LÀ HOA QUẢ CỦA
TRÁI TIM
Trích trong ‘Mở Ra Những Kho Tàng’ của
Charles E. Miller
Chúng ta sống trong thời đại kỳ
diệu giống như Tivi, máy tính và những cuộc du hành
không gian. Hàu như mỗi ngày, những điều kỳ diệu
đều hé mở. Ai biết được những gì sẽ
xảy ra kế đó? Và một trong những điều kỳ
diệu lớn nhất mà chúng ta cảm nghiệm được
mỗi ngày sống, cũng giống như là từ khi bình
minh của nòi giống con người. Đó là sự kỳ
diệu của ngôn ngữ. Quả thật nếu không có ngôn
ngữ thì khó thấy được sự kỳ diệu
của thời đại chúng ta có thể phát triển bởi
vì sự cộng tác giữa những con người với
nhau thì quá khó khăn, ngn làm cho mọi sự có thể ngay
khi không thể.
Ngôn ngữ của con người không đơn
giản được rút ra từ trên một ngàn năm
qua do kinh nghiệm. Ngôn ngữ là một đặc ân của
Thiên Chúa tuôn trào từ chân lý mà chúng ta đã được
tạo dựng nên theo hình ảnh và giống như Thiên Chúa.
Điều đó nâng chúng ta lên như là hữu thể con
người vượt trên những tạo vật khác và thật
sự đã làm cho chúng ta nên giống Thiên Chúa. Từ đời
đời chính Thiên Chúa đã là Ngôi Lời. Ngôi Lời mà chúng
ta đã biết từ mạc khải Người Con thần
linh của Cha. Ngài đã có từ nguyên thủy với Thiên
Chúa và là Thiên Chúa. Tất cả những lời nói của
con người chúng ta thì không có vấn đề gì trong ngôn
ngữ nhưng được thông dự vào trong Lời của
Thiên Chúa. Đặc ân ngôn ngữ của Thiên Chúa thì quý giá biết
bao mà chúng ta không được coi thường. Những lời
đến từ chúng ta như là hoa quả đến từ
cây. Trái xấu thì đến từ cây xấu và sách Khôn
ngoan ngày hôm nay đã cảnh cáo chúng ta rằng, những lỗi
của con người đã xuất hiện khi hắn nói.
Nói một cách khác, trái tốt thì đến từ cây tốt.
Như thế Chúa Giêsu đã nói với chúng ta rằng một
người tốt sẽ sinh điều tốt, như từ
điều tốt ở trong lòng của nó. Những từ
ngữ của con người chúng ta sẽ là một diễn
tả sự tốt lành của chúng ta.
Dĩ nhiên con người chúng ta được
tự do sử dụng những đặc ân của Thiên
Chúa theo điều đúng hoặc sai. Có lần chúng ta nói điều
tốt nhưng lúc khác chúng ta lại nói điều xấu.
Có lần chúng ta diễn tả sự kính trọng và tình yêu
với những lời hay ý đẹp, nhưng lúc khác chúng
ta lại tỏ ra mất kiên nhẫn và thù hận. Lúc này chúng
ta nói sự thật, lúc khác chúng ta lại không nói sự thật.
Chúng ta có thể đồng ý rằng chúng ta
không khinh thường những đặc ân của Thiên Chúa,
cố gắng để sửa sai những từ ngữ của
mình, nhưng sự thay đổi trái tim của chúng ta thì giống
như cố gắng sinh sản ra những trái tốt từ
cây xấu vậy. Chúng ta cần thay đổi bên trong của
chúng ta. Đó là lý do vì sao mà Thiên Chúa muốn khi Ngài nói: “Mỗi
người hãy nói từ sự phong nhiêu của lòng mình”.
