Chan chính qua hành động
Chú giải của Noel Quesson
Luca đã tập họp trong bài diễn từ
này của Đức Giêsu, những câu ngắn, những “logia
" hoặc “lời” về thái độ của các môn đệ
chân chính: Chúa nhật vừa rồi, chúng ta đã nghe giớ
răn phải yêu thương các kẻ thù... hôm nay, vấn
đề là thái độ của chúng ta đối với
anh em trong cộng đoàn...
Đức Giêsu còn kể cho môn đệ dụ
ngôn này: “Mù mà lại dắt mù, được sao? Lẽ nào
cả hai lại không sa xuống hố?”
Đây là một dụ ngôn hết sức ngắn
như một câu tục ngữ. Chúng ta lưu ý thể nghi
vấn của dụ ngôn ấy: Đức Giêsu không trả
lời thay chúng ta. Người khêu gợi ý thức của
chúng ta. Trong đoạn văn song song của Thánh Mát-thêu: nhận
xét này dùng để cảnh giác chống lại: Người
Biệt Phái, họ tự hào "hướng dẫn" những
người khác nhưng lại là những "người
mù " trước biến cố trọng đại của
Đức Giêsu.. Đấng. phát ngôn của Thiên Chúa (Mt 15,14;
Ga10, 40). Phần Luca, ngài nghĩ nhiều đến những
người đứng đầu các cộng đoàn Kitô hữu
mà ở nơi khác, ngài gọi là các "người hướng
dẫn" (Lc 22.26) "hégouménoi". Ở Đông Phương,
các Cha dòng đứng đầu tu viện luôn luôn được
gọi là các Hogoumènes.
Lời của Đức Giêsu về những
người "hướng dẫn mù” tự hào mình dẫn
dắt được những người khác có thể
được áp dụng cho tất cả chúng ta bởi vì
trong lãnh vực này hay trong lãnh vực khác, chúng ta đều
có trách nhiệm "hướng dẫn": một gia đình,
một xí nghiệp, một nhóm, một hiệp hội, một
đô thị. Trách nhiệm của tôi là gì? Tôi có trách nhiệm
với ai? Ai thuộc về tới? Tôi có khả năng không?
Tôi có sáng suốt không? Tôi có nhìn thấy rõ ràng không? Lạy
Chúa, con cầu xin Chúa cho tất cả những người
mà con có trách nhiệm. Xin Chúa giúp con tránh được các cạm
bẫy đó, những cái "hố" đó trên đường
đi của chúng con. Xin Chúa làm cho con nhìn thấy rõ.
Học trò không hơn thầy, có học hết
chứ cũng chỉ bằng thầy mà thôi.
Một dụ ngôn ngắn khác: thầy và trò. Để
được sáng suốt để trở nên một' "Người
hướng dẫn" tốt, một người phụ
trách tốt, phải được một ông thầy tốt
đào tạo. Trong việc đào tạo ở trường
Đại học, các nhà bác học danh tiếng nhất hôm
nay đều nói về các ông thầy "đỡ đầu”
của họ với lòng tôn kính và biết ơn; các ông thầy
đỡ đầu ấy đã hướng dẫn việc
học tập của họ cũng như khi họ làm luận
văn và khi họ gặp khó khăn trong công việc, họ
lại đến gặp các ông thầy ấy để tham
vấn. Cũng thế "Người thợ học việc"
phải tôn kính và biết ơn "thầy dạy nghề"
của mình.
Tuy nhiên ngày nay, người ta nhận thấy
một sự từ khước ông thầy, một sự
đề cao bệnh hoạn về tính chất không định
hướng trong sư phạm cũng như trong các thương
vụ. Thời thượng bây giờ là chia sẻ, giao lưu...
và người ta khó mà chấp nhận những bài giảng
của các bậc thầy, những bài thuyết giáo. Khía cạnh
tích cực của xu hướng này đang được
đánh giá: Đó là lúc nào cũng hoạt động hơn
và sự tham gia của cá nhân trong việc lãnh hội một
kiến thức nào đó. Nhưng khía cạnh tiêu cực của
việc từ chối ông thầy là một lòng kiêu ngạo,
một sự từ chối tiếp nhận mà trong thực
hành dẫn đến một thứ bình quân ở cấp
thấp (cào bằng xuống thấp).
