CỌNG RƠM VÀ CÁI XÀ
SƯU TẦM
Sống trên đời, chúng ta
giống như một người đeo hai cái giỏ.
Cái giỏ phía trước mặt thì đựng
những sai lỗi của người khác, còn cái giỏ phía
sau lưng thì chất đầy những sai lỗi của
bản thân.
Vì thế, chúng ta thường
nhìn thấy rất rõ những sau lỗi của người
khác để rồi lên tiếng phê bình một cách gay gắt
và chỉ trích một cách thậm tệ.
Trong khi đó, những sao lỗi
của bản thân thì lại chẳng nhìn thấy. Và nếu
có nhìn thấy chăng nữa, thì cũng sẽ đưa
ra một ngàn lẻ một lý do để bênh vực và bào
chữa:
- Vì thế này, bởi thế kia,
tại thế nọ… nên mới ra nông nỗi. Còn nếu cứ
như thế này, cứ như thế kia,
cứ như thế nọ… thì đâu đến nỗi.
Chúng ta nên nhớ một câu danh ngôn của người
Pháp:
- Avec les “si”, on peut mettre Paris
dans une bouteille. Có nghĩa là với những chữ
“nếu”, người ta có thể bỏ cả thành phố
Paris vào trong một cái chai.
Sở dĩ như thế nhiều
khi chỉ vì cái dã tâm, cái ác ý của chúng ta mà thôi. Thực
vậy, rất nhiều lần chúng ta đã muốn vùi dập
người khác xuống tận bùn đen, còn bản thân chúng
ta thì lại muốn được ca tụng, được
vượt trổi lên đến tận mây xanh.
Sự ghen ghét làm mờ cả đôi mắt
chúng ta , như tục ngữ đã diễn
tả:
- Việc người thì sáng, còn việc mình
thì quáng.
- Chân mình những phẩm lê nhê,
Lại cầm bó đuốc mà rê
chân người.
Đáng lẽ ra chúng ta phải
cư xử nghiêm khác với bản thân mình mà rộng rãi với
người khác, thì chúng ta lại hành động trái ngược
lại, cư xử nghiêm khắc với người khác mà
rộng rãi với chính bản thân mình.
Đáng lẽ ra chúng ta phải
lấy cái xà ra khỏi mắt chúng ta trước đã, rồi
mới thấy mà lấy cái rơm, cái rác ra khỏi mắt
anh em mình, thì trái lại, chúng ta chỉ thấy được
cái rơm, cái rác trong mắt anh em, mà quên đi cái xà còn đang
nằm ở trong mắt mình.
Hơn thế nữa, người xưa đã
nói:
- Nhân vô thập toàn, có nghĩa là chẳng ai là
người hoàn toàn, trái lại ai cùng có những khuyết điểm
của mình.
Hay như Thánh vĩnh cũng đã bảo:
- Người công chính mỗi ngày còn sai lỗi
tới bảy lần, huống nữa là chúng ta.
Thân phận con người thật là mỏng
dòn và dễ vỡ như một chiếc bình sành, chúng ta có thể
vấp ngã bất kỳ lúc nào và bất kỳ ở đâu.
Sở dĩ chúng ta còn đứng vững và trung
thành cho tới ngày hôm nay, tất cả đều do sự
trợ giúp và nâng đỡ của tình thương và ơn
sủng Chúa.
Vì thế, điều quan trọng đó là phải
biết nhìn nhận những sai lỗi khuyết điểm
của mình, để rồi cố gắng uốn nắn,
nỗ lực sửa đổi, nhờ đó thăng tiến
bản thân, đổi mới cuộc đời.
Đức Hồng y Verdier đã phát biểu
như sau:
- Kể từ khi làm Tổng Giám mục Paris,
tôi đã bị thiệt mất ba điều quí giá, một
là không còn được đi lại tự do,
vì công việc quá nhiều. Hai là không có bạn bè, vì ai cũng sợ làm mất thời giờ
của tôi. Ba là không được nghe biết
sự thật, vì kính nể nên ai cũng khen ngợi và tâng
bốc tôi.
Vì thế, để biết rõ mình hơn, chúng
ta cần phải khiêm nhường để hồi tâm xét
mình, kiểm điểm lại cuộc sống xem trong mối
liên hệ đối với Thiên Chúa, đối với tha
nhân và đối với bản thân có gì là trục trặc,
có gì là bất ổn.
Việc xét mình và kiểm điểm như thế
giống như việc chúng ta soi mình vào trong gương,
xem trên khuôn mặt chúng ta có nhọ nhem và mang vết bẩn
hay không, nếu có thì chúng ta phải vội vã cọ rửa
và lau chùi ngay.
Người xưa đã từng khuyên nhủ:
- Tri bỉ, tri kỷ, bách chiến bách thắng.
Có nghĩa là biết mình, biết người, trăm trận
trăm thắng.
Muốn biết mình, không gì hơn
là phải xét mình, phải kiểm điểm bản thân và
cuộc sống chúng ta.
Ngày xưa, thánh Augustinô vốn thường có
thói quen cầu nguyện vời những lời lẽ như
thế này:
- Domine, noverim te et noverim me.
Lạy Chúa, xin cho con biết Chúa và xin cho con biết con. Biết
Chúa để nhờ đó con sẽ yêu mến Chúa nhiều
hơn. Biết con để nhờ đó sẽ uốn nắn
sửa đổi nhưng sai lỗi khuyết điểm,
hầu luôn sống đẹp lòng Chúa.
Cầu nguyện
Lạy Chúa, nhân vô thập toàn, đã là người
thì ai cũng có những sai lỗi và khuyết điểm của
mình. Đứng trước những khuyết điểm
của người khác, xin Chúa cho chúng con biết cảm thông
và tha thứ, như Chúa đã từng cảm thông và tha thứ
cho chúng con cũng như cho những kẻ tội lỗi
trong Phúc âm. Còn đứng trước những sai lỗi của
bản thân, xin Chúa giúp chúng con biết nhận lỗi, xin lỗi
và nhất là sửa lỗi, để nhờ đó chúng con
thăng tiến bản thân, đổi mới cuộc đời
và luôn làm đẹp lòng Chúa.
|