Sự phong nhiêu nơi tâm hồn của chúng
ta là gì? Với sự tốt lành nào mà tâm hồn đó
đã được tràn đầy? Không có điều gì hơn
sự tốt lành phong phú của Thiên Chúa. Vào mỗi ngày Chúa
Nhật nơi Thánh Lễ chúng ta đã nghe những lời,
những lời rất quan trọng, những lời phản
ảnh Ngôi Lời lớn lao của Thiên Chúa. Chúng ta nghe những
lời trong Thánh Kinh. Đức Kitô Ngôi Lời của Thiên
Chúa đã nói với chúng ta khi những lời Thánh Kinh được
tuyên bố trong phụng vụ. Từ những lời thánh
này, chúng ta học được về Thiên Chúa và học được
về chúng ta. Thí dụ trong bài đọc thứ hai của
Thánh Phaolô ngày hôm nay đã nói với chúng ta về giá trị
lớn lao như là con cái của Thiên Chúa. Chúng ta rất giá trị
trong đôi mắt của Thiên Chúa, cái chết thì không phải
là tận cùng của chúng ta, sự chết đã được
Đức Kitô chế ngự, Thánh Phaolô đã tuyên bố chân
lý này để cho tâm hồn của chúng ta được
tràn đầy sự tốt lành của Thiên Chúa, nhưng ngài
cũng trình bày cho chúng ta là lời nói của chúng ta phải
tuôn trào một sự hiểu biết về sự nhân lành đó.
Ngài cũng nói thêm sự tuôn trào đó sẽ có giá trị phát
xuất từ tâm hồn của chúng ta: “Hãy cảm tạ Thiên
Chúa, Đấng đã ban cho chúng ta chiến thắng nhờ
Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta”.
Nếu tâm hồn của chúng ta được
tràn đầy sự nhân lành của Thiên Chúa và những lời
của chúng ta được tràn đầy sự nhân lành.
Chúng ta sẽ không dùng những lời xấu nhưng là những
lời tốt. Chúng ta sẽ làm tốt nếu mọi người
nghe chúng ta nói có thể cảm nhận rằng chúng ta nói như
Đức Giêsu Kitô đã nói xưa kia trên mặt đất
này. Tiếp đó, đối với lời nói của chúng
ta, chúng ta có thể đáp cách đúng đắn rằng: “Hãy
cảm tạ Thiên Chúa”.
7. Sống những gì Chúa muốn
Những lời trong Bài Tin Mừng hôm nay dường
như Chúa muốn nhắm tới các thầy dạy trong đạo
Do Thái thời Ngài, tuy nhiên chúng ta cũng có thể tìm ra được
một vài áp dụng cho chính chúng ta.
1. Chúa muốn nói rằng muốn hướng
đẫn, muốn dạy dỗ người khác thì trước
hết phải "biết" điều mình hướng
dẫn, mình dạy trước. Vì "mù dắt mù, thì cả
hai sẽ lăn cù xuống hố" (Lc 6,39). Mình có biết,
có sáng mắt thì mới thấy đường mà hướng
dẫn anh em mình.
Bởi thế, điều kiện để
được trở thành người hướng dẫn
kẻ khác là phải biết mình. Và cách để giúp mình biết
mình trước, tốt nhất là phải học và biết
lắng nghe, nhất là lắng nghe những người không
ưa mình nói về mình.
Một ông vua kia được viên quan cận
thần báo cho một tin khẩn như sau:
- Thưa ngài, kẻ đã luôn luôn phê bình chính
sách của ngài nay bị bịnh nặng, sắp qua đời,
từ nay chúng ta sẽ được yên thân hơn.
Nghe tin báo, thay vì vui mừng thì nhà vua lại
ra lệnh cho viên quan đại thần như sau:
- Hãy mau đi tìm vị lương y giỏi
nhất nước đến chữa trị cho người
bệnh đó. Ta không muốn kẻ đó phải chết,
hãy làm mọi cách để cứu sống kẻ đó.
Quan đại thần ngạc nhiên hỏi lại:
- Thưa ngài, người này là người
luôn luôn phê bình đường lối cai trị của ngài.
Nếu ông ta mà chết đi, thì có lợi cho ngài hơn, cớ
sao ngài lại muốn như vậy, và ra lệnh phải tìm
đủ mọi cách chữa trị cho người đó sống.
Nhà vua trả lời:
- Chính vì người đó dám lên tiếng phê bình
ta, nên ta lại càng phải lo cứu sống người đó.