Thật vậy không có chân lý hay khoa học nào
mà không được tiếp nhận. Điều đó
đúng với các chân lý khoa học, chúng chỉ phát triển
nhờ một thứ tuân theo thực tại, khuôn mình theo các
sự vật. Điều đó càng đúng hơn đối
với các chân lý đức tin vốn không phải để
chinh phục mà là để tiếp nhận. Khi điều
chủ yếu là tiếp nhận sự mạc khải thì học
trò không thể hơn thầy... mà chỉ có thể để
cho thầy đào tạo. Và Đức Giêsu tự giới
thiệu như vị thầy đó; Người biết
nhưng việc mà chúng ta không biết.
Nền văn minh của các sách vở in ấn
đã thay đổi sâu sắc tương quan "thầy
trò" bằng cách trí thức hóa tương quan ấy. Trong
những nền văn minh truyền khẩu, người
ta không thể học một mình, tiến bộ một mình,
nhưng chỉ tiếp xúc lâu dài với "ông Thầy",
nhà “hiền triết", "thầy guru”: Lúc đó, không
chỉ là sự truyền đạt kiến thức bằng
đầu óc nhưng là học tập một nghệ thuật
sống... mà không một cuốn sách nào có thể truyền đạt
được. Đức tin trước hết được
chuyển thông từ người này qua người khác. Còn
hơn cả mốt kiến thức, đó chính là một đời
sống. Đức Giêsu tự giới thiệu như “vị
thầy của sự sống": phải chăng tôi thường
tìm gặp Người? phải chăng tôi khao khát sự "đào
tạo" sống ấy mà Người đề nghị?
Tôi có là một "môn' đệ” chân chính không? Lạy Chúa,
xin giúp đỡ chúng con để con không nên bằng lòng với
những kiến thức lý thuyết về Tin Mừng, những
biết sống với Chúa ngày này qua ngày khác.
Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người
anh em, mà cái xà trong con mắt của chính mình thì lại không để
ý tới? Sao anh lại có thể nói với người anh
em: "Này anh, hãy để tôi lấy cái rác trong con mắt
anh ra", trong khi chính mình lại không thấy cái xà trong con
mắt của mình?
Chúa nhật vừa rồi, chúng ta đã nghe Đức
Giêsu nói với chúng ta đừng xét đoán đừng lên án.
Nhưng, khi người ta có trách nhiệm (và chúng ta đều
có trách nhiệm ở một số điểm) người
ta phải đưa ra những phán đoán, chỉnh, lý những
sai lầm, giúp đỡ những người khác thậm
chí nói trái ý họ và sẵn sàng xung đột với họ
nếu chúng ta nhận thấy có cả điều xấu.
Đó là bổn phận của trách nhiệm “cảnh cáo anh
em": “Nếu người anh em của anh trót phạm tội,
thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi"
(Mt 18,15; Lc17,3) Môn đệ của Đức Giêsu không thể
giữ sự trung lập trước một số hoàn cảnh
hay tình - thế.Những trong vai trò sửa chữa, chỉnh
lý, trong cuộc chiến đấu chống lại điều
ác Đức Giêsu cảnh giác chúng ta trước một cám
dỗ rất thường gặp: Chúng ta có nguy cơ phóng đại
điều xấu nơi những người khác và giảm
thiểu điều xấu trong chúng ta! Hình ảnh cái rác và
cái xà khó mà quên được và một Câu Chuyện giống
vậy thuộc Phương Đông làm cho câu chuyện chua
chát hơn. Lạy Chúa, xin Chúa giúp chúng con trước hết
phải trở nên đòi hỏi đối với chính mình,
phải sắng suốt đối với chính mình. Xin Chúa
giúp chúng con nhìn thấy trong những người khác điều
tích cực nhiều hơn đều tiêu cực.
Hỡi kẻ đạo đức giả! lấy
cái xà ra khỏi mắt ngươi trước đã, rồi
sẽ thấy rõ, để lấy cái rác trong con mắt người
anh em!
