵn sàng chịu đựng
cho tình
yêu, là điều có thể lấp đầy sự trống rỗng trong con
tim chúng
ta. Lời cầu nguyện dạy
chúng
ta từ bỏ thói thờ ngẫu tượng và sự
tự mãn của bản ngã, giúp ta nhìn ra rằng chúng ta cần đến Chúa và lòng thương
xót của Ngài. Việc bố thí, nhờ đó chúng ta thoát khỏi sự điên rồ
của việc tích trữ mọi thứ
cho bản thân với niềm tin viễn
vông
rằng chúng ta có thể bảo đảm cho mình một
tương lai không hề thuộc về
chúng
ta. Và như thế, chúng ta có thể tái khám phá niềm vui trong chương
trình
của Chúa dành cho sáng tạo và cho mỗi người
chúng
ta, đó là yêu mến Người,
anh chị em của chúng ta, và toàn bộ
thế giới, và tìm thấy nơi tình yêu này hạnh phúc đích thực của
chúng
ta”
(Trích Sứ Điệp Mùa Chay 2019).
Vào cuối
sứ điệp, Đức Giáo hoàng khuyên chúng ta rèn nhân đức để chiến thắng tội lỗi: “Chúng ta hãy bỏ lại sau lưng tính ích kỷ
và
sự tự hấp thụ vào chính mình, nhưng
hướng đến sự Phục
sinh của Chúa Giêsu. Chúng ta hãy đứng
bên
cạnh những anh chị em
đang túng thiếu của chúng ta, chia sẻ những của cải tinh thần và vật chất của chúng ta với
họ. Nhờ thế, khi chào đón vào cuộc
sống của chúng ta một cách cụ thể chiến thắng của Chúa Kitô trên tội lỗi và cái chết, chúng ta cũng sẽ phản chiếu ánh quang rạng
rỡ quyền năng biến đổi của chiến
thắng ấy cho tất cả các tạo vật” (Trích Sứ Điệp Mùa Chay 2019).
Xin Chúa Thánh Thần
nâng
đỡ những quyết tâm của chúng ta trong suốt hành trình của Mùa
Chay Thánh này cho nên. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
|