Ta cần một con người can đảm như vậy
hơn là những người lúc nào cũng chỉ biết
có tung hô vạn tuế.
Chúng ta thường có khuynh hướng thích được
khen thưởng hơn là biết lắng nghe những lời
thành thật giúp chúng ta thanh luyện khỏi những điều
tiêu cực, nhất là khi chúng ta có chút ít quyền hành. Bởi
thế, muốn biết rõ về mình nhiều hơn, chúng
ta lại càng cần phải có những kẻ can đảm,
dám nói cho chúng ta biết những sự thật, điều
lầm lỗi của chúng ta, để biết sửa chữa
và giúp mình vươn lên.
2. Tiếp đến, Chúa bảo muốn cho
lời dạy của mình có sức quyến rũ và thuyết
phục được người khác thì phải sống
những điều mình dạy trước đã. "Sao
anh lại có thể nói với người anh em: 'Này anh, hãy
để tôi lấy cái rác trong con mắt anh ra', trong khi chính
mình lại không thấy cái xà trong con mắt của mình?- Lấy
cái xà ra khỏi mắt ngươi trước đã, rồi
sẽ thấy rõ, để lấy cái rác trong con mắt người
anh em!"(Lc 6,42)
Trong Tin Mừng chúng ta thấy, khi Chúa muốn
dạy điều gì, thì Chúa đã làm trước.
Các việc ở đời cũng vậy.
Cha mẹ muốn con cái siêng năng đạo
đức, thì chính cha mẹ hãy siêng năng đạo đức
trước. "Chân mình thì lấm mê mê, lại cầm bó
đuốc mà rê chân người" thì không được.
Nói tới đây tôi nhớ tới một câu
truyện có thật. Truyện thế này:
Năm 16 tuổi, Albert Einstein thường thích
làm bạn với những đứa trẻ chỉ thích
ham chơi chứ không thích học hành. Vì thế mà việc
học hành của cậu ngày càng kém, thậm chí nhiều lần
còn phải thi lại.
Một buổi sáng chủ nhật nọ,
Einstein chuẩn bị cần câu để đi câu với
bọn trẻ đó thì bị bố ngăn lại và nói:
- Con trai, suốt ngày bố thấy con chỉ
biết ham chơi, lại còn vài môn phải thi lại. Bố
mẹ rất lo cho tương lai của con.
Einstein thản nhiên đáp lại bố:
- Chẳng có gì đáng lo cả bố ạ. Bố
thấy đấy, nhiều đứa cũng phải thi
lại, đâu phải vì chúng suốt ngày đi chơi?
Bố ân cần
nói với Einstein:
- Con trai, con
không được nghĩ như thế. Bố kể cho
con nghe một câu chuyện ngụ ngôn nhé. Có hai chú mèo nhỏ
chơi đùa cạnh ống khói. Vì không cẩn thận nên
cả hai đều rơi xuống ống khói, khó khăn
lắm chúng mới bò ra ngoài được. Hai chú mèo
nhìn nhau, một chú mèo mặt nhem nhuốc bụi khói, còn chú
mèo kia thì rất sạch sẽ. Chú mèo sạch sẽ nhìn chú
mèo mặt dính đầy khói, tưởng rằng mặt mình
cũng bẩn nên vội vàng chạy đi rửa mặt. Còn
chú mèo mặt dínhđầy bụi kia tưởng mặt mình
sạch nên chạy đến chỗ khác chơi. Những
con vật khác nhìn thấy nó đều bỏ chạy tán loạn,
tưởng rằng nhìn thấy yêu quái. Con trai, chúng ta không
nên coi người khác là chiếc gương của mình, chỉ
có mình mới là chiếc gương cho chính mình thôi.
Sau khi nghe bố kể câu chuyện, Einstein xấu
hổ đặt cần câu xuống, quay về phòng học.
Vâng! Muốn cho lời nói có uy, có nghĩa là có
sức thuyết phục thì ta phải sống trước.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa giúp cho mỗi người
biết sống những gì Chúa muốn, để chúng ta có
thể nên những chứng nhân cho Ngài giữa cuộc sống
hôm nay. Amen.
|