Đức Giêsu đối xử mạnh mẽ
với Người phóng đại cái rác trong con mắt người
anh em, như “kẻ đạo đức giả", trong
bản văn tiếng HyLạp là "upocritès:. Từ này dịch
ra tiếng Do Thái là "hanef", có nghĩa là "Con Người
có phán đoán sai lầm và không biết nhận ra chân lý, còn
quay lưng lại với Thiên Chúa". Theo Lu ca, Đức
Giêsu còn dùng từ ngữ mạnh mẽ đó trong hai lần
khác: "Những kẻ đạo đức giả kia,
sao các người lại không biết nhận xét những
dấu chỉ của thời đại" (Lc 12,56) "Những
kẻ đạo đức giả kia. Thế ngày Sabát ai
trong các ngươi không chăm sóc súc vật của mình...?"
(Lc 13,15). Từ ngữ còn mạnh hơn sự giả hình.
Dụ ngộn này về "cái xà và cái rác" đã trở
thành truyền thuyết. Tất cả chúng ta đều bị
cám dỗ mà xói rằng: "Quả đúng như thế mà!
"... Khi nghĩ về người khác. Nhưng một cách
chính xác, Đức Giêsu đòi hỏi chúng ta phải cáo giác
chính mình... Trước khi thay đổi xã hội, như người
ta nói, việc canh tân chính mình không phải là vô ích. Một lần
nữa, người ta phải ngạc nhiên mà thừa nhận
rằng Đức Giêsu ít khuyến cáo những “canh tân về
cơ' cấu” vốn chẳng thay đổi được
gì nếu lòng người không thay đổi.
Và chính Giáo Hội phải không ngừng canh tân
trước khi có ý định đổi thay thế giới.
Và mỗi Kitô hữu phải không ngừng hoán cải bản
thân trước khi hoán cải những người khác. Thay
vì "kết án", thay vì tuyên bố "rứt phép thông
công", thay vì mất thời gian để "xét đoán"...
Đức Giêsu mời gọi chúng ta biết khiêm nhượng
để cùng nhau tìm cách cải thiện và phải bắt đầu
từ chính mình.
Không có cây nào tốt mà lại sinh quả xấu,
cũng chẳng có cây nào xấu mà lại sinh quả tốt.
Thật vậy xem quả thì biết cây. Ở bụi gai, làm
sao bẻ được vả, trong bụi rậm, làm gì hái
được nho!
Đây là dụ ngôn cụ thể thứ tư.
Đức Giêsu là một người thực tế: người
ta phán đoán một con người theo hành động thực
tế của người ấy, như nhận xét một
cây theo quả, mà không theo những ý định hoặc lời
tuyên bố đẹp đẽ. Con người hiện đại
cũng có đặc tính quan tâm đến hiệu quả. Đức
Giêsu cũng thế. Nhưng Người nhấn mạnh để
cái bên ngoài phải tương ứng với cái bên trong.
Vì thế, người ta nhận ra người
môn đệ chân chính qua các hành động của người
ấy. Một lần nữa, chúng ta nhận ra rằng sự
phân biệt "lừng danh": "tín hữu không hành đạo"
chỉ là một ảo tưởng và một sự biện
minh dễ dãi.
Chính quả cho biết cây tốt hoặc có sâu...
sống hoặc có bệnh.
Chính những “hành động" cho biết
một người "tin" hay không... Yêu mến hay không...
hy vọng hay không. Và Tin Mừng của 'Luca 'tiếp tục
bằng những lời này mà sách kinh đã cắt quá sớm:
"Người tốt thì lấy ra cái tốt từ kho tàng
tốt của lòng mình, kẻ xấu thì lấy ra cái xấu
từ kho tàng xấu. Vì lòng có đầy, miệng mới nói
ra. "...Tại sao anh em gọi Thầy: "Lạy Chúa! Lạy
Chúa mà anh em không làm điều Thầy dạy?" Lạy
Chúa, xin giúp chúng con thực hành điều chúng con tin tưởng.
|